20 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)

doc 59 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 4659Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)
ĐỀ SỐ 1:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu1. (1,5đ)
 Nêu đặc điểm kinh tế- xã hội các nước trong khu vực Nam Á? Cho biết nước nào có điều kiện phát trieån kinh tế nhất? Trở ngại lớn nhất hiện nay cho các nước khu vực Nam Á?
Câu 2: (1,5đ)
 Nêu rõ tình hình kinh tế các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX? 
Câu 3: (1,5đ)
 Tây Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế? Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, xã hội của khu vực?
Câu 4: (1,5đ)
 Việc phá rừng của con người sẽ gây ra những hậu quả gì?
Câu5: (2đ)
 Nét nổi bật của thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là gì? Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Câu 6: (2đ)
 Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam 
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng (triệu ha) 
14.3
8.6
11.8
 - Tính tỉ lệ % . (Biết cả nước 33 triệu ha)
 -Vẽ biểu đồ hình cột. Nêu nhận xét . Nguyên nhân ?
------------------------------------
ĐỀ SỐ 1:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu
Đáp Án
Điểm
Câu 1:
-Đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực Nam Á :
 + Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển .
 +Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu .
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á, có cơ cấu các ngành công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển và đạt những thành tựu to lớn.
-Quá trình thuộc địa bị đô hộ gần 200 năm.
Mâu thuẩn , xung đột các dân tộc, săc tộc, tôn giáo.
0.25
0.25
0,5
0,5
Câu 2: 
 Tình hình kinh tế và vùng lãnh thổ các nước châu Á:
 -Nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ song trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau.
 -Nhật Bản là nước phát triển sớm nhất Châu Á.
 -Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh.
 -Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều, còn nhiều nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nghèo khổ.
0,5
0.25
0.25
0,5
Câu 3 : 
 -Tây Nam Á có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú,có trữ lượng lớn.
Chiếm 1/3 sản lượng dầu trên thế giới, khai thác và xuất khẩu dầu mỏ đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
-Những khó khăn:
 +Với vị trí chiến lược quan trọng cùng với nguồn tài nguyên giàu có. Khu vực Tây Nam Á là nơi dễ xảy ra nhiều tranh chấp gay gắt của các bộ tộc , dân tộc trong và ngoài nước.
 +Sự không ổn định về chính trị, cùng với sự can thiệp của nước ngoài đã ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực.
1
0,25
0,25
Câu 4: 
 Việc phá rừng của con người sẽ để lại những hậu quả:
-Môi trường sinh thái bị hủy hoại, nhiều động vật hoang dã không nơi cư trú, mất đi nguồn gen quý hiếm.
-Một số loài bị tuyệt chủng.
-Tài nguyên rừng bị suy giảm do khai thác bừa bãi.
-Mất rừng đất đai bị xói mòn, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên, nguồn nước ngầm bị khô kiệt, thiên tai ngày càng tăng.
0,5
0.25
0.25
0,5
Câu5:
 Nét nổi bật của thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
 - Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.
 -Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ vì::
 +Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ phía Bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
 +Vị trí tiếp giáp với vòng ngoại chí tuyến là nhiệt đới Hoa Nam.
 +Miền có dạng địa hình đồi núi thấp, không che chắn.
 +Các dãy núi mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa Đông Bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào đất liền.
1
0,25
0.25
0.25
0,25
Câu 6:
 - Tính tỉ lệ %:
 + 1943 = 41.2%
 + 1993 = 24.8%
 + 2001 = 34.0%
Vẽ đúng thẩm mĩ – tên biểu đồ
 Biểu đồ biểu hiện diện tích rừng ở Việt Nam 1943-2001.
- Nhận xét : Diện tích rừng từ năm 1943 – 1993 giảm .
- Nguyên nhân như: chiến tranh, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
- Nhưng từ năm 1993 đến năm 2001 tăng trở lại do: Nhà nước đầu tư về trồng rừng, bảo vệ môi trường.
