Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1027Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ
BÀI TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÔ CƠ 
Câu 1. Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: NaOH, H2SO4, HCl và NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là
	A. 3.	B. 1.	C. 0.	D. 2.
 Câu 2. Cho các phát biểu sau đây:
1.Không có nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron. 
2.Lớp ngoài cùng bền vững khi chứa tối đa số electron.
3.Lớp ngoài cùng bền vững khi phân lớp s chứa tối đa số electron. 
4.Nguyên tử luôn trung hòa điện nên tổng số electron luôn bằng tổng số hạt proton
5.Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
 Câu 3. Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là
	A. 7.	B. 8.	C. 6.	D. 9.
 Câu 4. Cho một mẫu quặng sắt (sau khi đã loại bỏ các tạp chất không chứa sắt) vào dung dịch HNO3 đặc nóng thấy thoát ra khí NO2 (duy nhất). Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch sau phản ứng không thấy có kết tủa. Quặng đã đem hòa tan thuộc loại:
	A. Xiđerit.	B. Manhetit.	C. Pirit.	D. Hematit.
 Câu 5. Có các phản ứng hóa học:
1.CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.	2.CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
3.Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.	4.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Phản ứng gây ra sự xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong hang động lần lượt là
	A. 2 và 4.	B. 2 và 3.	C. 1 và 3.	D. 1 và 4.
 Câu 6. Hiện tượng đã được mô tả không đúng là
	A. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng chanh sang màu da cam.
	B. Dẫn khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
	C. Đun nóng muối (NH4)2Cr2O7, muối phân hủy thành khí N2.
	D. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
 Câu 7. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2, O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu dùng:
	A. nước vôi trong và nước brom.	B. nước brom và tàn đóm cháy dở.
	C. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.	D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.
 Câu 8. Cho các thí nghiệm sau:
1. Để nước Javen trong không khí một thời gian dài.	2.Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
3.Bình nước vôi trong để ngoài không khí.	4.Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
5.Ngâm dây đồng trong bình đựng dung dịch HCl.	6. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng vào NaBr rắn.
Sô thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa khử là:
	A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
 Câu 9. Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây?
	A. Ngâm trong nước.	B. Bảo quản trong bính khí NH3. C. Ngâm trong etanol.	D. Ngâm trong dầu hỏa.
 Câu 10. Muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3?
	A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3.	B. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
	C. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2.	D. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.
 Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng sau: 
Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là:
	A. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.	B. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3.
	C. NH3, N2, NH4NO3, N2O.	D. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O.
 Câu 12. Hỗn hợp gồm a mol Na và b mol Al hòa tan hoàn toàn vào nước dư thu được dung dịch A. Nhỏ tiếp dung dịch chứa d mol HCl vào dung dịch A thu được c mol kết tủa. Giá trị lớn nhất của d là
	A. d = a + 3b - 3c.	B. d = a + 3b - c.	C. d = 2a + 3b - c.	D. d = 3a + 3b - c.
 Câu 13. Cho các phát biểu sau:
1.Nhiệt độ sôi của các halogen tăng dần theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2. 2.Các anion Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa màu trắng với Ag+, còn F- thì không.
3.Trong hợp chất OF2, nguyên tử oxi có số oxi hóa là +2. 4. Trong phân tử halogen X2, giữa hai nguyên tử halogen dùng chung với nhau 1 cặp electron.
Số phát biểu đúng là:
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
 Câu 14. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở nhiệt độ 1700C thì khí sinh ra có lẫn SO2. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được SO2 để thu C2H4 tinh khiết:
	A. dung dịch KMnO4.	B. dung dịch KOH.	C. dung dịch K2CO3.	D. dung dịch Br2.
 Câu 15. Nguyên tố R thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA của bảng HTTH. Công thức oxit cao nhất của R là
	A. R2O7.	B. R2O5.	C. R2O3.	D. R2O.
 Câu 16. Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A. Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4.	B. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3, NH3.
	C. H2SO4, CO2, NaHSO3, FeCl2, Cl2.	D. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3, Zn(OH)2.
 Câu 17. Thực hiện các thí nghiệm:
1.Nung AgNO3 rắn.	2.Nung Cu(NO3)2 rắn.	3.Điện phân NaCl nóng chảy.
4.Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.	5.Nung bột Al với bột MgO.	6. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm sinh ra kim loại là:
	A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 3.
 Câu 18. Để sản xuất nhôm, người ta dùng loại quặng nào sau đây?
	A. Criolit Na3AlF6.	B. Mica K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O. C. Boxit Al2O3.nH2O.	D. Đất sét Al2O3.2SiO2.
 Câu 19. Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Fe và Cu như sau:
1.Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O2 đun nóng.	2.Cho X vào lượng dư dung dịch HNO3 đặc nguội.
3.Cho X vào lượng dư dung dịch HCl đặc, nguội.	4.Cho X vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm mà Fe và Cu đều bị oxi hóa là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
 Câu 20. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. 	2. Cho dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4 đun nóng.
3. Nhiệt phân muối KNO3 với hiệu suất < 100%.	4.Thêm 2a mol NaOH vào a mol H3PO4.
Số thí nghiệm sau phản ứng cho 2 loại muối khác nhau là
	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
 Câu 21. X là một nguyên tố mà nguyên tử có 12 proton và Y là một nguyên tố có 9 proton. Công thức hợp chất hình thành giữa X và Y là
	A. X3Y.	B. XY3.	C. XY2.	D. X2Y.
 Câu 22. Cho sơ đồ phản ứng: K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 → K2SO4 + X + Y + H2O.
Biết Y là hợp chất của crom. Công thức của X và Y lần lượt là
	A. S và Cr(OH)3.	B. K2S và Cr2(SO4)3.	C. SO2 và Cr(OH)3.	D. S và Cr2(SO4)3.
 Câu 23. Cho các phản ứng sau:
1. H2S + O2 →	2. dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 (dư)	3. CaOCl2 + HCl đặc
4. Al + dung dịch NaOH.	5.F2 + H2O.	6. Na2S2O3 + dung dịch H2SO4.
7.H2O + Mg đun nóng.	8. CH3OH + CuO đun nóng.
Số phản ứng có thể tạo ra đơn chất là
	A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 8.
 Câu 24. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Hòa tan Fe2O3 bằng lượng dư HCl, sau đó thêm tiếp dung dịch KMnO4 vào dung dịch.
2. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2S2O3. 	3.Cho MnO2 vào dung dịch HCl.
4.Trộn hỗn hợp KNO3 với C sau đó đốt nóng hỗn hợp.	5.Cho dung dịch H2SO4 loãng vào NaBr khan.
6.Dẫn khí SO2 dư vào dung dịch Na2CO3.
Số trường hợp phản ứng tạo ra chất khí là
	A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 7.
 Câu 25. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta dùng biện pháp:
	A. cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.	B. cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong dư.
	C. cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl dư.	D. nén và làm lạnh hỗn hợp, khí NH3 hóa lỏng.
 Câu 26. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2. Phần 2: tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Mối liên hệ giữa x và y là
	A. y = 2x.	B. x = 2y.	C. x = y.	D. x = 4y.
 Câu 27. Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là
	A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
 Câu 28. Trường hợp nào dưới đây, hỗn hợp rắn không bị hòa tan hết (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
	A. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl.
	B. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Cu vào dung dịch HCl dư.
	C. Cho hỗn hợp chứa 0,15 mol K và 0,1 mol Al vào nước.
	D. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu và 0,1 mol Ag vào dung dịch HNO3 đặc chứa 0,5 mol HNO3.
 Câu 29. Cho các phát biểu sau: 1. SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.	2.SO3 tan vô hạn trong H2SO4.
3.Phân tử SO2 không phân cực.	4. KMnO4 và KClO3 được dùng để điều chế oxi vì có tính oxi hóa mạnh.
5.SiO2 tan dễ trong kiềm nóng chảy và đẩy được CO2 ra khỏi muối.
6.Silic có các số oxi hóa đặc trưng là 0, +2, +4, -4.	7.Cát trắng có thành phần chính là SiO2.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
 Câu 30. Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là
	A. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3.	B. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.
	C. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.	D. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.
 Câu 31. Cho các phản ứng sau:
1.HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.	2.HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
3.HCl + HNO3 → NO2 + Cl2 + H2O	4.HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
 Câu 32. Cho các phát biểu sau:
1.Chất béo còn có tên gọi khác là triglixerit hay triaxylglixerol.
2.Trong các HX (X là halogen) thì HF có tính khử yếu nhất.
3.Bón nhiều phân đạm sẽ làm đất bị chua.
4. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là crom.
Số phát biểu đúng là
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_ly_thuyet_vo_co.doc