Bài ôn Tập Vật lý 12: Mạch dao động và sóng điện từ

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn Tập Vật lý 12: Mạch dao động và sóng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn Tập Vật lý 12: Mạch dao động và sóng điện từ
MẠCH DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
I. Biểu thức u, i, q.
1. Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ: uC = Uo.cos(ωt + φ)
2. Điện tích của một bản tụ: q = C.uC = CUocos(ωt + φ) = Qo.cos(ωt + φ)
3. Cường độ dòng qua mạch: i = q’ = –CUoωsin(ωt + φ) = Iocos(ωt + φ + π/2).
	Vậy trong mạch dao động LC thì uC, uL, i, q biến thiên điều hòa cùng tần số, trong đó i lệch pha so với q một góc π/2.
II. Các đại lượng dao động của mạch dao động LC
1. Chu kỳ riêng: ; Tần số riêng: 
2. Bước sóng của sóng điện từ: λ = c.T = (c = 3.108 m/s vận tốc ánh sáng trong chân không)
3. Ta có: Io = CUoω = Qoω → ω = 
III. Năng lượng điện từ
1. Năng lượng điện trường tập trung giữa 2 bản tụ điện:
2. Năng lượng từ trường tập trung trong lòng ống dây: Wt = (1/2)Li²
3. Năng lượng điện từ của toàn mạch:
W = Wđ + Wt = Wtmax = Wđmax = 
4. Mối liên hệ Io và Uo: 
5. Các hệ thức khác: 
6. Mạch LC dao động tắt dần:
	Công suất hao phí do cuộn dây có điện trở R là: Php = I²R và để duy trì dao động của mạch thì công suất bổ sung phải bằng công suất hao phí.
	Năng lượng cần bổ sung trong mỗi chu kì là ΔET = Php.T = I²RT
	* Trong quá trình dao động của mạch LC lý tưởng luôn có sự chuyển hóa qua lại giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường nhưng tổng của chúng (năng lượng điện từ) luôn được bảo toàn.
	* Gọi T và f là chu kì và tần số biến đổi của i (hoặc q) thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn cùng chu kì T’ = 0,5T; tần số f’ = 2f và Wđ ngược pha với Wt. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là to = T/4.
IV. Sóng điện từ
	Trong sự lan truyền sóng của sóng điện từ, véctơ cường độ điện trường và véctơ cường độ từ trường có phương dao động vuông góc với nhau và cùng vuông góc với phương truyền sóng nên sóng điện từ là sóng ngang. Hai dao động này hoàn toàn cùng pha.
	Sóng điện từ mang năng lượng, tức là quá trình truyền sóng cũng là quá trình truyền năng lượng, sóng điện từ mang đầy đủ các đặc trưng của sóng như nhiễu xạ, khúc xạ, phản xạ, giao thoa... Trong chân không sóng điện từ truyền với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng c = 3.108 m/s.
	Để máy thu sóng điện từ nhận được tín hiệu của máy phát sóng điện từ thì tần số mạch LC của máy thu phải bằng tần số sóng phát. Đây gọi là hiện tượng cộng hưởng điện từ.
	Trong mạch chọn sóng của máy thu thông thường người ta chỉnh bước sóng cộng hưởng của máy thu bằng cách xoay tụ, tức là thay đổi góc giữa 2 bản tụ để thay đổi diện tích đối xứng giữa 2 bản tụ làm thay đổi điện dung của tụ dẫn đến thay đổi bước sóng cộng hưởng của mạch. Thông thường ta hay gặp bài toán tụ xoay mà ở đó điện dung của tụ phụ thuộc theo hàm bậc nhất với góc xoay φ.
	Một tụ xoay có điện dung phụ thuộc với góc xoay theo hàm bậc nhất và có giá trị biến thiên từ Cmin đến Cmax ứng với góc xoay từ φmin đến φmax. Gọi Cx là giá trị của điện dung ứng với góc xoay φx khi đó:
	Ta có: Cmax = aφmax + b; Cmin = aφmin + b; Cx = aφx + b → φx = 
	Trong đó b là điện dung của tụ C ứng với 0°.
Câu 1. Khi ta đưa một thanh sắt từ vào lõi cuộn cảm của mạch LC thì tần số dao động của mạch thay đổi thế nào?
	A. Tăng	B. Giảm	C. Không thay đổi	D. Không xác định.
Câu 2. Điện dung của tụ điện để mạch dao động với tần số f là?
	A. C = 	B. C = 	C. C = 	D. C = 
Câu 3. Mạch dao động LC. Nếu C = C1 thì chu kì dao động là T1, nếu C = C2 thì chu kì dao động là T2. Hỏi nếu ta thay C bởi bộ tụ nối tiếp gồm hai tụ có điện dung C1 và C2 thì chu kì dao động T của mạch là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4. Tìm phát biểu sai về năng lượng trong mạch dao động LC.
	A. Năng lượng dao động của mạch gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
	B. Năng lượng điện trường và từ trường biến thiên điều hòa với cùng tần số của dòng xoay chiều trong mạch.
	C. Khi năng lượng của điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên và ngược lại.
	D. Tại một thời điểm, tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi, nói cách khác, năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.
Câu 5. Năng lượng điện từ trong mạch dao động được tính theo
	A. 	B.	C. 	D. 
Câu 6. Với mạch dao động LC. Nếu gọi Uo là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ thì cường độ cực đại của dòng điện trong mạch dao động là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 7. Chu kì dao động điện từ tụ do trong mạch dao động LC là T. Năng lượng điện trường trong tụ điện của mạch dao động biến thiên với chu kì là
	A. T’ = T.	B. T’ = 2T.	C. T’ = T/2.	D. T’ = T/4
Câu 8. Trong mạch dao động LC, gọi qo là điện tích cực đại trên tụ, Io là cường độ dòng điện cực đại. Tần số dao động điện từ trong mạch là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 9. Trong mạch dao động LC tự do, tính độ lớn của cường độ dòng điện i qua cuộn dây khi năng lượng điện trường của tụ điện bằng n lần năng lượng từ trường của cuộn dây. Biết cường độ cực đại qua mạch là Io.
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10. Một mạch LC đang dao động tự do. Người ta đo được điện tích cực đại trên hai bản tụ điện là Qo và dòng điện cực đại trong mạch là Io. Biểu thức đúng với biểu thức xác định chu kì dao động trong mạch là
	A. T = 	B. T = 	C. T = 	D. T = 
Câu 11. Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc song song, khóa K mắc ở hai đầu một tụ C. Mạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ
	A. không thay đổi	B. giảm đi 2 lần.	C. giảm còn 25%	D. giảm còn 75%.
Câu 12. Sóng điện từ là quá trình lan truyền trong không gian của một điện từ trường biến thiên. Vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm tứng từ của điện từ trường sẽ
	A. biến thiên tuần hoàn lệch pha nhau một góc π/2.
	B. có cùng phương dao động và vuông góc với phương truyền.
	C. có cùng phương dao động và ngược pha nhau.
	D. có phương dao động vuông góc nhau và cùng vuông góc với phương truyền.
Câu 13. Nhận định nào sau đây là đúng.
	A. Vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn dao động cùng pha.
	B. Vectơ cường độ điện trường hướng theo phương truyền.
	C. Vectơ cảm ứng từ hướng theo phương truyền.
	D. Điện từ trường lan truyền với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng trong chân không.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ.
	A. Mang năng lượng.	B. Nhiễu xạ khi gặp vật cản.
	C. Là sóng ngang.	D. Truyền trong chân không.
Câu 15. Nguồn phát ra sóng điện từ có thể là
	A. Điện tích tự do dao động.	B. Sét và tia lửa điện.
	C. Ăng ten của các đài phát.	D. Cả A, B và C.
Câu 16. Nguyên tắc chọn sóng của mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến dựa trên
	A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.	B. Hiện tượng bảo toàn năng lượng.
	C. Hiện tượng cộng hưởng điện từ.	D. Hiện tượng hấp thụ sóng điện từ.
Câu 17. Trong thông tin vô tuyến thì
	A. Sóng dài có năng lượng cao nên dùng trong thông tin vũ trụ.
	B. Nghe đài bằng sóng trung vào ban đêm không tốt.
	C. Sóng cực ngắn bị tầng điện li phản xạ hoàn toàn nên có thể truyền xa trên mặt đất.
	D. Sóng ngắn bị tầng điện li phản xạ nên có thể truyền xa trên mặt đất.
Câu 18. Điều nào sau đây là sai với sóng điện từ?
	A. Mang năng lượng.
	B. Là sóng ngang.
	C. Có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
	D. Cho hiện tượng phản xạ và nhiễu xạ như sóng cơ.
Câu 19. Trong các dụng cụ dưới đây dụng cụ nào có cả máy phát lẫn máy thu sóng vô tuyến.
	A. Máy thu thanh.	B. Máy truyền hình.
	C. Điện thoại di động.	D. Remote điều khiển máy lạnh.
Câu 20. Sóng nào sau đây không phải sóng điện từ?
	A. Sóng từ đài phát thanh	B. Sóng từ điện thoại di động
	C. Ánh sáng từ ngọn đèn	D. Sóng từ loa phóng thanh.
Câu 21. Khi sóng âm và sóng điện từ truyền từ không khí vào nước thì
	A. đều có bước sóng giảm.	B. đều giảm vận tốc truyền.
	C. đều có tần số không đổi.	D. có phương truyền không đổi.
Câu 22. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10–8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là
	A. 2,5 MHz	B. 3 MHz	C. 2 MHz	D. 1 MHz
Câu 23. Một mạch dao động gồm tụ có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L = 25,3 µH. Tần số dao động riêng của mạch là f = 1,0 MHz. Điện dung C của tụ điện là
	A. 5,0 nF	B. 1,0 nF	C. 2,0 nF	D. 6,3 nF
Câu 24. Một mạch dao động điện từ gồm tụ có điện dung C = 10–6 (F) và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 10–4 (H). Chu kì dao động điện từ trong mạch là
	A. 6,28.10–5 (s)	B. 62,8.10–5 (s)	C. 2.l0–5 (s)	D. 10–5 (s)
Câu 25. Mạch dao động LC có L = 0,36 H và C = 1 µF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6V. Cường độ hiệu dụng qua cuộn cảm là
	A. 10mA	B. 20mA.	C. 0,1 A.	D. 0,07 A.
Câu 26. Tính độ lớn của cường độ dòng điện qua cuộn dây khi năng lượng điện trường của tụ điện bằng 3 lần năng lượng từ trường của cuộn dây. Biết cường độ cực đại qua cuộn dây là 36 mA.
	A. 18mA.	B. 12mA.	C. 9mA.	D. 3mA.
Câu 27. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 1000 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 10 µH, điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là Uo = 1,414 V. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
	A. 0,01A	B. 0,1A	C. 10 A	D. 1 mA.
Câu 28. Một mạch dao động LC, có Io = 10π mA và Q0 = 5 µC. Tần số dao động của mạch là
	A. 1000Hz	B. 500Hz	C. 2000Hz	D. 200Hz.
Câu 29. Mạch dao động LC có C = 5 µF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6V. Năng lượng của mạch dao động là
	A. 90 mJ.	B. 0,09 mJ.	C. 0,45 mJ.	D. 1,8 mJ.
Câu 30. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 10pF và một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1mH. Tại thời điểm ban đầu cường độ dòng điện cực đại Io = 10 mA. Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của cường độ dòng điện?