0,25
1
0,25
0,25
0,25
--------------- HẾT ---------------
ĐỀ SỐ 2:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 2 điểm
a, Nêu đặc điểm dân cư của châu Á? 
b, Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích vì sao dân số châu Á đông?
Câu 2: 2điểm
 - Giải thích vì sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
Câu 3: 3 điểm
Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình?
Câu 4: 3 điểm 
Cho bảng số liệu: 
Bình quân GDP đầu người của một số nước ở Châu Á năm 2001
 (Đơn vị : USD) 
Quốc gia
Cô-oét
Hàn Quốc
Trung Quốc
Lào
GDP/người
19.040
8.861
911
317
a/Vẽ biểu đồ cột thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của một số nước châu Á.
b/ Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
(Ghi chú: Học sinh được sử dụng Átlát địa lí để làm bài thi)
-------------------------------
ĐỀ SỐ 2:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu 1: 2 điểm
 Phần a: 0.5 điểm
+ Châu Á có số dân lớn nhất thế giới (năm 2002 đạt 60,6% dân số thế gới).
+ Mức gia tăng tự nhiên dân số của châu A khá cao, đạt 1,3% (năm 2002).
- Đứng thứ ba sau châu Phi và châu Mĩ.
- Ngang bằng mức tăng trung bình của thế giới.
 Phần b: 1.5 điểm
* Dân số châu Á đông vì một số nguyên nhân sau:
- Do châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ở các vùng ôn đới, nhiệt đới thuận lợi cho sự quần cư của con người. 0.25đ
- Trong một thời gian dài, mô hình gia đình đông con được khuyến khích để đáp ứng nhu cầu lao động của nghề nông truyền thống trồng lúa nước ở châu Á. 0.25đ
- Nhiều nơi ở châu Á vẫn tồn tại các hủ tục, quan niệm cũ (học sinh nêu ví dụ). (0.25đ)
- Tôn giáo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng dân số...(học sinh nêu ví dụ). 0.5đ
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao (0,25đ)
Câu 2: 2 điểm
Không khí chỉ nóng nhất sau khi đã hấp thụ được bức xạ của mặt đất, mà mặt đất chỉ bức xạ sau khi đã hấp thụ đươc bức xạ của Mặt Trời (1.0đ), như vậy nhiệt độ cao nhất của không khí phải vào lúc 13 giờ, chậm hơn so với mặt đất một giờ (1.0đ) 
(Câu này học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng nội dung phải theo như gợi ý trên)
Câu 3: 3 điểm
 - Đặc điểm của biển Đông: (1,25đ)
 + VN được biển Đông bao bọc ở phía Đông và Đông Nam. (0,25đ)
 + Biển Đông là 1 vùng biển rộng trên 1 triệu km2 . (0,25 đ)
 + Là 1 biển nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thề hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước biển, dòng hải lưu và thành phần loài sinh vật biển. (0,25 đ)
 + Biển Đông còn là biển tương đối kín.Hình dạng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. (0,25 đ)
 + Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín là 2 đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông và nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta. (0,25 đ)
 - Ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu: (1,25đ)
 + Nhờ có biển Đông , khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn (0.55đ)
+ Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80% (0.25đ)
+ Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn (0.25đ)
+ Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè (0.25đ)
+ Biển Đông làm biến tích các khối khí đi qua biển vào nước ta (0.25đ)
 - Ảnh hưởng của biển Đông đối với địa hình (0,5 đ)
+ Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vịnh nước sâu , các đảo ven bờ và những rạn san hô(0.25đ)
+ Có nhiều giá trị về kinh tế biển: xây dựng cảng, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch.(0.25đ)
Câu 4: 2 điểm
a/ Vẽ biểu đồ: 1 điểm
Yêu cầu: Vẽ đủ các cột, chính xác, đẹp, có tên biểu đồ và ghi chú đầy đủ. 
b/ Nhận xét và giải thích: 2 điểm - cụ thể như sau:
+ Nhận xét : 1.0 điểm
- Thu nhập bình quân đầu người giữa các nước không đều.
