Bài giải chi tiết môn Hóa học – THPT quốc gia 2016 - Mã đề 357

docx 15 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1849Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giải chi tiết môn Hóa học – THPT quốc gia 2016 - Mã đề 357", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giải chi tiết môn Hóa học – THPT quốc gia 2016 - Mã đề 357
BÀI GIẢI CHI TIẾT MÔN HÓA HỌC – THPT QUỐC GIA 2016 - MÃ ĐỀ 357
Câu 1: Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là
 A. phenol.
 B. ancol etylic.
 C. etanal.
 D. axit fomic.
Giải
CH3CH2OH: etanol hay còn gọi là ancol etylic ⇒ Chọn B.
Câu 2: Chất nào sau đây là amin bậc 3?
 A. (CH3)3N.
 B. CH3-NH2.
 C. C2H5-NH2.
 D. CH3-NH-CH3.
Giải
Thay 3 nguyên tử H trong NH3 bằng 3 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc 3⇒ Chọn A.
Câu 3: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
 A. W.
 B. Cr.
 C. Hg.
 D. Pb.
Giải
Ở điều kiện thường, Hg ở thể lỏng ⇒ Chọn C.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
 A. CH3COOH.
 B. H2O.
 C. C2H5OH.
 D. NaCl.
Giải
- CH3COOH, H2O là những chất điện li yếu.
- C2H5OH là chất không điện li.
- NaCl là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn thành ion ⇒ Chọn D.
Câu 5: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
 A. tristearin.
 B. metyl axetat.
 C. metyl fomat.
 D. benzyl axetat.
Giải
(C17H35COO)C3H5 + 3 3 + C3H5(OH)3
 tristearin glixerol
⇒ Chọn A.
Câu 6: PVC là chất rắn vo định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
Giải
 A. Vinyl clorua.
 B. Acrilonitrin.
 C. Propilen.
 D. Vinyl axetat.
Giải
nCH2=CH-Cl -(CH2CHCl)n-
 vinyl clorua poli (vinyl clorua) (PVC)
⇒ Chọn A.
Câu 7: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
 A. C2H4.
 B. C2H6.
 C. CH4.
 D. C2H2.
Câu 8: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
 A. H2SO4 loãng.
 B. HNO3 loãng.
 C. HNO3 đặc nguội.
 D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 9: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
 A. Al.
 B. Li.
 C. Ca.
 D. Mg.
Giải
Kim loại kiềm bao gồm Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.
⇒ Chọn B.
Câu 10: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. boxit.
 B. đá vôi.
 C. thạch cao sống.
 D. thạch cao nung.
Câu 11: Đốt cháy đơn chất X thu được khí Y. Khi nung nóng X với H2, thu được khí Z. Cho Y tác dụng với Z tạo ra chất rắn màu vàng. Đơn chất X là
 A. cacbon.
 B. photpho.
 C. nitơ.
 D. lưu huỳnh.
Giải
S + O2 SO2 (Y)
S + H2 H2S (Z)
SO2 + 2H2S 3S↓ (vàng) + 2H2O
⇒ Chọn D.
Câu 12: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
 A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) CuCl2 + 2FeCl2.
 B. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.
 C. H2 + CuO Cu + H2O.
 D. Fe + ZnSO4(dung dịch) FeSO4 + Zn.
Giải
Phản ứng Fe + ZnSO4(dung dịch) không xảy ra do Fe đứng sau Zn trong dãy điện hóa.
⇒ Chọn D.
Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
 (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
 (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
 (c) Cho CaO vào nước.
 (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
 A. 4.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 1.
Giải
(a) Al + NaOH + H2O NaAlO2 + 3/2H2.
(b) Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag. hoặc có thể tạo ra muối Fe(NO3)3.
(c) CaO + H2O Ca(OH)2.
(d) Na2CO3 + CaCl2 CaCO3↓ + 2NaCl
⇒ Chọn A.
Câu 14: Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1,0M thu được dung dịch X. Cho 75 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 1,56.
 B. 1,17.
 C. 0,39.
 D. 0,78.
Giải
nAl = 0,02 mol, nHCl = 0,07 mol, nNaOH = 0,075 mol.
(Sau phản ứng thu được kết tủa, nên trong dung dịch Y không còn ion hoặc ion ; bảo toàn điện tích ⇒ trong dung dịch Y có ion 
Bảo toàn mol Al: ⇒ 
⇒ Chọn B.