	A. i = 10sin(107t) (mA)	B. i = 10sin(107t + π/2) (mA)
	C. i = 10sin(1014t + π/2) (mA)	D. i = 10sin(1014t + π/2) (mA)
Câu 31. Mạch dao động LC lí tưởng, cuộn dây có độ tự cảm L = 10–4 H. Biểu thức hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây là u = 80cos(2.106t – π/2) V. Biểu thức cường độ dòng điện là
	A. i = 4,0 cos (2.106t + π/2) A.	B. i = 0,4 cos (2.106t) A.
	C. i = 4,0 cos (2.106t – π) A.	D. i = 0,4 cos (2.106t – π) A.
Câu 32. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động LC có biểu thức q = Qocos(ωt + π). Tại thời điểm t = T/4, thì
	A. Năng lượng điện trường cực đại.	B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng 0.
	C. Điện tích trên bản tụ cực đại.	D. Dòng điện qua cuộn dây bằng 0.
Câu 33. Trong mạch dao động điện từ lí tưởng có dao động điện từ điều hòa với tần số góc ω = 5.106 rad/s. Khi điện tích tức thời của tụ điện là q = .10–8 C thì dòng điện tức thời trong mạch i = 0,05A. Điện tích lớn nhất của tụ điện có giá trị là
	A. qo = 3,2.10–8 C	B. qo = 3,0.10–8 C	C. qo = 2,0.10–8 C	D. qo = 1,8.10–8 C.
Câu 34. Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với tần số góc ω = 104 rad/s, cho L = 1 mH. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 2V. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,1 A thì hiệu điện thế hai đầu tụ điện là
	A. 1,000 V.	B. 1,414 V.	C. 1,732 V.	D. 1,975 V.
Câu 35. Dao động điện từ trong mạch LC là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bàng 1,2V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8mA.Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 0,9V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L = 5mH. Điện dung của tụ và năng lượng dao động điện từ trong mạch là
	A. 20 nF và 2,25.10–8 J	B. 20 nF và 5,0.10–10 J
	C. 10 nF và 25,0.10–10 J	D. 10 nF và 3,0.10–10 J
Câu 36. Trong mạch dao động LC với điện trở không đáng kể đang có một dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại của tụ điện và dòng điện cực đại qua cuộn dây có giá trị là Qo = 1 µC và Io = 10 A. Tần số dao động riêng f của mạch có giá trị gần bằng nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 1,6 MHz	B. 16 MHz	C. 1,6 kHz	D. 16 kHz
Câu 37. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung 100µF và cuộn cảm có độ tự cảm 0,2H, điện trở không đáng kể. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io = 0,012A. Khi tụ điện có điện tích q = 12,2 µC thì cường độ dòng điện trong mạch là
	A. 4,8mA	B. 8,2mA	C. 11,7mA	D. 15,6mA.
Câu 38. Trong một mạch dao động LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ cực đại qua mạch lần lượt là Uo và Io. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị Io/2 thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ điển là
	A. 0,75Uo.	B. 	C. 0,50Uo.	D. 
Câu 39. Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Qo. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Qo) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và trong mạch thứ hai là
	A. 1 / 4.	B. 1 / 2.	C. 4.	D. 2.
Câu 40. Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do với tần số riêng fo = 1 MHz. Năng lượng từ trường trong mạch có giá trị cực đại sau những khoảng thời gian bằng
	A. 2,0µs.	B. 1,0µs	C. 0,5µs	D. 0,25µs.
Câu 41. Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động là
	A. 6Δt	B. 12Δt	C. 3Δt	D. 4Δt
Câu 42. Một mạch LC lí tưởng, dao động điện từ tự do với tần số góc ω, năng lượng dao động là 2.10–6 J. Cứ sau một khoảng thời gian là Δt = 0,314.10–6 (s) thì năng lượng tụ lại biến thiên qua giá trị 10–6 J. Tần số góc ω là
	A. 5.106 (rad/s)	B. 5.107 (rad/s)	C. 106 (rad/s)	D. 107 (rad/s)
Câu 43. Khi điện tích trên tụ tăng từ 0 lên 6µC thì đồng thời cường độ dòng điện trong mạch LC giảm từ 8,9mA xuống 7,2mA. Tính khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên này.
	A. 720 μs	B. 560 μs	C. 810 μs	D. 860 μs
Câu 44. Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 2μF, ban đầu được tích điện đến điện áp 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là
	A. 10mJ	B. 20mJ	C. 10kJ	D. 2,5kJ.
Câu 45. Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 20µH, điện trở thuần R = 4Ω và tụ có điện dung C = 2nF. Cần cung cấp cho mạch công suất là bao nhiêu để duy trì dao động điện từ trong mạch biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ là 5V.