- Cô-oét là nước có GDP/người cao nhất, sau đến Hàn Quốc, Trung Quốc và thấp nhất là Lào.
+ Giải thích : 1.0 điểm
- Cô-oét do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác -> thu nhập bình quân đầu người cao.
- Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh.
- Trung Quốc tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu -> tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Lào là nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
*Ghi chú: Học sinh được sử dụng Át lát đại lí để làm bài thi.
----------------------------------------
ĐỀ SỐ 3:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
----------------------------
Câu 1: (1 điểm )
Phân biệt sông và hệ thống sông? 
Câu 2:( 4 điểm )
Dựa vào bản đồ các hệ thống sông ở nước ta ( Trang 10- Át lát địa lí tự nhiên Việt Nam )
Em hãy :
Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta vào 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ 
So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ ? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó ?
Câu 3: (2 điểm )
Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông nam Á 
Qua các nội dung đã học em hãy chứng minh nhận xét trên 
Câu 4( 3 điểm )
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng một số cây trồng năm 2000
Lãnh thổ
Lúa( triệu tấn)
Mía(Triệu tấn)
Cà phê(nghìn tấn )
Đông Nam Á 
157
129
1400
Châu Á 
427
547
1800
Thế giới 
599
1278
7300
Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á so với châu Á ? 
Vì sao khu vực này lại sản xuất được nhiều nông sản đó ?
.......Hết ........
( Thí sinh được sử dụng Át lát ĐLVN)
ĐỀ SỐ 3:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN 
HỌC SINH GIỎI
Môn: ĐỊA LÍ
Câu
Đáp án 
Điểm 
Câu1
1 điểm 
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt trái đất được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng 
0,5
- Hệ thống sông : Gồm dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành một hệ thống sông 
0,5
Câu2
4 điểm
a.Sắp xếp đúng 9 hệ thống sông lớn ở nước ta vào 3 khu vực 
Bắc Bộ 
TrungBộ 
NamBộ 
1.Hệthốngsông Hồng
2.TháiBình, 
3.BằngGiang-Kì Cùng 
4. sông Mã 
1.Hệthống sông Cả,
2.SôngThu Bồn 
1.Hệ thống sông Đồng Nai ,
2. Mê Công 
1,0
b.So sánh, sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực 
*Bắc Bộ
 -Gồm nhiều hệ thống sông lớn 
- Chế độ nước thất thường 
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6-10 cao nhất là tháng 8. lũ tập trung nhanh và kéo dài
* TrungBộ
- Gồm các hệ thống sông nhỏ, ngắn,dốc,phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập 
- Lũ lên nhanh đột ngột. 
- Mùa lũ muộn hơn sông Bắc Bộ vào cuối năm từ tháng 9-12
* Nam Bộ 
- Gồm các hệ thống sông lớn , lòng sông rộng và sâu 
- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông Bắc Bộ và Trung Bộ 
- Mùa lũ từ tháng 7-11
c.Giải thích : 
Có sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực như trên chủ yếu là do
+ Đặc điểm địa hình , hình dạng lãnh thổ ở 3 khu vực khác nhau
+ Do đặc điểm khí hậu đặc biệt là thời gian mùa mưa ở 3 khu vực khác nhau ( HS có thể nêu cụ thể hơn ở 3 vùng hoặc chỉ nêu được các ý như trên ở mức độ hiểu là được )
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5
Câu3
2 điểm 
Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông nam Á 
- Đặc điểm tự nhiên : Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện qua tất cả các thành phần tự nhiên như khí hậu, địa hình, sông ngòi,đất đai, sinh vật
- Văn hóa: Nền văn minh lúa nước, tôn giáo: Đạo phật là phổ biến, nghệ thuật kiến trúc mang nét văn hóa phương đông 
- Lịch sử : 
+ Cùng chung lịch sử : Trước là thuộc địa của các nước đế quốc. Việt Nam là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 
+ Hiện nay là 1 trong các nước thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu4
3 điểm 
a.Vẽ 2 biểu đồ tròn: 
- 1 biểu đồ thể hiện sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á so với châu Á 
- 1 biểu đồ thể hiện sản lượng cà phê của khu vực Đông Nam Á so với châu Á 
( Tính ra số liệu %. Châu Á =100%)
- Đầy đủ số liệu ,tên biểu đồ , kí hiệu 
- Nhận xét : Đông Nam Á là 1khu vực có sản lượng lúa và cà phê cao của châu Á và của thế giới 
 + Sản lượng lúa của Đông Nam Á = 36,8% của châu Á mà sản lượng lúa của châu Á = 71,3% của thế giới 
+ Sản lượng cà phê của Đông Nam Á =77,8% của châu Á 
b. Giải thích 
 - Do đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á thuận lợi cho các cây trồng nhiệt đới như cà phê, lúa : 
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Địa hình có nhiều đồng bằng đất phù sa màu mỡ 
+ Nhiều sông ngòi cung cấp nước tưới tiêu
+ Đồi núi, cao nguyên có đất đỏ ba dan phù hợp trồng cây cà phê 
- Do có số dân đông , nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn 
1,0
1,0
0,5
0,5
-------------------------------
ĐỀ SỐ 4:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1 điểm)
 Quan sát sơ đồ sau
Biển
Đất liền
Hãy trình bày quá trình hình thành mưa trên Trái Đất? Nêu cách tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương?
Câu 2 (1 điểm). Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định các hướng còn lại (Đông, Tây, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam) theo mũi tên chỉ hướng Nam ở hình dưới đây:	
 Nam 
Câu 3 (2 điểm)
Cho bảng sau:
Mùa lũ trên các lưu vực sông
 Ghi chú: + là tháng lũ.
 Tháng Lưu vực sông 
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
10
11
12
Các sông ở Bắc Bộ
 +
 +
 +
 +
 +
Các sông ở Trung Bộ
 +
 +
 +
 +
Các sông ở Nam Bộ
 +
 +
 +
 +
 +
Nêu và giải thích sự khác nhau về mùa lũ trên các sông thuộc các khu vực ở nước ta.
Câu 4 (3 đ). 
a. Phân tích biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta? 2.5
. Hãy giải thích vì sao cùng một vĩ độ mà nhiệt độ ở Việt Nam và Ấn Độ khác nhau như:
 	* Tháng giêng:
 	 	- Hà Nội (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Nac-pơ (Ấn Độ) là 4,4oC.
 	- Vinh (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Mum-Bai (Ấn Độ) là 6,3oC
Câu 5(3 đ). Dựa vào bảng số liệu về dân số nước ta từ năm 1996 – 2009 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm
1996
2000
2003
2006
2009
Nam
35857.3
38166.4
39755.4
41354.9
42482.6
Nữ
37922.4
39469.0
41170.0
42781.9
43307.0
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số nước ta từ năm 1996 – 2009? 
b. Nhận xét tình hình gia tăng dân số của nước ta và tỉ lệ giới tính trong giai đoạn này ? 
--------------- HẾT ---------------
ĐỀ SỐ 4:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu
Đáp án
Điểm
1
Quá trình hình thành mưa
+ Nước trên mặt biển bốc hơi, tạo thành mây
+ Mây được gió đưa vào trong đất liền
+ Mây vào đất liền chuyển động đi lên, (không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điẻm xương, sự ngưng kết hơi nước được diễn ra)ngưng tụ hơi nước tạo thành các hạt nước, rơi xuống tạo thành mưa
0.25
0.25
0.25
Lượng mưa trung bình năm của một địa phương = Lương mưa trung bình nhiều năm của địa phương đó cộng lại chia cho tổng số năm (đơn vị: mm/n)
0.25
2
ĐN 
ĐB 
Đông 
- Hoàn thành theo đúng sơ đồ.