Câu 15: Chất X (có M=60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3. Tên gọi của X là
 A. axit fomic.
 B. metyl fomat.
 C. axit axetic.
 D. ancol propylic.
Giải
Chất X tác dụng với NaHCO3, NaOH ⇒ X phải là axit
* HCOOH (M=46): loại
* CH3COOH (M=60): nhận
⇒ Chọn C.
Câu 16: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
 A. 160.
 B. 240.
 C. 480.
 D. 320.
Giải
	;	
⇒ Chọn D.
Câu 17: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là
 A. 20,5.
 B. 22,8.
 C. 18,5.
 D. 17,1.
Giải
⇒ Chọn B.
Câu 18: Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
 A. 3,75.
 B. 3,88.
 C. 2,48.
 D. 3,92.
Giải
CO + O(bị khử) CO2
 0,09 0,09
Nhận xét: m = 5,36 – mO (bị khử) = 5,36 – 16.0,09 = 3,92.
⇒ Chọn D.
Câu 19: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
 A. metyl axetat.
 B. metyl propionat.
 C. propyl axetat.
 D. etyl axetat.
Câu 20: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là
 A. 28,25.
 B. 18,75.
 C. 21,75.
 D. 37,50.
Giải
H2NCH2COOH + KOH H2NCH2COOK + H2O
 0,25 0,25 (mol)
⇒ m = 0,25.75 = 18,75.
⇒ Chọn B.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?
 A. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
 B. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
 C. CrO3 là oxit axit.
 D. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
Giải
Cr2O3 là oxit lưỡng tính, chỉ tan được trong dung dịch kiềm đặc.
⇒ Chọn B.
Câu 22: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol khí Cl2. Kim loại M là
 A. Na.
 B. Ca.
 C. Mg.
 D. K.
Giải
⇒ M = 39n (chỉ có cặp nghiệm n=1 và M=39 là phù hợp)
⇒ Chọn D.
Câu 23: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
 A. Vôi tôi.
 B. Muối ăn.
 C. Giấm ăn.
 D. Nước.
Giải
Chọn chất có môi trường kiềm để trung hòa axit HCOOH ⇒ Vôi tôi.
⇒ Chọn A.
Câu 24: Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.
Trong các phát biểu sau:
 (a) 1 mol X phản ứng tối đa 4 mol H2 (Ni, t0)
 (b) Chất Z có đồng phân hình học.
 (c) Chất Y có tên gọi là but-1-in.
 (d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
 A. 3.
 B. 2.
 C. 4.
 D. 1.
Giải
Trong X, Y, Z phải có liên kết ba đầu mạch (-C≡CH) do phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3.
MX < MY < MZ < 62 ⇒ Trong X, Y, Z có số C < 5 (C5H2 có M=62)
⇒ Trong X, Y, Z có 4C.
⇒ 
(a) 1 mol X phản ứng tối đa 4 mol H2 (Ni, t0): đúng (do có 4 liên kết pi nên 1 mol X cộng tối đa 4 mol H2)
(b) Chất Z có đồng phân hình học: sai (điều kiện có đồng phân hình học là cacbon ở liên kết đôi phải gắn hai nhóm thế khác nhau).
(c) Chất Y có tên gọi là but-1-in: sai (tên gọi của Y là vinyl axetilen)
(d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh: đúng.
⇒ Chọn B.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
 (a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
 (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
 (c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
 (d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Số phát biểu đúng là
 A. 3.
 B. 4.
 C. 1.
 D. 2.
Giải
- (a), (c), (d): đúng.
- (b) là sai do thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
Câu 26: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:
Phương trình hóa học điều chế khí Z là
 A. H2SO4(đặc) + Na2SO3(rắn) SO2↑ + Na2SO4 + H2O.
 B. Ca(OH)2(dung dịch) + 2NH4Clrắn 2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O.
 C. 4HCl(đặc) + MnO2 Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O.
 D. 2HCl(dung dịch) + Zn H2↑ + ZnCl2.
Giải
Khí Z thu bằng cách dời chỗ H2O, nên khí Z không tan trong nước ⇒ Z là H2 (các khí SO2, NH3 và Cl2 tan nhiều trong nước)
⇒ Chọn D.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đkc), thu được 1,8 gam H2O. Giá trị của m là
 A. 3,60.
 B. 3,15.
 C. 5,25.
 D. 6,20.
Giải
Xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ đều có công thức chung là Cx(H2O)y.
Nhận xét: 
⇒ Chọn B.
Câu 28: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là
 A. R2O.
 B. R2O3.
 C. R2O7.
 D. RO3.
Giải
R thuộc nhóm VIIA ⇒ oxit có hóa trị cao nhất có dạng R2O7.
⇒ Chọn C.
Câu 29: Cho dãy các chất: CH≡C-CH=CH2; CH3COOH; CH2=CH-CH2OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
 A. 4.
 B. 5.
 C. 3.
 D. 2.
Giải
Các chất làm mất màu nước brom là CH≡C-CH=CH2; CH2=CH-CH2OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2.
⇒ Chọn A.
Câu 30: Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
 (1) Ion kim loại năng như .
 (2) Các anion ở nồng độ cao.
 (3) Thuốc bảo vệ thực vật.
 (4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm làm).
Nhóm tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước là
 A. (1), (2), (3).
 B. (1), (3), (4).
 C. (2), (3), (4).
 D. (1), (2), (4).
Giải
- Các tác nhân (1), (2), (3) là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tác nhân (4) gây phá hủy tần ozon.
⇒ Chọn A.
Câu 31: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch kiềm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m là
 A. 11,32.
 B. 13,92.
 C. 19,16.
 D. 13,76.
Giải
Khi nung X: 
Giả sử hỗn hợp khí Z gồm có NO2 (46) và CO2 (44), lượng khí O2 sinh ra (x/4 mol) phản ứng hết với Fe và FeO.
- Dùng quy tắc được chéo tính nhanh được 	
(MT = 16 ⇒ trong T có H2 ⇒ hết, .
Dùng quy tắc đường chéo cho hỗn hợp T ta được 
Nhận xét: 
* Tính mFe = 21,32 – (0,01.39) – (0,15.96) = 6,44 (g) (nFe = 0,115)
* Tính số mol , .
 Số mol ion tham gia phản ứng (2): 
( kiểm tra lại, nếu Fe chuyển hết thành thì mol cần là (0,115.3):2 = 0,1725 > 0,12 ⇒ O2 hết (phù hợp với giả sử trên)
⇒ m = 6,44 + (0,06.62) + (0,06.60) = 13,76 (g)
⇒ Chọn D.
Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
 A. 22,6.
 B. 20,8.
 C. 16,8.
 D. 18,6.
Giải
Gly-Ala + 2NaOH H2NCH2COONa + H2NCH(CH3)COOH + H2O
 0,1 0,1 (0,1) (mol)
⇒ m = (0,1.97) + (0,1.111) = 20,8 (gam).
⇒ Chọn B.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
 (a) Súc khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
 (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
 (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc dư.
 (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
 (e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
 (f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là
 A. 3.
 B. 6.
 C. 4.
 D. 5.
Giải
Các thí nghiệm thu được 2 muối: (a), (b), (c), (f)
(a) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
(b) 
(c) 2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
(d) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 2 mol 4 mol
 2FeCl3 + Cu CuCl2 + 2FeCl2.
 4 mol 1 mol
Sau phản ứng thu được CuCl2, FeCl2 và FeCl3 (dư)
(e) CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2O.
(f) 2KHS + 2NaOH K2S + Na2S + 2H2O
⇒ Chọn C.
Câu 34: Cho 7,56 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch hồm HCl và 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu dược 16,5 gam kết tủa gồm hai chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 32,3.
 B. 38,6.
 C. 46,3.
 D. 27,4.
Giải
Bảo toàn điện tích dd Y: 0,85 > 0,52 + 0,12.2 ⇒ trong dung dịch Y có ion 
Ta có hệ: 
⇒ Chọn B.
Câu 35: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong T bằng
 A. 6.
 B. 12.
 C. 8.
 D. 10.
Giải
Bảo toàn Na: 
 ⇒ Trong 180 gam dung dịch NaOH có 18 gam NaOH và 162 gam H2O
Sơ đồ viết lại:
Bảo toàn khối lượng: mX = (44,4 + 2,7) – 18 = 29,1 (g)
* ⇒ x = 1,5/0,15 = 10
* ⇒ y = 1,5/0,15 = 10
* ⇒ z = 0,6/0,15 = 4
⇒ CTPT: C10H10O4.
X thủy phân thu được 2 axit cacboxylic; thủy phân X có H2O tạo thành; 0,15 mol X tác dụng 0,45 mol NaOH (tỉ lệ 1 :3)
⇒ X là este hai chức, trong đó có 1 nhóm chức este của phenol:
CTPT của T: C7H8O2.
⇒ Chọn C.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
 A. 7,09.
 B. 5,92.
 C. 6,53.
 D. 5,36.
Giải
 ⇒ nNaOH phản ứng = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)
Bảo toàn mol Na: 
m = (0,02.58,5) + 0,04.(R1 + 134) = 6,53 + 0,04. (gam)
Số trong ancol < 2.
