5 Đề kiểm tra thử giữa kì II môn Hóa học Lớp 8

doc 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề kiểm tra thử giữa kì II môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 Đề kiểm tra thử giữa kì II môn Hóa học Lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA THỬ GIỮA KÌ II HÓA 8
Thời gian: 45’
Mã đề: 5
I.TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất sau 
A. Nặng hơn không khí 	B. Tan nhiều trong nước C. Ít tan trong nước 	D. Khó hóa lỏng
Câu 2: Khí Hidro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì Hidro là khí 
 A. không màu.	B. khí nhẹ nhất trong các loại khí.
 C. có tác dụng với Oxi trong không khí. 	D. ít tan trong nước.
Câu 3: Phản ứng nào sao đây là phản ứng thế
A. S + O2 SO2	C. 4Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe
B. CaCO3 CaO + CO2 	D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Câu 4: Nhóm công thức nào sau đây biểu diễn toàn Oxit
A. CuO, CaCO3, SO3 	B. FeO, KCl, P2O5 C. N2O5 , Al2O3 , SiO2 , HNO3 	D. CO2, SO2, MgO
Câu 5: Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KClO3 và KMnO4 . 	B. KMnO4 và H2O. C. KClO3 và CaCO3 	D. KMnO4 và không khí.
Câu 6: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp?
A. CuO + H2 Cu + H2O 	B. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O. 
C. Na2O + H2O 2NaOH	D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Câu 7: Chất khí nào nhẹ nhất trong các chất khí sau:
A. CO2 	B. SO2 	C. O2 	D. H2S
Câu 8: Nguyên liệu dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:
A. Zn và H2O 	B. Fe và KCl 	C. O2 và H2 	D. Al và HCl
Câu 9: Trong phương trình phản ứng sau: 2H2 + O2 2H2O hiđro là :
A. Chất oxi hoá 	B. Chất khử 	C. Chất xúc tác 	D. Chất khử và chất oxi hoá.
Câu 10: Hợp chất A có 25% H về khối lượng. Công thức phân tử của A là:
 A. CH4 	B. C2H4 	 C. C2H2 	D. C6H6
II.TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế
1) .+ ZnO 	2) +  H3PO4 
3) +  CO2 + H2O	4) H2O  +  
5) KClO3  +  6) KMnO4  +  + . 
Câu 2 ( 1,5 điểm). Nêu phương pháp nhận biết các khí không màu đựng trong ba lọ mất nhãn: khí oxi, khí hidro, khí cacbonnic 
Câu 3 (2 điểm). Cho 13 gam sắt vào dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được FeCl2 và khí H2
a)Viết phương trình hóa học xảy ra
b)Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn
c)Tính khối lượng muối FeCl2 thu được
d)Dẫn toàn bộ khí H2 trên qua bình đựng bột đồng (II) oxit đun nóng. Tính khối lượng đồng thu được sau phản ứng
ĐỀ KIỂM TRA THỬ GIỮA KÌ II HÓA 8
Thời gian: 45’
Mã đề: 6
I.TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1: Vì sao thu khí hiđro bằng cách thu qua nước:
A. Nhẹ hơn không khí 	B. Nặng hơn không khí. C. Ít tan trong nước 	D. Tan nhiều trong nước.
Câu 2: Cho a gam sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thu được FeCl2 và 4,48 lít khí H2 ở (đktc). Giá trị của a là A. 11,2	B. 5,6	C. 22,4	D. 1,12
Câu 3: Cho các chất sau: Fe, CH4, C, H2O, HCl, H2. Ở điều kiện thích hợp khí O2 tác dụng được tối đa với các chất trên là	A. 5	B. 4	C. 3	D. 6 
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O	(2) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(3) 2Al(OH)3 Al2O3 +3H2O	(4) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
Số phản ứng phân hủy là	A. 1.	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 5: Dãy chất nào tác dụng với nước:
A. SO3,CaO,P2O5 B. Al2O3,SO3,CaO C. Na2O,CuO,P2O5 D. CuO,Al2O3,Na2O
Câu 6: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. H3PO4, HNO3, HCl, NaCl, H2SO4	B. H3PO4, HNO3, KCl, NaOH, H2SO4
C. H3PO4, HNO3, HCl, H3PO3, H2SO4	D. H3PO4, KNO3, HCl, NaCl, H2SO4
Câu 7: Cho các oxit: CaO; Al2O3; N2O5; CuO; Na2O; BaO; MgO; P2O5; Fe3O4; K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo bazơ tương ứng là:
A. 3             	B. 4             	 	C. 5             	 D. 2
Câu 8: Phản ứng nào sao đây là phản ứng thế
A. S + O2 SO2	C. 4Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe
B. CaCO3 CaO + CO2 	D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của oxi?
A. Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. B. Dùng để dập tắt đám cháy.
