Bài tập Hóa: Dạng bảng biểu

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1912Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa: Dạng bảng biểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hóa: Dạng bảng biểu
 TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015-2016 
THPT LỤC NAM BẮC GIANG (chỉnh 27/06/2016) 
 BÀI TẬP HÓA DẠNG BẢNG BIỂU 
Kiến thức cần nắm:
 - Nắm vững tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan...) của các chất.
 - Nắm vững tính chất hóa học của các chất.
 - So sánh lực axit, lực bazơ của các axit, bazơ. Sự biến đổi giá trị của pH và nồng độ ion H+, OH-.
Các ví dụ:
Ví dụ 1: Câu 1: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOC2H5, CH3CH2OH, CH3COOH, HCOOCH3 và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi
32oC
77oC
118oC
78,3oC
 Nhận xét nào sau đây đúng ?
	A. X là CH3COOC2H5.	 B. Z là CH3COOH. 
 C. T là HCOOCH3.	 D. Y là CH3CH2OH.
Giải: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần:
 HCOOCH3 < CH3COOC2H5 < CH3CH2OH < CH3COOH
 Loại chất: este (2C)- X este (3C)- Y ancol- T axit- Z
Ví dụ 2: So sánh nhiệt độ sôi của các axit: Chuyên Vinh lần 1)-Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau: 
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (oC)
100,5
118,0
249,0
141,3
Nhận xét nào sau đây là đúng ? 
 A. Y là C6H5COOH. B. T là C2H5COOH. 
 C. X là CH3COOH. D. Z là HCOOH.
Giải: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các axit theo chiều tăng dần (M tăng):
 HCOOH < CH3COOH < C2H5COOH < C6H5COOH 
 X Y T Z
Ví dụ 3: So sánh pH các axit: (THPT Nguyễn Du)-Câu 34: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: HCOOH, CH3COOH, HCl, C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 25oC đo được như sau:
Chất
X
Y
Z
T
pH
6,48
3,22
2,00
3,45
 Nhận xét nào sau đây đúng ?
 A. T tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3. 
 B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.
 C. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. 
 D. Z tạo kết tủa trắng với nước brom.
Giải: Sắp xếp các chất theo chiều lực axit tăng, [H+] tăng,
 pH của dung dịch các chất giảm theo chiều từ trái qua phải:
 Lực axit tăng: C6H5OH < CH3COOH < HCOOH < HCl
 axit rất yếu axit yếu axit yếu axit mạnh
 pH giảm: C6H5OH > CH3COOH > HCOOH > HCl
 X T Y Z
Ví dụ 4: (T3-tr48 2.KB-14)Câu 39: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
 Chất
X
Y
Z
T
 Nhiệt độ sôi (oC)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
6,48
7,82
10,81
10,12
 Nhận xét nào sau đây đúng?
	A. Y là C6H5OH.	 B. Z là CH3NH2.	 C. T là C6H5NH2.	 D. X là NH3.
Giải: Sắp xếp các chất theo chiều lực bazơ tăng, [OH-] tăng, 
 pH tăng theo chiều từ trái qua phải:
 C6H5OH (phenol) < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2
 axit yếu- X Y T Z
Ví dụ 5: Câu *: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glixerol, glucozơ, axit axetic, axit fomic. 
 Bảng dưới đây ghi lại các hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước:
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
NaHCO3
Sủi bọt khí
Không phản ứng
Không phản ứng
Sủi bọt khí
Cu(OH)2
Hòa tan
Hòa tan
Hòa tan
Hòa tan
AgNO3/NH3, to
Không tráng gương
Có tráng gương
Không tráng gương
Có tráng gương
Phát biểu đúng là
A. X có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của T.
B. Y tác dụng với H2 (Ni, to) tạo sobitol.
C. Z là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực.	
D. Có thể điều chế T từ C2H5OH bằng phương pháp lên men giấm.
Giải: - Axit + NaHCO3 ® CO2­ Þ T là HCOOH (có phản ứng tráng gương), X là CH3COOH.
 - Có phản ứng tráng gương Þ Y là glucozơ và Z là glixerol.
Ví dụ 6: (Chuyên Vĩnh Phúc-2015) Câu 23: Cho X, Y, Z là các chất khác nhau trong số ba chất: Phenol, ancol etylic, glyxin. Các tính chất được trình bày trong bảng sau:
Chất
Nhiệt độ sôi
(OC)
Nhiệt độ nóng chảy
(OC)
Độ tan g/100g nước
20OC
80OC
X
181,7
43
8,3
¥
Y
Phân hủy trước khi sôi
248
23
60
Z
78,3
-114
¥
¥
X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây:
A. Phenol, ancol etylic, glyxin.	
B. Phenol, glyxin, ancol etylic.
C. Glyxin, phenol, ancol etylic.	
D. Ancol etylic, glyxin, phenol.
(hoặc Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Z có tính lưỡng tính. 
B. X tác dụng được với dung dịch brom tạo kết tủa.
C. Y tác dụng được với NaOH, không tác dụng với HCl.
D. X tan ít trong Z.)
Giải: Sắp xếp các chất theo chiều nhiệt độ nóng chảy tăng dần: 
 C2H5OH < C6H5OH < H2N-CH2COOH
 Loại chất: ancol- Z phenol-X amino axit- Y 
Ví dụ 7: (THPT Nguyễn Khuyến)Câu *: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Ancol metylic, anđehit fomic, axit fomic và metyl amin và các tính chất sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (0C)
64,7
-19
100,8
-33,4
pH (0,001M)
7,00
7,00
3,47
10,12
Nhận xét nào sau đây là đúng?
