Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

ppt 11 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 41: Độ tan của một chất trong nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
Bài41: 
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC 
I:CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN 
 1: Thí nghiệm về tính tan của chất: 
 2: Tính tan trong nước của một số axit- bazơ- muối: 
II: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC 
 1: Định nghĩa: 
 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: 
I: CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN: 
 1; Thí nghiệm về tính tan của chất: 
 Thí nghiệm 1: 
 - Cách tiến hành: 
 + Cho bột CaCO 3 vào nước cất lắc mạnh. 
 + Lọc lấy nước lọc. 
 + Nhỏ vài giọt lên tấm kính. 
 + Hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết. 
 Xem film : 
 + Quan sát: 
Kết luận: Muối CaCO 3 không tan trong nước. 
I: CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN: 
 Thí nghiệm 1: 
 Thí nghiệm 2: 
 Cách tiến hành: Tương tự tn1 nhưng thay muối CaCO 3 bằng muối NaCl. 
 Xem ảnh : 
 Quan sát: 
 Kết luận: muối NaCl tan được trong nước. 
Ta nhận thấy: Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước. 
 VD: NaCl, Ca(NO 3 ) 2 : tan nhiều trong nước 
 BaSO 4 , AgCl : không tan trong nước 
 CaSO 4 , PbCl 2 : ít tan 
2. Tính tan của một số axit bazơ muối: 
 Kết luận: 
Axit: hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic(H 2 SiO 3 ). 
 Ví dụ: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3  
Bazơ: phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH, Ba(OH) 2 , còn Ca(OH) 2 ít tan. 
 Ví dụ: Cu(OH) 2 , Ba(OH) 2 , Al(OH) 3  
Muối: 
 a, Những muối natri, kali đều tan. 
 Ví dụ: KCl, NaCl, K 2 SO 4 ... 
 b, Những muối nitrat đều tan. 
 Ví dụ: Ba(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 , Al(NO 3 ) 3  
 c, Phần lớn các muối clorua, sunfat tan đươc. Nhưng phần lớn muối cacbônat không tan. 
 Ví dụ: Na 2 SO 4 , ZnCl 2 : tan trong nước 
 CaCO 3 , MgCO 3 : không tan trong nước 
II: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC: 
 1: Định nghĩa: 
 Độ tan (kí hiệu l à S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch b ảo hoà ở nhiệt độ xác định. 
Ví dụ : Ở 25 o C độ tan của đường là 204 g, của NaCl là 36 g, của AgNO 3 là 222 g  
2, Những yếu tố ảnh hương đến độ tan: 
a, Độ tan của chất rắn trog nước phụ thuộc vào nhiệt độ:(xem hình 6.5 SGK tr. 140 ) 
 Nhận xét: 
Đa số chất rắn khi tăng nhiệt độ thì độ tan cũng tăng. 
 Ví dụ: NaNO 3 , KBr, KNO 3  
Đối với một số chất rắn: khi nhịêt độ tăng thì độ tan lại giảm. 
 Ví dụ: Na 2 SO 4 
b, Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất:( xem hình 6.6 SGK tr. 141). 
Nhận xét: 
 - Ngược lại với chất rắn: khi nhiệt độ tăng thì độ tan của chất khí lại giảm. 
 - Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất. 
 LUYỆN TẬP CŨNG CỐ 
Câu 1: Dựa vào bảng tính tan trong nước của các axit – bazơ - muối. Các em hãy hoàn thành bảng sau:(đánh dấu x vào ô trông) 
NaNO 3 
CaCO 3 
HCl 
CaSO 4 
AgCl 
Ag 2 SO 4 
H 2 SiO 3 
Ca(OH) 2 
H ợp chất tan trong nước 
Hợp chất không tan trong nước 
Hợp chất ít tan trong nước 
NaNO 3 
CaCO 3 
HCl 
CaSO 4 
AgCl 
Ag 2 SO 4 
H 2 SiO 3 
Ca(OH) 2 
H ợp chất tan trong nước 
X 
X 
Hợp chất không tan trong nước 
X 
X 
X 
Hợp chất ít tan trong nước 
X 
X 
X 
Câu 2: Làm bài 5 SGK, tr 142 
 Hướng dẫn: 
 Ở 18 o C: 250g H 2 O hoà tan được 53g Na 2 CO 3 dd bảo hoà 
 Ở 18 o C: 100g H 2 O hoà tan được (53.100):250 = 21.2g Na 2 CO 3 dd bảo hoà. 
 Vậy ở 18 o C độ tan của Na 2 CO 3 là 21,2g 
Bài tập về nhà: các em hãy hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK tr 142. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_41_do_tan_cua_mot_chat_trong_nuo.ppt
  • jpgH48.jpg
  • jpgH49.jpg