BÀI TẬP AMIN SANG THỨ 6 NGÀY 10/06/2016 LỚP 12C1 Câu 1: Anilin và phenol đều phản ứng với A. dd HCl. B. dd NaOH. C. dd Br2. D. dd NaCl. Câu 2: Cho sơ đồ: NH3 X Y Z. Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất Y và Z lần lượt là A. C2H5OH, HCHO B. C2H5OH, CH3CHO C. CH3OH, HCHO D. CH3OH, HCOOH Câu 3: Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là A. anilin, metyl amin, amoniac B. amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit C. anilin, amoniac, natri hidroxit D. metyl amin, amoniac, natri cacbonat. Câu 4. Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. dd HCl B. dd Br2. C. dd NaOH D. Quỳ tím Câu 5. Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p –crezol. Số chất phản ứng với NaOH là A. 3 B. 4 C. 5. D. 6 Câu 6. Để phân biệt các dd: CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO không thể dùng A. quỳ tím, dd Br2. B. Quỳ tím, AgNO3/NH3. C. dd Br2, phenolphtalein D. Quỳ tím, Na kim loại. Câu 7. Cho anilin tác dụng với các chất sau: dd Br2, H2, CH3I, dd HCl, dd NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 8. Cho các chất sau: (1) NH3; (2) CH3NH2; (3) (CH3)2NH; (4) C6H5NH2; (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là A. (4); (5); (1); (2); (3) B. (1); (4); (5); (2); (3) C. (5); (4); (1); (2); (3) D. (1); (5); (2); (3); (4) Câu 9. Chất X có CTPT là C3H7O2N có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dd Brom. Công thức của X là A. CH2=CH–COONH4. B. CH3CH(NH2)COOH. C. H2NCH2CH2COOH. D. CH3–CH2–CH2NO2. Câu 10. Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z) este của amino axit (T), dãy gồm các hợp chất đều phản ứng với NaOH và dd HCl là A. X, Z, T B. X, Y, T C. X, Y, Z D. Y, Z, T Câu 11. Trong các chất sau chất nào có liên kết peptit? A. alanin B. Protein C. Chất béo D. Glucozo Câu 12. Cho 0,1 mol A (α–amino axit) phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối. Chất A là A. Valin B. Phenyl alanin C. Alanin D. Glyxin Câu 13. Có 3 chất: butylamin, anilin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ là A. NH3 < C6H5NH2 < C4H9NH2. B. C6H5NH2 < NH3 < C4H9NH2. C. C4H9NH2 < NH3 < C6H5NH2. D. C4H9NH2 < C6H5NH2 < NH3. Câu 14. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,0M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là A. 16ml B. 32ml C. 160ml D. 320ml Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức, bậc 2, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Công thức cấu tạo của X là A. CH3–NH–CH3. B. CH3–NH–C2H5. C. CH3–CH2–CH2–NH2. D. C2H5–NH–C2H5. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được số mol nước gấp hai lần số mol CO2. Hai amin có công thức phân tử là A. C2H5NH2 và C3H7NH2. B. CH3NH2 và C2H5NH2. C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g một amin no đơn chức cần dùng 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức phân tử của amin đó là A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6g CO2 và 12,6g H2O và 69,44 lít N2. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và ôxi, trong đó oxi chiếm 20% thể tích. Các thể tích đo ở đktc. Amin X có công thức là A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 19. Cho X là hợp chất hữu cơ mạch hở, chứa các nguyên tố C, H, N, trong đó N chiếm 31,11% về khối lượng. X tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ 1 : 1. Số đồng phân của X là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20. Hợp chất Y là một amin đơn chức chứa 20,89% N theo khối lượng. Y có công thức phân tử là A. C4H5N B. C4H7N C. C4H9N D. C4H11N Câu 21. Để trung hòa hết 3,1 g một amin đơn chức cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là A. CH5N B. C2H7N C. C3H3N D. C3H9N Câu 22. Cho 9,3 g một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7g kết tủa. Công thức cấu tạo của X là A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. C3H7NH2. D. C4H9NH2. Câu 23. Để trung hòa 50 ml dd metyl amin cần 40 ml dd HCl 0,1 M. CM của metyl amin đã dùng là A. 0,08M B. 0,04M C. 0,02M D. 0,06M Câu 24. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin: metyl amin, etyl amin, anlyl amin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dd thu được 31,68 g muối khan. Giá trị của V là A. 120ml B. 160ml C. 240ml D. 320 ml Câu 25. Chất nào là amin bậc 2? A. H2N–CH2–NH2. B. (CH3)2CH–NH2. C. CH3–NH–CH3. D. (CH3)3N. Câu 26. Cho các chất: (1) amoniac; (2) metylamin; (3) anilin; (4) dimetylamin. Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. (1); (3); (2); (4). B. (3); (1); (2); (4). C. (1); (2); (3); (4). D. (3); (1); (4); (2) Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6gam H2O. Công thức của hai amin là A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2. C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C5H11NH2 và C6H13NH2. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni. B. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. C. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Câu 29. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 30. Cho các chất: (1) C6H5–NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C2H5)2NH; (4) NaOH; (5) NH3. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng của lực bazơ là A. (1); (5); (2); (3); (4). B. (1); (2); (5); (3); (4). C. (1); (5); (3); (2); (4). D. (2); (1); (3); (5); (4). Câu 31. Cho các chất: (1) amoniac; (2) metylamin; (3) anilin; (4) đimetylamin. Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. (1); (3); (2); (4). B. (3); (1); (2); (4). C. (1); (2); (3); (4). D. (3); (1); (4); (2). Câu 32. Amin thơm ứng với công thức phân tử C7H9N có bao nhiêu đồng phân? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 33. Phát biểu nào sau đây sai? A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân benzen lên nhóm –NH2 bằng hiệu ứng liên hợp. B. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm. C. Anilin ít tan trong H2O vì gốc C6H5– kị nước. D. Nhờ có tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch brom. Câu 34. Tìm phát biểu sai trong các câu phát biểu sau? A. Etylamin dễ tan trong H2O do có tạo liên kết H với nước. B. Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết H giữa các phân tử rượu. C. Phenol tan trong H2O vì có tạo liên kết H với nước. D. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac. Câu 35. Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính bazơ của các chất sau: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3 là A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6) B. (5) > (6) > (2) > (1) > (2) > (4) C. (5) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2) D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3) Câu 36. Cho các chất sau: rượu etylic (1), etylamim (2), metylamim (3), axit axetic (4). Sắp sếp theo chiều có nhiệt độ sôi tăng dần là A. (2); (3); (4); (1) B. (2); (3); (4); (1) C. (3); (2); (1); (4) D. (1); (3); (2); (4) Câu 37. Thuốc thử thích hợp để phân biệt 3 chất lỏng: phenol, anilin, benzen là A. Dung dịch HNO2. B. Dung dịch FeCl3. C. Dung dịch H2SO4. D. Nước Brom. Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và 14,4 g H2O. CTPT của hai amin là A. CH3NH2; C2H7N B. C3H9N; C4H11N C. C2H7N; C3H9N D. C4H11N; C5H13N Câu 39. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hóa 500 g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 78%. Khối lượng anilin thu được là A. 362,7 g B. 463,4 g C. 358,7 g D. 346,7 g Câu 40. Nhiệt độ sôi của C4H10 (1), C2H5NH2 (2), C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự A. (1) < (2) < (3) B. (1) < (3) < (2) C. (2) < ( 3) < (1) D. ( 2) < ( 1) < (3)
Tài liệu đính kèm: