Phương pháp tăng giảm khối lượng trong Hóa học

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2462Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp tăng giảm khối lượng trong Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp tăng giảm khối lượng trong Hóa học
Phương pháp tăng giảm khối lượng
1. Các dạng toán thường gặp
Bài toán 1: Bài toán kim loại+ axit (hoặc chất có nhóm OH linh động) à muối + H2
2M + 2nHX à 2MXn + nH2 (l)
2M + nH2SO4 à M2(SO4)n + nH2 (2)
2R(OH)n + 2nNa à 2R(ONa)n + nH2 (3)
Từ (l), (2) ta thấy: khối lượng kim loại giảm vì đã tan vào dung dịch dưới dạng ion, nhưng nếu
cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được sẽ tăng lên so với khối lượng
kim loại ban đầu, nguyên nhân là do có anion gôc axit thêm vào.
Từ (3) ta thấy: khi chuyển 1 một Na vào trong muối sẽ giải phóng 0,5 mol H2 tương ứng với sự
tăng khối lượng là Dm­ tăng= MRO. Do đó, khi biết số mol H2 và Dm­ tăng => R.
Thí dụ: Cho m gam ancol đơn chức X vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 0,1 mol H2 và
Khối lượng bình tăng 6,2gam. Xác định CTPT của X. 
Bài giải: 
Theo (3), với n = 1 : 1 mol Na à 1 mol R- ONa
à 0,5 mol H2: Dm tăng = MRO
0,1 mol H2: Dm tăng= 6,2gam
RO = 31à R = 15 (CH3) àX là CH3OH
Bài toán 2: Bài toán nhiệt luyện
Oxit (X) + CO (hoặc H2) à Rắn (Y) + CO2(hoặc H2O)
Ta thấy: Dù không xác định được Y gồm những chất gì nhưng ta luôn có vì oxi bị tách ra khỏi oxit và thêm vào CO (Hoặc H2) tạo CO2 hoặc H2O nên
Khối lượng giảm = mx - my à no = khối lượng giảm16 = nCO = nCO2 (hoặc nH2 = nH2O)
Bài toán 3: Bài toán kim loại + dung dịch muối: nA + mBn+ ® nAm+ + mB¯
Ta thấy: Độ tăng (giảm) khối lượng của kim loại chính là độ giảm (tăng) của khối lượng muối (vì manion = const) .
Chú ý: coi như toàn bộ kim loại thoát ra là bám hết lên thanh kim loại nhúng vào dung dịch muối.
Bài toán 4: Bài toán chuyển muối này sang muối khác.
Khối lượng muối thu được có thể tăng hoặc giảm, do sự thay thế anion gốc axit này bằng gốc anion gốc axit khác, sự thay thế này luôn tuân theo quy tắc hóa trị (nếu hóa trị của nguyên tố kim loại không thay đổi).
Từ 1 mol CaCO3 ® CaCl2: Dm­ = 71 - 60 = 11
(Cứ 1 mol CO32- hóa trị 2 phải thay thế bằng 2 mol Cl- hóa trị 1)
Từ 1mol CaBr2 à 2mol AgBr: Dm­ = 2. 108 - 40 = 176
(Cứ 1mol Ca2+ hóa trị 2 phải thay thế bằng 2 mol Ag+ hóa trị 1)
Bài toán 5: Bài toán chuyển oxit thành muối:
MxOy à MxCl2y (Cứ 1mol O2- được thay thế bằng 2 mol Cl-)
MxOy à Mx(SO4)y (Cứ 1 mol O2- được thay thế bằng 1 mol SO42-)
Chú ý: Điều này chỉ đúng khi kim loại không thay đổi hóa trị.
Bài toán 6: Bài toán phản ứng este hóa:
RCOOH + HO – R’ « RCOOR’ + H2O
meste < m muối: Dm tăng = mmuối– meste
meste > m muối : Dm giảm = meste – m muối
2. các bước giải bài tập
Xác định đúng mối quan hệ tỉ lệ giữa chất cần tìm và chất đã biết dựa vào định luật bảo toàn khối lượng và định luật bảo toàn số mol nguyên tố
Lập sơ đồ chuyển hóa của các chất
Xem xét sự tăng giảm khối lượng của các chất
Lập phương trình để giải
Câu 1: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Tính % khối lượng các chất trong A. 
A. %m BaCO3= 50%, %mCaCO3 = 50%. 
B. %m BaCO3= 50,38%, %mCaCO3 =49,62%. 
C. %m BaCO3= 49,62%, %mCaCO3 = 50,38%. 
 	D. Không xác định được.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị (I) và một muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? 
A. 26,0 gam. 	B. 28,0 gam.	 C. 26,8 gam. 	D. 28,6 gam.
Câu 3: Cho 3,0 gam một axit no, đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. CTPT của A là 
A. HCOOH 	B. C3H7COOH	C. CH3COOH 	D. C2H5COOH.
Câu 4: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu. 
0,08 mol. 	B. 0,06 mol. 	C. 0,03 mol. 	D. 0,055 mol.
Câu 5: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị (II) là kim loại nào sau đây? 
Pb. 	B. Cd. 	C. Al. 	D. Sn.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là 
 A. 29,25 gam. 	B. 58,5 gam. 	 C. 17,55 gam. 	D. 23,4 gam.
Câu 7: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là 
3,24 gam. 	B. 2,28 gam. 	C. 17,28 gam. 	D. 24,12 gam.
Câu 8: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là 
 A. 12,8 gam; 32 gam. 	B. 64 gam; 25,6 gam. 
 C. 32 gam; 12,8 gam. 	D. 25,6 gam; 64 gam.
Câu 9: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CH−COOH. 	B. CH3COOH. 	 
C. HC≡C−COOH. 	D. CH3−CH2−COOH.
Câu 10: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối lượng thanh kẽm ban đầu. 
60 gam. 	B. 70 gam. 	C. 80 gam.	 D. 90 gam.
Câu 11: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. xác định công thức của muối XCl3. 
FeCl3. 	B. AlCl3. 	C. CrCl3. 	D. Không xác định.
Câu 12: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Xác định phần trăm khối lượng của mỗi chất tương ứng trong hỗn hợp ban đầu. 
 A. 15,4% và 84,6%. 	B. 22,4% và 77,6%. 	C. 16% và 84%. 	D. 24% và 76%.
Câu 13: Cho 115 gam hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là 
142 gam. 	B. 126 gam. 	C. 141 gam. 	D. 132 gam.
Câu 14: Khi oxi hoá hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức anđehit là 
A. HCHO. 	B. C2H3CHO. 	 C. C2H5CHO. D. CH3CHO. 
Câu 15: xi hoá m gam X gồm CH3CHO, C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có xúc tác, sản phẩm thu được sau phản ứng gồm 3 axit có khối lượng (m + 3,2) gam. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là 
A. 10,8 gam 	B. 21,6 gam 	C. 32,4 gam 	 D. 43,2 gam
Câu 16: Cho 3,74 gam hỗn hợp 4 axit, đơn chức tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thì thu được 5,06 gam muối. Giá trị của V lít là: 
 A. 0,224 	B. 0,448. 	C. 1,344. 	D. 0,672
Câu 17: Cho 2,02 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với Na được 3,12 gam muối khan. Công thức phân tử của hai ancol là : 
A. CH3OH, C2H5OH. 	B. C2H5OH, C3H7OH. 
 C. C3H7OH, C4H9OH. 	D. C4H9OH, C5H11OH.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các este no, đơn nhức, mạch hở. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,55 gam. Khối lượng kết tủa thu được là: 
A. 2,5 gam. 	B. 4,925 gam. 	C. 6,94 gam. 	D. 3.52 gam.
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là: 
A. 90,28% 	 B. 85,30% 	C. 82,20% 	D. 12,67%
Câu 20: Cho 4,48 lít CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao một thời gian, sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng bé hơn 1,6gam so với khối lượng FeO ban đầu. Khối lượng Fe thu được và % thể tích CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt là: 
A. 5,6gam; 40% 	B. 2,8gam; 25%	 C. 5,6gam; 50% C. 11,2gam; 60%
Câu 21: Cho 5,90 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là: 
A. 5. 	 B. 4. 	 C. 2. 	D. 3.
Câu 22: Trong phân tử amino axit X có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là 
