Câu 1. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, ancol anlylic, axit ađipic và hiđroquinon tác dụng với kali dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được tối đa là A. 20,16 lít. B. 13,44 lít. C. 40,32 lít. D. 49,28 lít. Câu 2. Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic Y và Z tác dụng hết với dung dịch NaHCO3 dư thu được a mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên cũng thu được a mol CO2. Tổng số nguyên tử cacbon trong 2 phân tử Y và Z là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 3. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần lực axit? A. CH3CH2COOH, CH2(Cl)CH2COOH, CH3CH(Cl)COOH, CH3CH(F)COOH. B. CH3CH2COOH, CH3CH(Cl)COOH, CH2(Cl)CH2COOH, CH3CH(F)COOH. C. CH3CH2COOH, CH3CH(F)COOH, CH3CH(Cl)COOH, CH2(Cl)CH2COOH . D. CH3CH(F)COOH,CH3CH(Cl)COOH, CH2(Cl)CH2COOH, CH3CH2COOH. Câu 4: Phản ứng nào chứng minh axit axetic có tính axit mạnh hơn tính axit của phenol? A. C6H5OH + NaOH ® C6H5ONa + H2O. B. CH3COOH + C6H5ONa ® CH3COONa + C6H5OH. C. 2CH3COOH + Ca ® (CH3COO)2Ca + H2. D CH3COONa + C6H5OH ® CH3COOH + C6H5ONa. Câu 5: Cho 27,4 gam hỗn hợp M gồm axit axetic và hai ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với 13,8 gam Na thu được 40,65 gam chất rắn. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng với dung dịch NaHCO3 (dư), kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức của hai ancol trong M là A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C7H15OH và C8H17OH. Câu 6: Cho m gam hỗn hợp M gồm hai axit X, Y (Y nhiều hơn X một nhóm -COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH tạo ra (m + 8,8) gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng kết thúc thu được 43,2 gam Ag và 13,8 gam muối amoni của axit hữu cơ. Công thức của Y và giá trị của m lần lượt là A. HOCO-CH2-COOH và 19,6. B. HOCO-CH2-COOH và 30,0. C. HOCO-COOH và 18,2. D. HOCO-COOH và 27,2. Câu 7: Hỗn hợp X gồm có C2H5OH. C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2( đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có x gam Ag kết tủa. Giá trị của x là A. 4,32 gam B. 2,16 gam C. 10,8 gam D. 8,64 gam Câu 8: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH ( tỉ lệ mol 1:1); hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH ( tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Khối lượng của este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este đều 75%) A. 11,4345 gam B. 10,89 gam C. 14,52 gam D. 11,616 gam Câu 9: Axit axetic tác dụng với ancol isopropylic theo phản ứng thuận nghịch: CH3COOH + C3H7OH CH3COOC3H7 + H2O Nếu ban đầu người ta cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1 mol ancol isopropylic thì cân bằng sẽ đạt được khi có 0,6 mol isopropyl axetat được tạo thành. Lúc đó người ta cho thêm 1 mol axit axetic vào hỗn hợp phản ứng, cân bằng sẽ bị phá vỡ và chuyển dịch đến trạng thái cân bằng mới. Ở trạng thái cân bằng mới, số mol ancol isopropylic là A. 0,22 mol. B. 1,22 mol. C. 0,78 mol. D. 0,18 mol. Câu 10) Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm axit đơn chức Y, mạch hở và ancol no, mạch hở Z, có cùng số nguyên tử cacbon cần vừa đủ 30,24 lit O2 (đktc), sau phản ứng thu được 26,88 lit CO2 (đktc) và 19,8 gam H2O. (biết số mol Y lớn hơn số mol Z). % khối lượng của Z trong X là A. 57,43%. B. 44,66 %. C. 42,57%. D. 38,78%. Câu 11) Cho 14,4 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml gồm KOH 0,32M và NaOH 0,48M. Cô cạn dung dịch thu được 28,64 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là A. C2H3COOH B. C3H5COOH C. HCOOH D. CH3COOH Câu 12. Công thức đơn giản nhất của một axit no đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là : A. C4H7 (COOH)3 B. HOC2H2COOH C. C2H5(COOH)2 D. C3H5(COOH)3 Câu 13: X là hỗn hợp gồm axit cacboxylic đơn chức A, ancol đơn chức B và este D tạo bởi A và B. Cho 0,25 mol X tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,18 mol KOH đun nóng, sau đó cô cạn được m gam ancol B và 19,8gam muối khan. Oxi hoá hết m gam B thành anđêhit, toàn bộ lượng anđêhit này tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 được 64,8 gam Ag. Khối lượng X đã dùng là: A. 16,20 gam B. 20,16 gam C. 16,60 gam D. 16,32 gam Caâu 14. Cho 3,38g hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với natri thấy thoát ra 672 ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch ta được hỗn hợp rắn Y. Khối lượng Y sẽ là: A. 4,04 gam B. 3,61 gam C. 4,36 gam D. 4,70 gam Caâu 15. Cho a gam hỗn hợp gồm HCHO , HCOOH tác dụng dd AgNO3 /NH3 dư thì có 54 gam Ag kết tủa. Nếu cho a gam hỗn hợp tác dụng Na2CO3 dư thì có 0,56 lit khí bay ra ở ĐKC. Giá trị của a là : A. 5,3 gam B. 7,6 gam C. 9,4 gam D. 12,7 gam Caâu 16. A,B là 2 axit đơn chức không no (1 liên kết C=C) đồng đẳng kế tiếp. Hỗn hợp X chứa A,B được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần I tác dụng vừa đủ với 0,5 lit dung dịch Br2 0,1M. Phần II đốt cháy cho ra 7,92 gam CO2. Xác định công thức và số mol của A ,B trong hỗn hợp X. A. 0,02mol C2H3-COOH, 0,03mol C3H5-COOH B. 0,03mol C2H3-COOH, 0,02mol C3H5COOH C. 0,04mol C2H3-COOH ,0,06 mol C3H5-COOH D. 0,06mol C2H3-COOH, 0,04mol C3H5COOH Câu 17: Cho phương trình. CH2 -CH=CH2 COOH + KMnO4 + H2SO4 → + CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng trong phương trình phản ứng trên là A. 47 B. 48. C. 46. D. 45. Câu 18. Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là A. CH3COOH, H% = 72%. B. CH2=CHCOOH, H%= 78%. C. CH3COOH, H% = 68%. D. CH2=CHCOOH, H% = 72%. Câu 19: Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 4,48 lít khí. - Phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 8,96 lít khí - Phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6 gam Ag. Các phản ứng của hỗn hợp X xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m và hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol etylic là A. 82,8 và 50% B. 96,8 và 42,86% C. 96 và 60% D. 124,2 và 33,33% Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp R gồm 1 andehit X và 1 axit cacboxylic Y (trong phân tử X hơn Y một nguyên tử cacbon) thu được 3,36 lít (đktc) CO2 và 1,8 gam nước. Khi cho 0,2 mol R tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị m là: A. 64,8. B. 86,4. C. 43,2. D. 32,4.
Tài liệu đính kèm: