Bài kiểm tra thường xuyên môn Hóa học 10 - Chương 6: Oxi-lưu huỳnh - Năm học 2021-2022

pdf 6 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra thường xuyên môn Hóa học 10 - Chương 6: Oxi-lưu huỳnh - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra thường xuyên môn Hóa học 10 - Chương 6: Oxi-lưu huỳnh - Năm học 2021-2022
Trang 1 
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ BẾN TRE 
_____________________ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN 
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH 
Môn: Hóa Học 10 (2021-2022) 
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) 
I. Trắc Nghiệm (0,25 x 28= 7,0 điểm) 
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là : 
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. (n-1)d10ns2np4 
Câu 2: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh vì: 
A. oxi có 6 electron lớp ngoài cùng B. oxi là chất khí 
C. oxi có độ âm điện lớn D. oxi có nhiều trong tự nhiên 
Câu 3: Trong các hợp chất; lưu huỳnh có thể có số oxi hóa: 
A. -2; 0; +2; +6 B. -2; 0; +2; +4 C. -1; 0; +2; +4 D. -2; 0; +4; +6 
Câu 4: Ở nhiệt độ thường; lưu huỳnh phản ứng với chất nào sau đây ? 
A. Zn B. Hg C. Fe D. Au 
Câu 5: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây ? 
A. CaCO3 B. KMnO4 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3 
Câu 6: Chất nào dưới đây vừa có tính oxi hóa; vừa có tính khử ? 
A. H2S B. H2SO4 C. SO2 D. Na2SO4 
Câu 7: Một số kim loại như Fe; Al; Cr bị thụ động trước H2SO4 đặc, nguội do: 
A. Tạo ra lớp oxit bền bảo vệ B. Tạo ra lớp sunfat bền bảo vệ 
C. Tạo ra lớp cacbonat bền bảo vệ D. Tạo ra lớp axit bền bảo vệ 
Câu 8: Khi cho O3 tác dụng lên giấy quỳ tím ẩm tẩm hồ tinh bột và KI, thấy xuất hiện màu xanh; 
hiện tượng này là do: 
A. Sự oxi hóa hồ tinh bột B. Sự oxi hóa kali 
C. Sự oxi hóa iotua D. Sự oxi hóa ozon 
Câu 9: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được m gam 
muối. Giá trị của m là: 
A. 10,6g B. 11,6g C. 12,6g D. 13,6g 
Câu 10: Trộn 11,2g sắt với 3,2g lưu huỳnh rồi nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu 
được hỗn hợp A. Khối lượng của A là: 
A. 8,8g B. 11,2g C. 14,4g D. 22,2g 
Trang 2 
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế SO2 từ : 
A. S và O2 B. FeS2 và O2 C. H2S và O2 D. Na2SO3 và H2SO4 
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? 
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh 
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc, dễ gây bỏng nặng. 
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit. 
D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit 
Câu 13: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các dung dịch mất nhãn : 
A. NaCl ; NaNO3 ; NaOH ; HCl B. FeCl3 ; NaOH ; NaCl ; HCl ; AgNO3 
C. FeCl3 ; NaCl ; NaNO3 ; AgNO3 D. H2SO4 ; HCl ; NaOH ; NaCl 
Câu 14: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học cơ bản của H2S ? 
A. Chỉ có tính khử B. Chỉ có tính oxi hóa 
C. Vừa có tính khử; vừa có tính oxi hóa D. Không có tính oxi hóa – khử 
Câu 15: Cho 200ml dung dịch axit sunfuric 1M tác dụng với lượng dư dung dịch bari clorua thì thu 
được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 4,66 B. 46,6 C. 22,3 D. 2,23 
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 42g FeS2 thì thu được khí SO2 (đktc); dẫn toàn bộ khí thu được tác 
dùng vừa đủ với dung dịch 300ml Ca(OH)2 2M thì thấy có xuất hiện kết tủa trắng (muối duy nhất). 
Hiệu suất của phản ứng là: 
A. 50% B. 75% C. 85% D. 100% 
Câu 17: Trong phản ứng: S + HNO3 đặc → H2SO4 + NO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phương 
trình là: 
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 
Câu 18: Cho 10g hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư. 
Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan, giá trị m là: 
A. 8,4g B. 7,2g C. 5,6g D. 1,6g 
Câu 19: Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được nhiều oxi hơn 
 A. 2 KClO3 
ot⎯⎯→2KCl +3O2 B. 2 KMnO4 
ot⎯⎯→ K2MnO4 + MnO2 + O2 
 C. 2HgO 
ot⎯⎯→2Hg + O2 D. 2KNO3 
ot⎯⎯→2KNO2 + O2 
Câu 20: Cho phương trình phản ứng: S + 2H2SO4 đặc 
ot⎯⎯→ 3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng 
trên, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là : 
Trang 3 
 A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1 
Câu 21: Cho 13 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại đồng và nhôm hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc, 
nguội thu được 3,36 lit khí mùi hắc ở đktc. Thành phần % khối lượng của nhôm trong hỗn hợp là: 