C. Cần cho sự hô hấp của người và động vật. D. Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.
Câu 10. Khí oxi có tính chất vật lí nào?
A. Nhẹ hơn không khí. 	B. Tan  trong nước.
C. Hoá lỏng ở -100oC. 	 	D. Nặng hơn không khí, ít tan trong nước và hoá lỏng ở – 183oC.
II.TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1( 1điểm). Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: KMnO4 O2 Fe3O4 FeFeCl2
Câu 3( 1,5 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Sắt trong không khí
a) Tính khối lượng sản phẩm thu được?
b) Tính thể tích khí oxi, và thể tích không khí cần dùng ở đktc? (biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)
c) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế đủ oxi cho phản ứng trên? Biết rằng lượng oxi thu được hao hụt 20%
Câu 3 (1 điểm). Cho 3,6 gam một kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí oxi đun nóng sau phản ứng thu được 6 gam oxit. Xác định tên kim loại R 
Câu 4 (1,5 điểm) Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 14,6 gam axit clohidric. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,4 gam chất rắn và V(ml) khí thoát ra ở đktc?
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại.
ĐỀ KIỂM TRA THỬ GIỮA KÌ II HÓA 8
Thời gian: 45’
Mã đề: 7
I.TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1: Kim loại không tan trong nước là
A. Na.                 	B. K.                   	C. Ca.                  	D. Cu.
Câu 2: Khí oxi không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Fe.             	 B. S.                    	C. P.                   	 	D. Ag.
Câu 3: Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 19,753% oxi (về khối lượng). Công thức hóa học của oxit đó là
A. CuO.              	B. FeO.               	C. CaO.              	 D. ZnO.
Câu 4: Khử hoàn toàn 11,6 gam Fe3O4 bằng khí hiđro dư. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 5,60 gam.       	B. 7,84 gam.        	C. 8,40 gam.        	D. 8,96 gam.
Câu 5: Cách đọc tên nào sau đây sai?
A. CO2: cacbon(II) oxit.           B. CuO: đồng(II) oxit. C. FeO: sắt (II) oxit.              D. CaO: canxi oxit.
Câu 6: Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng
A. Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.	B. Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
C. Nước để dập tắt đám cháy.     	D. Khí oxi phun vào đám cháy.
Câu 7: Cho 2,7 gam nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Thể tích khí H2 (ở đktc) thu được sau phản ứng là
A. 1,12 lít.          	 B. 2,24 lít.           	 C. 3,36 lít.           	D. 4,48 lít.
Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CuO.            	B. Na2O.             	 C. CO2.               	D. CaO.
Câu 9: Chỉ ra các oxit bazơ trong dãy sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, SO3?
A. P2O5, CaO, CuO.         B. CaO, CuO, BaO, Na2O. C. BaO, Na2O, SO3.               D. P2O5, CaO, SO3.
Câu 10: Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 và khí O2 theo tỉ lệ về thể tích là
A. 1:2.               	   B. 1:3.               	   C. 3:1.               	   D. 2:1.
II.TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1(1, 5 điểm ): Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế
1) CaCO3  +  2) KMnO4  +  + . 
3) Zn + HCl  + 	 4) Al + H2SO4  + 
5) H2 +  Cu +  6) CaO + H2O 
Câu 2 (1,0 điểm) Cho 5,6 g sắt tác dụng với 4,48 lít khí oxi, thu được oxit sắt từ.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra?
b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng? 
Câu 3 (2 điểm)  Cho 3,25 g kẽm tác dụng với một lượng axit clohidric vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra cho đi qua 6g đồng (II) oxit đun nóng.
a) Viết phương trình hoá học xảy ra?
b) Tính khối lượng đồng thu được sau phản ứng và cho biết chất nào là chất khử? Chất oxi hoá?
c) Chất nào còn dư sau phản ứng hiđro khử đồng (II) oxit? Khối lượng dư là bao nhiêu?
Câu 4 (0,5 điểm).Cho 1,2 gam kim loại M khi tác dụng hết với dung dịch HCl dư giải phóng 1,12 lít khí ở (đktc). Xác định M?
ĐỀ KIỂM TRA THỬ GIỮA KÌ II HÓA 8
Thời gian: 45’
Mã đề: 8
I.TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1. Tên gọi của P2O5 là
A. Điphotpho trioxit.   B. Photpho oxit C. Điphotpho oxit.              D. Điphotpho pentaoxit
Câu 2. Trong phân tử nước có phần trăm khối lượng H là  
A. 11,1%.           	 B. 88,97%.          	 C. 90%.          	 D. 10%
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.