Gọi n là số C trong R1(COONa)2.
Bảo toàn C: 0,19 = 0,04.n + 0,05. trong ancol ⇒ 0,19 2,25 ⇒ Trong R1 có cacbon
⇒ > 0 ⇒ m > 6,53.
⇒ Chọn A.
Câu 37: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đkc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
 A. 9408.
 B. 7720.
 C. 9650.
 D. 8685.
Giải
nkhí = 0,105 mol; Al2O3 (0,02 mol)
Catot (-):
Anot (+):
Dung dịch X hòa tan Al2O3 (oxit lưỡng tính) ⇒ Trong dung dịch X có ion hoặc ion .
TH1:
TH2:
Số mol khí: a + b + c = 0,105 (1)
BT mole : 0,1 + 2a = 2b + 4c (2)
Số mol để hòa tan Al2O3: 2a - 4c = 0,04 (3)
(1), (2), (3) ⇒ a = 0,03; b = 0,07; c = 0,005
Số mol khí: a + b + c = 0,105 (1)
BT mole : 0,1 + 2a = 2b + 4c (2)
Số mol để hòa tan Al2O3: 4c - 2a = 0,12 (3)
(1), (2), (3) ⇒ a = 17/300; b = <0 (loại)
⇒ Chọn B.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
 A. 0,26.
 B. 0,30.
 C. 0,33.
 D. 0,40.
Giải
Đặt công thức chung của 2 este là CnH2nO2 (a mol); 2 hiđrocacbon là CmH2m+2-2k (b mol)
Nhận xét: 2 este không phản ứng với Br2; lượng Br2 phản ứng tối đa 2 hiđrocacbon là kb (kb là số mol liên kết pi) ⇒ Tính kb.
Ta có: a + b = 0,33	(1)
Bảo toàn mol O: 2a + 1,27.2 = 2na + 2mb + 0,8 2na + 2mb = 2a + 1,74	(2)
Bảo toàn mol H: 2na + 2mb + 2b - 2kb = 0,8.2	(3)
Thay (2) vào (3): 2(a + b) +1,74 - 2kb = 1,6	(4)
Thay (1) vào 4): 2.0,33 + 1,74 - 2kb = 1,6 kb = 0,4
⇒ Chọn D.
Câu 39: Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít khí Cl2 (đkc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl, HCl dư. Số mol HCl phản ứng là
 A. 1,9.
 B. 2,4.
 C. 1,8.
 D. 2,1.
Giải
Ta có: 158.a + 122,5.b = 48,2	(1)
Bảo toàn mole: 5.a + 5.b = 0,15.4 + 2.(0,675-b/2)	(2)
(1) và (2) ⇒ a = 0,15; b = 0,2.
Bảo toàn mol Cl: 0,2.1 + nHCl = 0,15.2 + 0,35 + 0,675.2 nHCl = 1,8 mol
⇒ Chọn C.
Câu 40: Ứng với công thức C2HxOy (M < 62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền, mạch hở có phản ứng tráng bạc?
 A. 3.
 B. 6.
 C. 4.
 D. 5.
Giải
Cho phản ứng tráng bạc ⇒ trong C2HxOy có nhóm chức –CHO. 
⇒ Chọn C.
Câu 41: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là
 A. 4,05.
 B. 2,86.
 C. 2,02.
 D. 3,60.
Giải
- Trong giai đoạn (2): có sự thay thế ion:
- Khối lượng kim loại trong kết tủa: 
- Bảo toàn khối lượng kim loại trong giai đoạn (1): m + (0,03.65) + (0,05,64) = 5,25 + 3,95 m = 4,05 (gam)
⇒ Chọn A.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
 A. 13,8.
 B. 12,0.
 C. 13,1.
 D. 16,0.
Giải
Bảo toàn khối lượng: m + .40 = 20,532 + .18 
⇒ Chọn D.
Bài 43: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần dùng 2128 ml O2 (đktc), thu được 2016 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1,0M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , khối lượng Ag tối đa thu được là
 A. 4,32.
 B. 8,10.
 C. 7,56.
 D. 10,8.
Giải
Đặt công thức este đơn chức CxHyO2. 
Bảo toàn mol O: 	2a + b + 0,015.2 = 0,09.2 + 0,06 - 0,095.2 2a + b = 0,02 (1) ⇒ 0,01 < (a + b) < 0,02 (*)
Bảo toàn mol C:	3(a + b) + 0,015x = 0,09.	(2)
Thay (*) vào (2) ta được: 2 < x < 4 ⇒ x = 3.
Bảo toàn mol H:	4(a + b) + 0,015y = 0,06.2	(3)	
Thay (*) vào (3) ta được: 2,6 < y < 5,3 ; y chẵn ⇒ y = 4.
⇒ CTPT este: C3H4O2; CTCT: HCOOCH=CH2.
HCOOCH=CH2 + NaOH HCOONa + CH3CHO 
 0,015 0,015 0,015
Thay x = 3 vào (2). Từ (1) và (2) ⇒ a = 0,005; b = 0,01.
⇒mAg = 108.(0,005.4 + 0,01.2 + 0,015.2 + 0,015.2) = 10,8 (g).
⇒ Chọn D.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T là 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đkc). giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 31.
 B. 28.
 C. 26.
 D. 30.
Giải
Hướng giải:
 - Tính số mol O2 đốt cháy hoàn toàn 39,05 gam X
 - Dùng quy tắc tam xuất khi biết số mol O2 (32,816/22,4 = 1,465) để tính m.
* X1, X2, X3 là các aminoaxit no có dạng CpH2p+1O2N; Tỉ lệ mol: X1 : X2 : X3 = 11 : 16 : 20.
Quy hỗn hợp 3 peptit Y, Z, T thành 1 peptit:
Bảo toàn khối lượng: 39,05 = 0,01.(658p + 1381) + 0,08.18 
Số mol O2 để đốt cháy hoàn toàn 39,05 gam X hay 0,01 mol H-(CpH2p-1ON)47-OH (C170H295O48N47) là như nhau.
Bảo toàn mol Oxi: 
Đốt cháy 39,05 gam X cần dùng 2,1975 mol O2.
.m gam X .. 1,465 mol O2. 
⇒ Chọn C.
Câu 45: Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam dung dịch HNO3 48%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 7,6.
 B. 7,9.
 C. 8,2.
 D. 6,9.
Giải
Nếu NaOH (0,4 mol) và KOH (0,2 mol) phản ứng hết thì chất rắn sau khi nung 42,86 gam bao gồm NaNO2 (0,4) và KNO2 (0,2)
 ⇒ NaOH và KOH còn dư.
Ta có hệ:
Nếu dung dịch X gồm Fe3+ (0,15) và Cu2+ (0,1) thì lượng phản ứng = 0,15.3 + 0,1.0 = 0,65 > (0,6 – 0,06).
⇒ dd sau phản ứng có Fe2+ ⇒ HNO3 phản ứng hết
⇒ Trong dd X gồm có ⇒ 
ms.p.k = (0,96.63) – (0,48.18) – (0,54.62) = 18,36 gam
mdd sau phản ứng = 14,8 + 126 – 18,36 = 122,44 (gam)
.
⇒ Chọn B.
Câu 46: Cho dãy chuyển hóa sau:
	CrO3 X Y Z
Các chất X, Y, Z lần lượt là
 A. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2.
 B. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3.
 C. Na2Cr2O7, CrSO4, NaCrO2.
 D. Na2CrO4, CrSO4, Cr(OH)3.
Giải
CrO3 Na2CrO4 Cr2(SO4)3 NaCrO2
⇒ Chọn A.
Câu 47: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi trong bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tương
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
T
Nước Br2
Kết tủa trắng
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
 A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
 B. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
 C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
 D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
Câu 48: Cho các phát biểu sau:
 (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
 (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
 (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
 (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở thể rắn.
 (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
 (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là
 A. 3.
 B. 4.
 C. 6.
 D. 5.
Giải
- Số phát biểu đúng là (a), (c), (e), (f).
- (b) sai: chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
- (d) sai: triolein ở thể lỏng.
⇒ Chọn B.
Câu 49: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau:
Giá trị của V là
 A. 300.
 B. 250.
 C. 400.
 D. 150.
Giải
Ta có: cạnh đáy lớn hình thang cân = 0,13 + 0,03 = 0,16.
⇒ 
⇒ Chọn C.
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng là
 A. 1,8.
 B. 2,0.
 C. 3,2.
 D. 3,8.
Giải
. Ta có hệ: 
Nhận xét: 
* Tính số mol Fe(NO3)3.
Bảo toàn mol electron: (a + b + c + d) = 0,2.3 ⇒ d = (a + b + c + d)/3 = 0,6/3 = 0,2
Bảo toàn mol Fe: 
⇒ 
⇒ Chọn C.
- Trương Văn Sơn – THPT Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
- Vũ Thị Thúy Dung – THPT Nam Hà, Biên Hòa, Đồng Nai.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI GIAI CHI TIET THPT QUOC GIA 2016.docx