A. H2NC3H6COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	
C. H2NC2H4COOH. 	D. H2NC4H8COOH.
Câu 23: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,30 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là: 
A. 10,12 gam. 	B. 6,48 gam. 	C. 16,20 gam. 	 D. 8,10 gam.
Câu 24: Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 55,4 gam hỗn hợp bột CuO, MgO, ZnO, Fe3O4 đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại một lượng chất rắn có khối lượng là 
 A. 48,2 gam. 	B. 36,5 gam. 	 C. 27,9 gam 	D. 40,2 gam
Câu 25: Nhiệt phân a gam Zn(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm đi 2,700 gam (hiệu suất phản ứng là 60%). Giá trị a là 
 A. 4,725 gam. 	B. 2,835 gam. 	 C. 7,785 gam. 	D. 7.875 gam.
Câu 26: Cho 3,06 gam hỗn hợp K2CO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 3,39 gam muối khan. Giá trị V (lít) là: 
 A. 0,224 	B. 0,448 	C. 0,336 	 D. 0,672.
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M vừa đủ. Sau phản ứng hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là 
A. 7,71 gam. 	B. 6,91 gam. 	C. 7,61 gam. 	D. 6,81 gam.
Câu 28: Cho 26,80 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 6,72 lít khí (đktc). Sau phản ứng cô cạn được a gam muối khan. Giá trị của a gam là: 
A. 34,45. 	B. 20,15. 	C. 19,15. 	 D. 19,45.
Câu 29: Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp gồm CO và H2 qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp FeO, Al2O3 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu 2 gam. Giá trị của V lít là 
A. 2,80. 	B. 5,60. 	C. 0,28. 	 D. 0,56
Câu 30: Dẫn V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 750ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm 5,45 gam và được hỗn hợp 2 muối. Giá trị V lít là 
A. l,68. 	B. 2,24. 	 C. 1,12. 	D. 3,36.
Câu 31: Khi oxi hoá hoàn toàn 2,2 gam một andehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng.
Công thức andehit là
A. HCHO. 	B. C2H3CHO. 	C. C2H5CHO. 	D. CH3CHO.
Câu 32: Oxi hoá m gam X gồm CH3CHO, C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có xúc tác, sản phẩm
thu được sau phản ứng gồm 3 axit có khối lượng (m + 3,2) gam. Cho m gam X tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 10,8 gam 	B. 21,6 gam 	C. 32,4 gam 	D. 43,2 gam
Câu 33: Cho 3,74 gam hỗn hợp 4 axit, đơn chức tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được V lít khí CO2 (dktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thì thu được 5,06 gam muối. Giá trị của V lít là:
A. 0,224 	B. 0,448. 	C. 1,344. 	D. 0,672
Câu 34: Cho 2,02 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với Na
Được 3,12 gam muối khan. Công thức phân tử của hai ancol là :
A. CH3OH, C2H5OH. 	B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH. 	D. C4H9OH, C5H11OH.
Câu 35: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600ml dung dịch NaOH 0,10M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là:
A. 8,64 gam. 	B. 6,84 gam. 	C. 4,90 gam. 	D. 6,80 gam.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam các este no, đơn chức mạch hở. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,55 gam. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 2,5 gam.	 B. 4,925 gam. 	C. 6,94 gam. 	D. 3.52 gam.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
A. 90,28% 	B. 85,30% 	C. 82,20% 	D. 12,67%
Câu 38: Cho 4,48 lít CO (dktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ caomootj thời gian, sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng bé hơn 1,6gam so với khối lượng FeO ban đầu. Khối lượng Fe thu được và % thể tích CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt là:
A. 5,6gam; 40% 	B. 2,8gam; 25%	C. 5,6gam; 50% 	C. 11,2gam; 60%
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam chât hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy gồm 4,48 lít CO2 (dktc) và 3,60 gam H2O. Nếu cho 4,40 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 4,80 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. etyl propionat. 	B. metyl propionat
C. isopropyl axetat.	 D. etyl axetat.
Câu 40: Cho 3,06 gam hỗn hợp K2CO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được V lít khí (dktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 3,39 gam muối khan. Giá trị V (lít) là:
A. 0,224 	B. 0,448 	C. 0,336 	D. 0,672.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong_phap_tang_giam_khoi_luong_cuc_hay.doc