B. Khí oxi nhẹ hơn không khí.
C. Oxi hóa lỏng ở − 183oC.	
D. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí CH4 trong bình chứa khí oxi. Thể tích khí oxi (đo ở đktc) cần dùng là
A. 2,24 lít.          	B. 3,36 lít.        	 C. 4,48 lít.      	D. 6,72 lít.
Câu 5: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 ⟶ Cu + H2O	B. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2
C. Ca(OH)2 + CO2 ⟶ CaCO3 + H2O	D. Zn + CuSO4 ⟶ ZnSO4 + Cu
Câu 6. Khử hoàn toàn 16 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được là
A. 6,4 gam.         	B. 12,8 gam.       	 C. 16,0 gam.      	   D. 19,2 gam.
Câu 7: Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:
A. N2 , H2 , CO	B. N2, O2, Cl2	C. CO, Cl2	D. Cl2, O2
Câu 8: Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit
A. 4	B. 2 C. 3	D. 1
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp?
A. CuO + H2 Cu + H2O. 	 	B. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O. 
C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. D. CaO + H2O Ca(OH)2 .
Câu 10: Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước.
A. SO3, CuO, K2O. B. SO3 , K2O, CO2, BaO. C. SO3, Al2O3, K2O. D. N2O5, K2O, ZnO.
II.TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Cho các loại oxit sau: CO2, FeO, P2O5, Na2O, ZnO, CuO, SO3 , SiO2 ,ZnO, Na2O
Hãy phân loại và gọi tên .
Câu 2 ( 2 điểm) Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế
1) ....... +........ CO2 + H2O 2) ......  + MnO2 + . 
3) .. + HCl  + H2	 4) .. + H2SO4 FeSO4 + 
5) H2 +  Fe +  6) ......... + H2O 
7) S + .. . 	 8) Na + H2O ..+ H2
Câu 3 (2 điểm). Hòa tan hoàn toàn kim loại Sắt trong dung dịch axit Sunfuric. Sau phản ứng kết thúc thu được 1,12 (l) khí (đktc)
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng Sắt tham gia phản ứng
c) Đốt cháy hoàn toàn lượng khí sinh ra trong không khí.Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
ĐỀ KIỂM TRA THỬ GIỮA KÌ II HÓA 8
Thời gian: 45’
Mã đề: 9
I.TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. K2O	B. CuO	C. P2O5	D. CaO
Câu 2. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O	B. 2Mg + O2 2MgO
C. 2KClO3 2KCl + 3O2	D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Câu 3. Đốt cháy sắt thu được 0,2 mol Fe3O4. Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng là
A. 8,96 lít	B. 4,48 lít	C. 2,24 lít	D. 3,36 lít
Câu 4. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.
A. Cl2	B. CH4	 C. Fe	D. H2
Câu 5. Cho các chất sau: HCl, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí H2 là:
A. HCl, CaO.     	 B. Mg, NaOH, Fe.	 C. HCl, S, O2.         D. HCl, Mg, Fe.
Câu 6. Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:
A. Zn  + CuSO4   → ZnSO4 + Cu               B. 2KClO3    2KCl + 3O2
C. 3Fe  + 2O2    Fe3O4                    D. 2Al  + 3Cl2   2AlCl3
Câu 7.Cho những chất sau: CaO, Mg(OH)2, Na2O, CuO, KOH, H3PO4 những chất là oxit?
A. CaO, Na2O, KOH, CuO	B. Mg(OH)2, KOH, H3PO4 C.CaO, Na2O, CuO D. CuO, KOH, H3PO4
Câu 8. Phương pháp nào để dập tắt lửa do xăng dầu?
A. Quạt	 B. Phủ chăn bông hoặc vải dày C. Dùng nước	 D. Dùng cồn
Câu 9. Hai chất khí nhẹ hơn không khí là
A. H2 và N2	 B. H2 và CO2	 	C.H2 và O2	 	D. H2 và SO2
Câu 10. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđrơ ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:
A.1,12 lit	 B. 2,24 lit	C.22,4 lit	D. 11,2 lit
II.TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm). Hoàn thành chuỗi phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a) b) 
Câu 2 (1 điểm). Đốt nóng 2,4 gam kim loại M trong khí oxi dư, thu được 4,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M. 
Câu 3 (2 điểm). Người ta dẫn luồng khí H2 đi qua ống đựng 4,8 gam bột CuO được nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ thì dừng lại.
Viết phương trình phản ứng xảy ra ?
Tính số gam Cu sinh ra?
Tính thể tích khí hiđro (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên ?
Để có lượng H2 đó phải lấy bao nhiêu gam Fe cho tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam axít HCl. 
	Câu 4 (1 điểm).Cho luồng khí H2 dư đi lần lượt qua các ống đốt nóng mắc nối tiếp, mỗi ống chứa các chất :CaO, CuO, Al2O3, Fe2O3, Na2O. Viết phương trình hóa học cho phản ứng?

Tài liệu đính kèm:

  • doc5_de_kiem_tra_thu_giua_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8.doc