Tây
TN 
TB
Nam
Bắc
=> Đúng phương hướng, mà không đúng theo yêu cầu phương hướng của đề: Trừ 0.5 đ
1
3
* Mùa lũ trên các sông ở các vùng của nước ta có sự khác nhau:
- Các sông ở Bắc Bộ có mùa lũ đến sớm nhất và kết thúc cũng sớm nhất (dẫn chứng) vì khi gió mùa đông bắc kết thúc vào tháng 4 thì gió đông nam ẩm bắt đầu hoạt động kết hợp với bão.
- Các sông ở khu vực Trung Bộ có mùa lũ đến muộn nhất và kết thúc muộn nhất (dẫn chứng) vì khi gió mùa tây nam khô nóng kết thúc thì bão và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động, gió mùa đông bắc kết hợp với địa hình. 
- Các sông ở Nam Bộ có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 vì gió mùa Tây Nam hoạt động đều đặn trong thời gian này.
0.5
0.5
0.5
0.5
4
a. Phân tích
- Địa hình:
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi 
- Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. 
- Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu. 
- Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. 
* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. 
- Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông. 
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường. 
b. Giải thích:	
 Khí hậu ở Việt Nam có nét khác biệt rõ rệt so với các nước cùng vĩ độ trong đai nội chí tuyến như Ấn Độ. Vì Việt Nam mưa nhiều, ẩm hơn, tính chất đó do gió mùa đem lại, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm tính chất nhiệt đới bị suy giảm.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
5
a. 
Năm
1996
2000
2003
2006
2009
Nam
35857.3
38166.4
39755.4
41354.9
42482.6
Nữ
37922.4
39469.0
41170.0
42781.9
43307.0
Tổng số
73156.7
77635.4
80902.4
84136.8
85789.6
b. Vẽ biểu đồ 
- Hình cột ghép
- Có ghi đủ các nội dung: Tên, chú thích, các số liệu ..... có liên quan.
- Tính mĩ thuật.
c. Nhận xét 
	- Dân số tăng, tăng theo giai đoạn. 
	- Tỉ lệ nữ luôn luôn cao hơn tỉ lệ nam. 
	è có minh họa bắng số liệu
0.5
1.0
1.5
ĐỀ SỐ 5:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2 điểm)
	a) Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy xác định từng hướng từ O đến A, B, C, D, E, F, G, H.
 H
 F
 O
A
 B
 C
 D
E
G
b) Hãy giải thích tại sao trên Trái Đất có hiện tượng các mùa luân phiên nhau giữa hai nửa cầu trong một năm?
Câu 2: ( 1điểm)
 	Hãy cho biết tại sao môi trường nhiết đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất thế giới?
Câu 3 (3,5 điểm)
	Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:	
a) Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
b) Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Câu 4. (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005
Năm
Tổng diện tích rừng (Triệu ha)
Độ che phủ rừng (%)
1943
14,3
43,0
1976
11,1
33,8
1983
7,2
22,0
1990
9,2
27,8
2000
10,9
33,1
2005
12,7
38,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005.
b. Nhận xét về sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. 
..HẾT .
ĐỀ SỐ 5:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (2 điểm)
a) * Hướng từ O đến E, H, G, C
 Từ O đến E: hướng Bắc
 Từ O đến H: hướng Nam
 Từ O đến C: hướng Tây
 Từ O đến G: hướng Đông
 * Hướng từ O đến A, B, D, F
 Từ O đến A: hướng Nam - Tây Nam
 Từ O đến B: hướng Tây - Tây Nam
 Từ O đến F: hướng Đông- Đông Bắc
 Từ O đến D: hướng Tây - Tây Bắc
0,5
05
b) Khi chuyển động trên quĩ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa. 
Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn thì nửa cầu đó là mùa nóng;
Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn thì nửa cầu đó là mùa lạnh.
