Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Fe và hợp chất

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 442Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Fe và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Fe và hợp chất
BÀI TẬP Fe VÀ HỢP CHẤT – NANG CAO- 12A2 CN
Câu 1. Cho hỗn hợp X gồm 11,6 gam Fe3O4 và 3,2 gam Cu hòa tan hoàn toàn vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 73,6 	B. 16,2 	C. 68,2 	D. 57,4
Câu 2. Điện phân với điện cực trơ 500 ml dung dịch CuSO4 aM đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt thì dừng điện phân. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Giá trị của a là :
	A. 0,4M B. 1,8M 	 C. 1,6M D. 3,6M
Câu 3. Hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hòa tan hết X vào dung dịch Y gồm HCl, H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ V lít dung dịch Cu(NO3)2 1M vào Z đến khi ngừng thoát khí NO thì dừng lại. Giá trị của V đã dùng là
	A. 0,25 lít B. 0,05 lít C. 0,5 lít D. 0,025 lít
Câu 4. Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe3O4. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít SO2 (đktc) và dung dịch có chứa 72 gam muối sunfat. Xác định m?
 A. 25,6	B. 28,8	C. 27,2	D. 26,4
Câu 5: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất.	B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất.	D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
Câu 6: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?
A. 9,43.	B. 11,5.	C. 9,2.	D. 10,35.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Hg2S và 0,04 mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, đun nóng, chỉ thu các muối sunfat kim loại có hóa trị cao nhất và có khí V lít NO2 thoát ra(ĐKTC). Trị số của V là:
A. 2,24 lít	B. 8,96 lít	C. 17,92 lít	D. 20,16 lít
Câu 8: Hoà tan 5.4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 10.95	B. 13.20	C. 15.20	D. 13.80
Câu 9: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10.44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4.368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn). Giá trị của m là
A. 24	B. 10.8	C. 12	D. 16
Câu 10: Hòa tan hết 6,08 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,792 lít NO (đktc). Thêm từ từ 2,88 gam bột Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :
A. 4,96 gam	B. 3,84 gam	C. 6,4 gam	D. 4,4 gam
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
A. 24 gam	B. 27 gam	C. 30 gam	D. 36 gam
Câu 12: Cho 8,4 gam Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 35,2 gam	B. 22,8 gam	C. 27,6 gam	D. 30 gam
Câu 13: Cho 22,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với H2 dư, nóng. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y, cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 84,7 gam muối. % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 50,80%	B. 49,21%	C. 49,12%	D. 50,88%
Câu 14: Hoà tan bột Fe vào 200ml dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có tỉ lệ mol (2:1) và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là
	A. 126 gam.	B. 75 gam.	C. 120,4 gam.	D. 70,4 gam.
Câu 15: Cho 11,6 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí (CO2, NO) và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thì hoà tan tối đa được bao nhiêu gam bột Cu (biết có khí NO bay ra)
A. 16 gam	B. 48 gam	C. 32 gam	D. 28,8 gam
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 74 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 178 gam muối sunfat. Nếu cũng cho 74 gam hỗn hợp X trên phản ứng với lượng dư khí CO ở nhiệt độ cao và dẫn sản phẩm khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng (gam) kết tủa tạo thành là bao nhiêu? (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 240	B. 130	C. 180	D. 150
Câu 17: Đem nung nóng một lượng quặng hematit (có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ vào bình đựng lượng dư xút thì thấy khối lượng bình tăng 52,8 g. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong dư HNO3 loãng thì thu được 387,2 g muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 trong quặng là:
A. 60%	B. 40%	C. 20%	D. 80%
Câu 18: Cho m g FexOy tác dụng với CO được 5,76 gam hỗn hợp các chất rắn và hỗn hợp gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp hai khí trên hấp thụ vào lượng nước vôi trong có dư thì thu được 4 gam kết tủa. Đem hòa tan hết 5,76 gam các chất rắn trên bằng dung dịch HNO3 loãng thì có NO và thu được 19,36 gam một muối duy nhất. Trị số của m và công thức FexOy là:
A. 6,4; Fe3O4	B. 9,28; Fe2O3	C. 9,28; FeO	D. 6,4; Fe2O3
Câu 19: Cho 19,5 gam bột kim loại kẽm vào 250 mL dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khôi lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: 
 A. 9,8 gam	 B. 8,4 gam	 C. 11,2 gam	D. 11,375 gam
Câu 20: Đem nung 116 gam quặng Xiđerit (chứa FeCO3 và tạp chất trơ) trong không khí (coi như chỉ gồm oxi và nitơ) cho đến khối lượng không đổi. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng hấp thụ vào bình đựng dung dịch nước vôi có hòa tan 0,4 mol Ca(OH)2, trong bình có tạo 20 gam kết tủa. Nếu đun nóng phần dung dịch, sau khi lọc kết tủa, thì thấy có xuất hiện thêm kết tủa nữa. Hàm lượng (Phần trăm khối lượng) FeCO3 có trong quặng Xiđerit là: 
 A. 60%	 B. 80%	 C. 50%	D. 90%
Câu 21: 44,08 gam một oxit sắt FexOy được hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịchA. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, thu được kết tủa. Đem nung lượng kết tủa này ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi, thu được một oxit kim loại. Dùng H2 để khử hết lượng oxit này thì thu được 31,92 gam chất rắn là một kim loại. FexOy là:
 A. FeO B. Số liệu cho không thích hợp C. Fe3O4 D. Fe2O3
Câu 22: Nung hỗn hợp X gồm FeO, CuO, MgO và Al ở nhiệt độ cao, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cho phần rắn vào dung dịch NaOH dư thấy có khí H2 bay ra và chất rắn không tan Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Tổng số phản ứng đã xảy ra là
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 23: Cho 77,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 725 ml H2SO4 2M loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 193,1 gam muối sunfat trung hòa và 7,84 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với He là 4,5. 
Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây
	A. 12.5.	B. 12	C. 14 .	D. 20
Câu 24: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y .Cho dung dịch AgNO3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa . Giá trị của V và m lần lượt là:
 A. 290 và 83,23 	B. 260 và 102,7	C. 290 và 104,83 	D. 260 và 74,62 
Câu 25: Hỗn hợp X gồm CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 46,6.	B. 55,9.	C.57,6. 	D. 61,0.
Câu 26: Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là:
A. 32,96.	B. 9,92.	C. 30,72.	D.	15,68.
Câu 27: Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). 
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc). No là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất?
	A. 24,0 	B. 30,8	C. 28,2	D. 26,4
Câu 28: Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm 2 phần. 
- Phần 1: có khối lượng m1 gam, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2. 
- Phần 2: có khối lượng m2 gam, cho tác dụng hết với HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2 – m1 = 32,8. 
Giá trị của m bằng:
A. 1,74 gam hoặc 6,33 gam B. 33,6 gam hoặc 47,1 gam C. 17,4 gam hoặc 63,3 gam	D. 3,36 gam hoặc 4,71 gam
Câu 29: Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 116,89.	B. 118,64.	C. 116,31.	D. 117,39.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 60,272.	B. 51,242.	C. 46,888.	D. 62,124.
Câu 31: Cho 12,55 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19:1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,37 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,2 %.	B. 40,63 %.	C. 20,3 %.	D. 12,19 %.
Câu 32: Trộn 10,17g hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64g FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41g muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chưa 0,01 mol H2. Thêm NaOH và Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần vừa đủ 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 11,5g chất rắn. Giá trị m gần nhất là 
	A. 2,7	B. 3,2	C. 3,4	D. 2,5
Câu 33: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:
 A. Al và AgCl	B. Fe và AgCl	C. Cu và AgBr	D. Fe và AgF
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3, và t mol Fe3O4) trong dung dịch HCl không thấy khí có khí bay ra khỏi khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất
 A. x + y = 2z + 2t	B. x + y = z + t	C. x + y = 2z + 2t	D. x + y = 2z + 3t
Câu 35: Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng được 111,46 gam sunfat và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (một khí không màu hóa nâu ngoài không khí).Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây ?
 A. 31,28	B. 10,8	C. 28,15	D. 25,51

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_fe_va_hop_chat.docx