Bài tập Hóa Chương 7: Hiđrocacbon thơm

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3569Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa Chương 7: Hiđrocacbon thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hóa Chương 7: Hiđrocacbon thơm
CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM
Câu 1. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 2. Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X (là chất lỏng ở điều kiện thường) thu được CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ 2:1. Công thức phân tử của X có thể có là công thức nào sau đây? 
A. C2H2 	B. C6H6	C. C4H4	D. C5H12 
Câu 3. Số liên kết và liên kết có trong phân tử benzen là:
6 và 3 	B. 12 và 3 	C. 6 và 6 	D. 12 và 6 
Câu 4. Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong O2; phản ứng cộng với Br2; phản ứng cộng với H2; phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Etan	B. Eten	C. Axetilen	D. Xiclopropan 
Câu 5. Chât cấu tạo như sau có tên gọi là gì? 
A. o-xilen. 	B. m-xilen. 	C. p-xilen. 	D. 1,5-đimetylbenzen.
Câu 6. Phản ứng cộng clo vào benzen cần có?
A. ánh sáng	B. xúc tác Ni hoặc Pt
C. ánh sáng, xúc tác Fe	D. ánh sáng, xúc tác Ni hoặc Pt
Câu 7. Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là:
A. 8 và 5. 	B. 5 và 8. 	C. 8 và 4. 	D. 4 và 8. 
Câu 8. A là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên là: (C3H4)n. Công thức phân tử của A là:
A. C3H4. 	B. C6H8. 	C. C9H12. 	D. C12H16. 
Câu 9. Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử (C3H4)n. X có công thức phân tử nào dưới đây?
A. C12H16	B. C9H12	 C. C15H20	D. C12H16 hoặc C15H20
CH=CH2
Câu 10. Tên gọi của: 
A. stiren	 	B. Vinyltoluen	 	C. Vinylbenzen	D. Stiren hoặc vinylbenzen
Câu 11. Tính chất nào sau đây không phải của ankyl benzen
A. Không màu sắc. 	B. Không mùi vị. 
C. Không tan trong nước. 	D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 12. Thuốc thử nào dưới đây có thể dùng để phân biệt các chất: benzen, toluen, stiren?
A. dung dịch KMnO4 loãng, lạnh	B. dung dịch brom
C. oxi không khí	D. dung dịch KMnO4, đun nóng 
Câu 13. Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?
A. metan và etan	B. toluen và stiren
 	C. etilen và propilen	D. etilen và stiren
Câu 14. Định nghĩa nào sau đây của hiđrocacbon thơm là đúng nhất.
A. Hiđrocacbon thơm là hiđrocacbon của benzen.
B. Hiđrocacbon thơm là những hiđrocacbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzen.
C. Hiđrocacbon thơm là hiđrocacbon chứa một vòng benzen.
D. Hiđrocacbon thơm là hiđrocacbon chứa nhiều vòng benzen và có mùi thơm.
CH=CH2
Câu 15. Cho một hiđrocacbon thơm X: 
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X không phải là đồng đẳng của benzen.
C6H5 – CH – CH3
 Cl
B. X thuộc đồng đẳng của benzen.
C. X tham gia phản ứng cộng HCl cho 
D. Cả A và C đúng.
Câu 16. Thực hiện phản ứng trùng hợp stiren thu được polime có tên gọi là:
A. polipropilen	B. polietilen	C. polivinylclorua	D. polistiren
Câu 17. Mục đích của crăckinh dầu mỏ là:
A. Tăng hàm lượng xăng	B. Điều chế khí hiđro
C. Điều chế polime	D. Điều chế hiđrocacbon no
Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng: A B E C2H2. Công thức phân tử của A là:
A. CH3COONa	B. C2H5OH	 	C. CaCO3	D. CaC2
Câu 19. Cho sơ đồ phản ứng: CH3COONa A B C hexacloran. Các chất A, B, C lần lượt là:
A. C2H2, CH4, C6H6	B. CH4, C2H2, C6H6
C. CH4, C2H4, C2H6	D. CH4, C2H4, C6H6
Câu 20. Crăckinh butan X + Y. Biết tỉ khối hơi của X so với Y bằng 2,625. X, Y lần lượt là:
A. C2H6 và C2H4	B. C3H6 và CH4 
C. C3H8 và CH4 	D. C4H4 và H2.
Câu 21. Cho benzen phản ứng với brom, xúc tác bột sắt thu được chất hữu cơ X. Vậy tên của X là:
A. hexacloran	B. o- brombenzen	
C. brombenzen	D. m- brombenzen
Câu 22. Cho toluen phản ứng với HNO3 đặc, xúc tác H2SO4 đặc thu được hỗn hợp sản phẩm X và Y. Vậy X, Y lần lượt là:
A. o-nitrotoluen và p-nitrotoluen 	B. o-nitrotoluen và m-nitrotoluen
C. p-nitrotoluen và m-nitrotoluen	D. nitrotoluen và m-nitrotoluen
Câu 23: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as). 	B. Benzen + H2 (Ni, p, to). 
C. Benzen + Br2 (dd). 	D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).
Câu 24. So với benzen, toluen + dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ): 
A. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluen và p – nitro toluen.	
B. Khó hơn, tạo ra o – nitro toluen và p – nitro toluen.
C. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluen và m – nitro toluen. 
D. Dễ hơn, tạo ra m – nitro toluen và p – nitro toluen.
Câu 25. Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ 
 A. benzen. 	B. metyl benzen. C. vinyl benzen. D. p-xilen.
Câu 26. Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. 	B. H2 ,Ni,to. 	C. dd KMnO4. 	D. dd NaOH. 
Câu 27. Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
 A. Brom (dd). 	 B. Br2 (Fe). 	C. KMnO4 (dd). 	D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd).
Câu 28. Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là: 
A. 15,654. 	B. 15,465. 	C. 15,546. 	D. 15,456.
Câu 29. Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và 30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C6H6 ; C7H8. 	B. C8H10 ; C9H12. 	C. C7H8 ; C9H12.	D. C9H12 ; C10H14. 
Câu 30. C7H8 có số đồng phân thơm là: 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_benzen_va_dong_dang.doc