	A. 0,05W	B. 5 mW	C. 0,5 W	D. 0,5mW
Câu 46. Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 20µH, điện trở thuần R = 4Ω và tụ có điện dung C = 2nF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ là 5V. Để duy trì dao động điện từ trong mạch người ta dùng một pin có suất điện động là 5V, có điện lượng dự trữ ban đầu là 30 C. Cục pin trên có thể duy trì dao động của mạch trong thời gian tối đa là
	A. t = 500 phút.	B. t = 150 phút.	C. t = 300 phút	D. t = 3000 phút
Câu 47. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
	A. 1600	B. 625	C. 800	D. 1000
Câu 48. Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 10 µH và tụ điện có điện dung C = 10pF. Mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng là
	A. 15 m	B. 18,85m	C. 185 m	D. 30 m.
Câu 49. Mạch điện dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn cảm với độ tự cảm biến thiên từ 1/π mH đến 10/π mH và tụ điện với điện dung biến thiên từ 1/π nF đến 10/π nF. Tần số dao động của mạch trong khoảng giá trị từ
	A. 50 kHz đến 500 kHz	B. 2 MHz đến 20 MHz
	C. 5 MHz đến 50 MHz	D. 4 MHz đến 40 MHz
Câu 50. Mạch dao động LC lý tưởng có độ tự cảm L không đổi. Khi tụ điện có điện dung Cl thì bước sóng mạch phát ra là λ1 = 75m. Khi tụ điện có điện dung C2 thì bước sóng mạch phát ra là λ2 = 100m. Nếu ta dùng hai tụ nối tiếp có điện dung Cl và C2 thì bước sóng mạch phát ra là
	A. 50m	B. 155m	C. 85,5m	D. 60m
Câu 51. Cho mạch chọn sóng cộng hưởng gồm cuộn cảm và một tụ xoay. Khi điện dung của tụ là C1 thì mạch bắt được sóng có bước sóng λ1 = 10m, khi tụ có điện dung C2 thì mạch bắt được sóng có bước sóng λ2 = 20m. Khi tụ điện có điện dung C3 = C1 + 2C2 thì mạch bắt đuợc sóng có bước sóng λ3 là
	A. 30m	B. 22,2m	C. 14,1m	D. 15m.
Câu 52. Mạch dao động LC lý tưởng có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết khi C = 18 nF thì bước sóng mạch phát ra là λ. Để mạch phát ra bước sóng λ/3 thì cần mắc thêm tụ có điện dung Co bằng bao nhiêu và mắc như thế nào?
	A. Co = 2,25nF và Co nối tiếp với C	B. Co = 6nF và Co nối tiếp với C
	C. Co = 2,25nF và Co song song với C	D. Co = 6nF và Co song song với C
Câu 53. Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α. Khi α = 0°, tần số dao động riêng của mạch là 3 MHz. Khi α = 120°, tần số dao động riêng của mạch là 1 MHz. Để mạch này có tần số dao động riêng bằng 1,5 MHz thì α là
	A. 30,0°	B. 45,0°	C. 60,0°	D. 90,0°
Câu 54. Mạch chọn sóng ở máy thu gồm cuộn dây thuần cảm và tụ xoay với điện dung phụ thuộc theo hàm bậc nhất với góc xoay. Biết giá trị điện dung của tụ biến thiên từ 10µF đến 250µF ứng với góc xoay tụ từ 0° đến 120°, khi góc xoay của tụ có giá trị là 8° thì mạch thu được bước sóng λ. Hỏi để mạch thu được bước sóng 2λ cần xoay thêm tụ một góc bằng bao nhiêu?
	A. 16,0°	B. 39,0°	C. 47,0°	D. 78,0°
Câu 55. Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,938µH và một tụ xoay. Tụ xoay biến thiên theo công thức C = α + 30 pF, với α là góc xoay. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 15m thì góc xoay là
	A. 36,5°.	B. 38,5°.	C. 35,5°.	D. 37,5°.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTDH Mach LC & Song Dien Tu.doc