1,0
Câu 2 ( 1,5 điểm)
- Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường
- Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 200 C, biên độ trung bình năm khoảng 80 C, lượng mưa trung bình trên 1000 mm. Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. 
- Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực có:
+ Diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn ( dẫn chứng)
+ Nguồn nước dồi dào, là hạ lưu của các dòng sông ( dẫn chứng)
+ Khí hậu thuận lợi
Thuận lợi cho việc trồng cây lương thực như lúa, ngô.. đặc biệt là lúa nước và trồng cây công nghiệp. Những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới thích hợp với chăn nuôi
- Đây là vùng có lịch sử văn minh lâu đời, là nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới
0,5
0,5
0,75
0,25
Câu 3 ( 3,5 điểm)
Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
- Học sinh giới thiệu qua về vị trí của nước ta như vĩ độ, giáp với nước nào, giáp biển
- Ý nghĩa:
* Đối với tự nhiên
- Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => phong phú nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, thuận lợi phát triển nông nghiệp
- Nằm ở vị trí tiếp giáp lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng TB Dương – Địa Trung Hải => phong phú tài nguyên khoáng sản, sinh vật
- Vị trí hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên: miền Bắc – miền Nam, miền núi và đồng bằng ven biển.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán..
* Đối với kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng
- Kinh tế:
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với thế giới ( dẫn chứng)
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động: Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương => thuận lợi phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Văn hóa – xã hội:
+ Là nơi giao thoa hội tụ các nền văn hóa lớn trên thế giới tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển với các nước.
- An ninh quốc phòng:
+ Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, khu vực kinh tế năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng, phát triển kinh tế và bảo đất nước
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. 
Tây Trang, Sơn La, Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt, Nam Giang, Bờ Y.
*Thí sinh nêu được 8 cửa khẩu (1 điểm)
1,0
Câu 4 ( 3,5 điểm)
a. Vẽ biểu đồ: 
- Biểu đồ kết hợp cột - đường. Nếu học sinh xử lý số liệu quy về %, lấy năm 1943 là 100% vẽ biểu đồ đường được chấp nhận nhưng trừ 0,25
 + Cột : thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng.
 + Đường: thể hiện độ che phủ.
- Yêu cầu: đảm bảo chính xác, đẹp, đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị trên các trục, số liệu và chú thích, đấu các trục phải có mũi tên và ghi các thông tin
Thiếu hoặc sai các chi tiết trừ 0,25 điểm mỗi ý, riêng thiếu chú giải trừ 1 điểm
2,5
b. Nhận xét:
* Từ năm 1943 đến năm 2005: Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta có sự thay đổi:
- Giai đoạn 1943 - 1983: 
 + Tổng diện tích rừng giảm mạnh (7,1 triệu ha).
 + Độ che phủ rừng giảm mạnh từ 43,0 % xuống 22%
- Giai đoạn 1983 - 2005: 
 + Diện tích rừng nước ta tăng 5,5 triệu ha và độ che phủ rừng tăng thêm 16%.
0,5
0,5
..HẾT ..
ĐỀ SỐ 6:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: ĐỊA LÝ 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2,0 điểm).
	Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam có những khó khăn gì?
Câu 2 (3,0đ): 
Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phân tích ý nghĩa vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Câu 3 (4,0 đ): 
Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta.
Câu 4 (1,0đ):
 Hãy trình bày ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ Việt Nam.
ĐỀ SỐ 6:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÝ 8
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Những thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển.
1,0
- Vị trí địa lí gần gũi,đường giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông.
0,25
- Các nước Đông Nam Á có truyền thống văn hoá, sản xuất... có nhiều nét tương đồng.
0,25
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
0,25
- Mỗi nước có phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của cả khu vực thuận lợi trong quá trình hợp tác toàn diện.
0,25
* Khó khăn của Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển.
1,0
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của nước ta với các nước phát triển trong khu vực còn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường khó khăn.