 A. T là CH3OH.	 B. Z là HCOOH.	 C. X là HCHO	. D. Y là NH3.
Giải: Sắp xếp các chất theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần: 
 CH3NH2 < HCHO < CH3OH < HCOOH
 Loại chất: amin anđehit ancol axit cacboxylic
 Môi trường: bazơ trung tính trung tính axit
 pH 10,12 7,00 7,00 3,47
 Chất T Y X Z
Ví dụ 8: (11-Chuyên Lê Quý Đôn Q.trị)-Câu 14: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau: 
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
dd Ca(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không có hiện tượng
Kết tủa trắng, có khí mùi khai
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X là dung dịch NaNO3.	B. T là dung dịch (NH4)2CO3
C. Y là dung dịch KHCO3	D. Z là dung dịch NH4NO3.
Giải: 
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
dd Ca(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không có hiện tượng
Kết tủa trắng, có khí mùi khai
Chọn chất
KHCO3
NH4NO3
NaNO3
(NH4)2CO3
Ví dụ 9: (THPT Quất Lâm-Nam Định)- Câu 5: Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của một vật dẫn. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho X, Y, Z, T là các kim loại trong số bốn kim loại sau: Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:
Kim loại 
X
Y
Z
T
Điện trở (Ωm)
2,82.10-8
1,72.10-8
1,00.10-7
1,59.10-8
Y là kim loại 
 A. Fe.	 B. Ag.	 C. Cu.	 D. Al.
Giải: Sắp xếp các kim loại theo chiều độ dẫn điện của kim loại giảm: 
 Ag > Cu > Al > Fe.
 Điện trở tăng dần: 1,59.10-8 < 1,72.10-8 < 2,82.10-8 < 1,00.10-7
 Kim loại: T Y X Z 
Ví dụ 10: Bảng dưới đây ghi lại thí nghiệm khi làm thí nghiệm với các kim loại X, Y, Z và T trong số bốn kim loại sau: bạc, magiê, nhôm, sắt.
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
dd NaOH
(-)
(-)
(+)
(-)
dd HCl
(+)
(+)
(+)
(-)
HNO3 đặc, nguội
(-)
(+)
(-)
(+)
 Dấu (+): Có phản ứng xảy ra, dấu (-): không có phản ứng.
 Các kim loại X, Y, Z và T lần lượt là
 A. Fe, Mg, Al, Ag. B. Fe, Mg, Ag, Al. 
 C. Mg, Al, Ag, Fe. D. Fe, Al, Mg, Ag.
Ví dụ 11: (Thi THPTQG-2015)- Câu 34: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q
 Chất
 Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Quỳ tím
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
không có kết tủa
Ag ¯
không có kết tủa
không có kết tủa
Ag ¯
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 không tan
Cu(OH)2 không tan
Nước brom
kết tủa trắng
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
	A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
	B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.
	C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
	D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
Giải: Chọn hai chất đầu tiên và cuối cùng, nhận xét hiện tượng đặc trưng, chọn đáp án thích hợp.
 - Chọn chất X + nước brom ® tạo kết tủa trắng Þ X có thể là C6H5OH (B) hoặc C6H5NH2 (C).
 - Chọn chất Q + AgNO3/NH3, đun nhẹ ® tạo Ag ¯ Þ Q là HCHO (B).
 Chọn đáp án B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.
Ví dụ 12: (Thanh Tường-Nghệ An)-Câu 31: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T:
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
NaOH
Có phản ứng
Có phản ứng
Không phản ứng
Có phản ứng
NaHCO3
Sủi bọt khí
Không phản ứng
Không phản ứng
Không phản ứng
Cu(OH)2
Hòa tan
Không phản ứng
Hòa tan
Không phản ứng
AgNO3/NH3
Không tráng gương
Có tráng gương
Tráng gương
Không phản ứng
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol.
B. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO
C. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol
D. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol.
Giải: - Chọn X là axit, không có phản ứng tráng gương Þ là axit CH3COOH (A và B).
 - Chọn T có phản ứng với NaOH Þ là phenol (C6H5OH) (A).
Ví dụ 13: Câu *: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin và các tính chất của các dung dịch được ghi trong bảng sau:
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
Quỳ tím
Hóa xanh
Không đổi màu
Không đổi màu
Hóa đỏ
Nước brom
Không có kết tủa
Kết tủa trắng
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Chất X, Y, Z vàT lần lượt là
A. Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin.	B. Anilin, glyxin, metylamin, axit glutamic.
C. Axit glutamic, metylamin, anilin, glyxin.	D. Metylamin, anilin, glyxin, axit glutamic.
Giải: - Chọn X làm xanh quỳ tím Þ là bazơ metylamin (CH3NH2) (D).
 - Chọn T làm đỏ quỳ tím Þ là axit glutamic (Glu) (D).
Ví dụ 14: (THPT Lê Quý Đôn)- Câu 2: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau trong điều kiện thích hợp: X, Y, Z, T và Q
 Chất
 Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Cu(OH)2/NaOH
tạo màu tím
tạo dung dịch màu xanh lam
tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng
tạo dung dịch màu xanh lam, đung nóng tạo kết tủa đỏ gạch
không có hiện tượng
 Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Protein, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, lipit.
B. Lipit, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, protein.
C. Protein, saccarozơ, lipit, fructozơ, anđehit fomic.
D. Protein, lipit, saccarozơ, glucơzơ, anđehit fomic.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_Hoa_dang_bang_bieu_co_bo_sungTHPTLuc_Nam.doc