A. 73,85% B. 37,69% C. 26,15% D. 62,31% 
Câu 22: Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 đặc, đun nhẹ. Hiện tượng 
quan sát được là: 
A. lưu huỳnh tan, có khí không màu thoát ra mùi xốc 
B. lưu huỳnh tan, có khí màu nâu, mùi xốc thoát ra 
C. lưu huỳnh không tan 
D. lưu huỳnh nóng chảy và bay hơi 
Câu 23: Để 5,6g sắt ngoài không khí. Sau một thời gian thu được 7,2g chất rắn X gồm sắt và hỗn 
hợp các oxit. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được V lít khí SO2 
(đktc), giá trị của V là: 
A. 2,24 B. 3,36 C. 1,12 D. 4,48 
Câu 24: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2SO3, BaCl2; tổng số chất vừa tác dụng với 
dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là: 
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Câu 25: Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây: 
A. C + 2 H2SO4 đặc, nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O. 
B . Cu + 2H2SO4 loãng → CuSO4 +SO2 +2H2O. 
C. 2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. 
D. FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O. 
Câu 26: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất: SO2, H2S , H2SO4 , CuSO4 lần lượt là: 
A. 0,+4,+6,+6 B . +4,-2,+6,+6 C. 0,+4,+6,-6 D. +4,+2,+6,+6 
Câu 27: Cho 20g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng vừa hết với 500ml dung dịch H2SO4 1M. 
Công thức phân tử của oxit đó là: 
A. FeO B. CuO C. ZnO D. MgO 
Câu 28: Cho các phát biểu sau: 
(1) Ở điều kiện thường, SO2 là chất khí màu vàng, mùi xốc và nặng hơn không khí 
(2) O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 
(3) H2S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa 
Trang 4 
(4) H2SO4 đặc chỉ có tính axit mạnh và tính háo nước 
(5) Cho khí H2S lội qua dung dịch Cu(NO3)2 dư thì thấy có xuất hiện kết tủa màu đen rồi nhanh 
chống bị hòa tan trong HNO3 
(6) Để nhận biết SO42- người ta dùng thuốc thử là Ba2+ nhờ xuất hiện kết tủa màu trắng 
(7) Khí SO2 làm mất màu dung dịch Brom 
Số phát biểu sai là: 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
II. Tự Luận (3 điểm) 
 Câu 29: Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau 
( ) ( ) ( ) ( )1 2 3 4
2 2 2 3 2 4
FeS H S SO Na SO Na SO⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ 
 Câu 30: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản 
ứng thu được dung dịch X và 8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho Y qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 
được 71,7g kết tủa. 
a) Tính giá trị m 
b) Cho X vào dung dịch BaCl2 dư, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng, tính khối lượng kết tủa. 
BÀI LÀM 
I. Trắc Nghiệm 
1. 2. 3. 4. 
5. 6. 7. 8. 
9. 10. 11. 12. 
13. 14. 15. 16. 
17. 18. 19. 20. 
21. 22. 23. 24. 
25. 26. 27. 28. 
II. Tự Luận 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
Trang 5 
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ BẾN TRE 
_____________________ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH 
Môn: Hóa Học 10 (2021-2022) 
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) 
Biên soạn đề & đáp án: Nguyễn Thuận Phát 
I. Trắc nghiệm (0,25 điểm / câu): 
1. A 2. C 3. D 4. B 
5. B 6. C 7. A 8. C 
9. C 10. C 11. C 12. D 
13. D 14. B 15. A 16. B 
17. B 18. D 19. A 20. D 
21. C 22. B 23. C 24. C 
25. B 26. B 27. D 28. D 
II. Tự luận: 
Câu Nội Dung Điểm 
1 (1) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ 
(2) H2S + 
3
2
 O2 (dư) 
ot⎯⎯→ SO2 +H2O 
(3) SO2 + 2NaOH 
1 : 2⎯⎯⎯→ Na2SO3 + H2O 
(4) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2 ↑ 
*Lưu ý: Nếu học sinh có cách cân bằng khác nhưng vẫn hợp lí thì vẫn cho 
trọn điểm; không cho điểm đối với những phương trình không cân bằng. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
1 điểm 
2 a) PTHH1: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ 
PTHH2: FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S↑ 
nY = 
8,96
22,4
=0,4 mol 
2 2
3 2
2
H H : kh«ng ph¶n øng
 Pb(NO )
H S PbS: kÕt tña ®en
 
+ → 

nPbS=
71,7
239
=0,3 mol → số mol H2S (FeS) = 0,3 mol →số mol H2 (Fe) = 0,1 mol 
0,1.56 0,3.88 32Fe FeSm m m g= + = + = 
b) PTHH3: FeSO4 + BaCl2 →BaSO4 ↓trắng + FeCl2 
4
4
0,1 0,3 0,4
0,4.233 93,2
FeSO
BaSO
n mol
m g
= + =
= =

1,25 
0,75 
2 điểm 
Trang 6 
*Lưu ý: Thí sinh có thể có thể có cách trình bày khác, nhưng tính đúng giá trị 
m và khối lượng BaSO4 bằng phương pháp hợp lí thì vẫn cho trọn điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_thuong_xuyen_mon_hoa_hoc_10_chuong_6_oxi_luu_hu.pdf