Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách A. điện phân nóng chảy NaCl. B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007 Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008 Cho các phản ứng sau: (a) 4HCl + PbO2 ® PbCl2 + Cl2 + 2H2O. (b) HCl + NH4HCO3 ® NH4Cl + CO2 + H2O. (c) 2HCl + 2HNO3 ® 2NO2 + Cl2 + 2H2O. (d) 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009 Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, KOH. C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009 Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009 Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là A. 0,24M. B. 0,2M. C. 0,4M. D. 0,48M. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007 Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là A. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009 Câu 8. Clo tác dụng được với tất cả các chất ở dãy nào sau đây: A. H2, H2O, NaBr, Na. B. H2, Na, O2, Cu. C. H2, Cu, H2O, O2. D. H2O, Fe, N2, Al. Câu 9: Trong công nghiệp, người ta sản xuất I2 theo phản ứng có sơ đồ sau: NaI + NaNO2 + H2SO4 → I2 + NO + Na2SO4 + H2O. Lượng NaI cần dùng để sản xuất 12,7 kg iot (hiệu suất 50%) là A. 30 kg. B. 37,5 kg. C. 15 kg. D. 7,5 kg. Câu 10: Trong các chất HF, HCl, HBr và HI thì A. HF là axit mạnh nhất. B. HF được bảo quản và vận chuyển trong các lọ thuỷ tinh. C. HCl tan vô hạn trong nước. D. HI là axit mạnh nhất. Câu 11: Một trong các tác dụng của muối iốt là có tác dụng phòng bệnh bướu cổ. Thành phần của muối iốt là: A. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 B. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ I2 C. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HI D. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HIO3 Câu 12: Lấy 2,32 gam Fe3O4 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dụng dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Xác định m? A. 18,80 gam B. 17,34 gam C. 14,10 gam D. 19,88 gam Câu 13: Một lượng FeCl2 tác dụng được tối đa với 9,48 gam KMnO4 trong H2SO4 loãng dư thì thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam muối khan. Xác định m? A. 34,28 gam B. 45,48 gam C. 66,78 gam D. 20,00 gam Câu 14: Có các hóa chất : K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4, KClO3. Những hóa chất được sử dụng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là A. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, HClO. B. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, KClO3. C. K2Cr2O7, HCl, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4. D. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO. Câu 15: Cho các phát biểu sau: (1) Trong nhóm halogen, tính phi kim và độ âm điện giảm dần từ flo đến iot. (2) Các halogen đều có các trạng thái oxi hóa – 1, 0, +1, +3, + 5, +7. (3) Trong dãy axit không chứa oxi của halogen từ HF đến HI tính axit và tính khử đều tăng dần. (4) Các axit HX (X là halogen) thường được điều chế bằng cách cho muối NaX (rắn) tác dụng với H2SO4 (đặc), đun nóng. (5) Cho các dung dịch dịch muối NaX (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 đều thu được kết tủa AgX. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 16 (A-2010). Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7. Câu 17 (CĐ-2010). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo. D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. Câu 18(A-2011): Phát biểu nào sau đây là sai? A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. C. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. D. Tính khử của ion Br −lớn hơn tính khử của ion Cl− Câu 19: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là A. 0,10. B. 0,05. C. 0,02. D. 0,16. Câu 20(CĐ-2010): Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước. C. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo. D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Tài liệu đính kèm: