Kiểm tra 1 tiết lần 4 – Kiểm tra thử Hóa Học 11 Trường THPT Lại Sơn

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2328Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết lần 4 – Kiểm tra thử Hóa Học 11 Trường THPT Lại Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết lần 4 – Kiểm tra thử Hóa Học 11 Trường THPT Lại Sơn
Sở GD - ĐT Tỉnh Kiên Giang	 Kiểm tra 1 tiết lần 4 – Kiểm tra thử
 Trường THPT Lại Sơn	 Hóa Học 11 
Câu 1. Công thức phân tử của ancol no, đơn chức, mạch hở là 
	A. CnH2n+1-OH.	B. CnH2n-2-OH.	C. CnH2n-1-OH.	D. CnH2n+2-OH. 
Câu 2. Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc, nóng ở điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 2,2857. Công thức phân tử của X là 
	A. C3H8O.	B. C4H8O.	C. C2H6O.	D. CH4O.
Câu 3. Oxi hóa ancol X bằng CuO, to thu được xeton đơn chức. X là:
	A. Ancol đơn chức. 	B. Ancol đơn chức bậc 2.
	C. Ancol đơn chức bậc 3.	D. Ancol no, đơn chức bậc 1.
Câu 4. X có công thức cấu tạo thu gọn: CH3CH2CH(CH3)CH2OH. Tên IUPAC của X là 
	A. 3-metylbutan-1-ol.	B. 2-metylbutan-2-ol.
	C. 3-metylbutan-2-ol.	D. 2-metylbutan-1-ol.
Câu 5. Chất nào sau đây bị oxi hóa tạo sản phẩm là anđehit?	
 A. (CH3)3COH	B. CH3-CHOH-CH3	C. CH2(OH)CH2-CH3	D. C6H4(OH)CH3
Câu 6. Trong số các đồng phân ancol của C5H12O, số đồng phân ancol bậc II là:
A. 3	 B. 4	 C. 5	 D. 2
Câu 7. Hợp chất hữu cơ X không tác dụng với dung dịch NaOH nhưng có tác dụng với dung dịch brom. X có thể là 
	A. phenol. 	B. stiren.	C. etan.	D. metanol.
Câu 8. Để phân biệt hai chất glixerol và etanol có thể dùng chất nào sau đây?
	A. Cu(OH)2.	B. NaOH.	C. HCl.	D. CuO.
Câu 9. Cho 45 gam axit axetic (CH3COOH) tác dụng với 69 gam ancol etylic thu được m gam este etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hóa là 60%. Giá trị của m là:
A. 79,2.	 B. 66.	 C. 110.	 D. 39,6.
Câu 10. Phản ứng nào dưới đây chứng minh phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic?
	A. 2C6H5OH + 2Na 2C6H5ONa + H2
	B. C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O
	C. C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3
	D. C6H5OH + 3Br2 C6H2OHBr3 + 3HBr
Câu 11. Etylen glicol có công thức là:
	A. HO-CH2-CH2-OH	B. CH3-CH2-CH2-OH
	C. HO-CH2-CH2-CH2-OH	D. HO-CH2-CHOH-CH2-OH
Câu 12. Phát biểu đúng là
	A. Phenol làm quỳ tím đổi thành màu đỏ.	B. Phenol phản ứng được với dung dịch HCl.
	C. Phenol phản ứng được với nước brom.	D. Phenol làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
Câu 13. Cho 9,6 gam một ancol đơn chức X tác dụng với Na (dư), thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tên của X là:
	A. ancol isopropylic.	B. ancol etylic.	
	C. ancol propylic.	D. ancol metylic.
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn một ancol no, đơn chức (X) thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Công thức của ancol (X) là
	A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Câu 15. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, C6H5CH3 (toluen), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen) CH2=CH-CH(OH)CH3. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là 
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 16. Cho 51,8 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na (dư) thu được 7,84 lit khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X là:
 A. C2H5OH. B. C3H7OH.	C. CH3OH.	D. C4H9OH
Câu 17. Đun nóng 6,9 gam một ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở 170oC thu được 4,2 gam anken. Công thức phân tử của X là
	A. C3H7OH.	B. CH3OH.	C. C2H5OH.	D. C4H9OH.
Câu 18. Hiện tượng xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch KMnO4 
	A. Dung dịch KMnO4 bị mất màu. 
	B. Dung dịch KMnO4 bị mất màu, xuất hiện kết tủa trắng.
	C. Dung dịch KMnO4 bị mất màu, xuất hiện kết tủa đen.
	D. Dung dịch KMnO4 không bị mất màu.
Câu 19. Cho 6,4 gam một ancol no tác dụng với một lượng vừa đủ kali tạo ra 14 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là 
	A. 3,36.	B. 1,12.	C. 2,24.	D. 4,48.
Câu 20. Số đồng phân ancol có công thức C3H7OH là:
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 21. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (A); HOCH2-CH2-CH2OH (B); HOCH2-CHOH-CH2OH (C); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (D); CH3-CHOH-CH2OH (E). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là:
	A. A, C, E.	B. C, D, E.	
	C. A, B, D, E.	D. A, C.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng? 
	A. Phenol phản ứng với nước brom xuất hiện kết tủa trắng.
	B. Hợp chất C6H5-OH thuộc loại ancol thơm.
	C. Dung dịch phenol trong nước không làm quỳ tím đổi màu.
	D. Ancol và phenol đều có thể tác dụng với Na sinh ra H2.
Câu 23. Ancol nào sau đây là ancol bậc I?
	A. CH3-CH(CH3)-CH2OH.	B. (CH3)3COH.	
	C. CH3-CHOH-CH3.	D. CH3-CH2-CHOH-CH3.	
Câu 24. Ankylbenzen X có phần trăm nguyên tố cacbon là 90%. Công thức phân tử của X là: 
	A. C6H6.	B. C8H10.	C. C9H12. 	D. C7H8.
Câu 25. X là một ancol đơn chức có %O = 21,62% về khối lượng. Công thức của X là:
	A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Câu 26. Hãy chọn câu phát biểu sai:
	A. Phenol phản ứng với dung dịch axit nitric tạo kết tủa vàng.
	B. Phenol có tính axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
	C. Phenol ít tan trong nước nóng.
	D. Phenol rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Câu 27. Cho các chất: (1) CH3OH, (2) C2H5OH, (3) C4H10, (4) C3H8. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
	A. (1).	B. (2).	C. (3).	D. (4).
Câu 28. Cho 11,7 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 6,9 gam Na, thu được 18,3 gam chất rắn. Hai ancol đó là: 
	A. C3H7OH, C4H9OH. 	B. C2H5OH, C3H7OH.	
	C. CH3OH, C2H5OH.	D. C3H5OH, C4H7OH.
Câu 29. Cho 29,9 gam ancol etylic tác dụng với một lượng vừa đủ kali tạo ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
	A. 7,28.	B. 14,56.	C. 10,08.	D. 12,32.
Câu 30. Thuốc thử để phân biệt ancol etylic và phenol là:
	A. Quỳ tím.	B. Dung dịch brom.	C. Dung dịch KMnO4	D. Cu(OH)2.
(Cho C=12, H=1, O=16, Na=23, K=39, Ca=40, Cu=64)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoa_11_chuong_ancol_phenol.doc