0,25
- Sự khác nhau trong thể chế chinh trị nên việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế , văn hoá, xã hội gặp khó khăn.
0,25
- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi mở rộng giao lưu với các nước.
0,25
- Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói nghèo, vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực...
0,25
2
(4.0đ)
 * Đặc điểm vị trí địa lí: (1,0đ)
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùng Đông Nam Á
- Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn
- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
* Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Ý nghĩa tự nhiên: (1,0)
+ Do vị trí từ vĩ độ 23023'B đến 8034'B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, chan hòa ánh nắng.
+ Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông. Vỡ thế thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.
+ Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành.
+ Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.
- Về kinh tế: (0,5)
+ Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam cũng là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực tây nam Trung Quốc.
- Về văn hóa – xã hội: (0,5)
+ Việt Nam nằm ở nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xó hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực, tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển.
- Về an ninh – quốc phòng: (0,5)
+ Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới
+ Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
3
(3,0đ)
* Biển Đông nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới:
 + Chế độ gió: trên biển Đông có 2 mùa gió, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng 5 đến 11 có hướng Tây Nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, tốc độ gió đạt 5 – 6 m/s và cực đại tới 50 m/s 
 + Chế độ nhiệt: ở biển mùa hạ mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt nhỏ, nhiệt độ trung bình 230C 	
 + Chế độ mưa: Lượng mưa ít hơn trên đất liền từ 1100 đến 1300 mm/năm	
 + Ngoài ra trên biển còn có 2 dòng biển: dòng biển lạnh hoạt động vào mùa đông có hướng TB - ĐN, dòng biển nóng hoạt động vào mùa hè có hướng TN - ĐB. Các dòng biển cùng với vùng nước trồi nước chìm đã kéo theo sự di chuyển của các sinh vật. Chế độ triều độc đáo, phức tạp.	
* Những thuận lợi và khó khăn do biển mang lại:	
+ Thuận lợi: Vùng biển Việt Nam có giá trị to lớn về kinh tế, trên biển có nhiều khoáng sản đặc biệt là dầu khí, hải sản phong phú, bờ biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và phát triển hải cảng, ngoài ra còn giữ vững và bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước.
+ Khó khăn: Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, nước dâng,) biển ngày càng bị ô nhiễm nên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống con người.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0,5đ
0,5đ
4
(1đ)
* Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển của lãnh thổ Việt Nam là:
- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại 
- Xuất hiện các cao nguyên bazan núi lửa ở Tây Nguyên 
- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ 
- Mở rộng Biển Đông . Góp phần thành tạo các khoáng sản quan trọng: dầu khí, than bùn, bô xít,... 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
ĐỀ SỐ 7:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Thời gian: 90 phút (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1: (1.5 điểm) 
 Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm ? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì ? 
C©u 2 (3,5®): 
H·y chøng minh khÝ hËu n­íc ta mang tÝnh chÊt nhiÖt ®íi giã mïa Èm? 
 C©u 3 (2,5®): 
Ph©n tÝch ¶nh h­ëng cña khÝ hËu ®Õn ®Þa h×nh vµ s«ng ngßi cña ViÖt Nam?
Câu 4 :(2.5 điểm)
 Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
BẢNG LƯU LƯỢNG (m3/s) VÀ BẢNG LƯỢNG MƯA (mm) THEO CÁC THÁNG TRONG NĂM TẠI LƯU VỰC SÔNG GIANH (TRẠM ĐỒNG TÂM)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lưu lượng
(m3/s)
27,7
19,3
17,5
10,7
28,7
36,7
40,6
58,4
185,0
178,0
94,1
43,7
Lượng mưa
(mm)
50,7
34,9
47,2
66,0
104,7
170,0
136,1
209,5
530,1
582,0
231,0
67,9
 a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm).
 b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm).
--------------Hết--------------
ĐỀ SỐ 7:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: Địa lý 8
Câu
Đáp án
Điểm
1
*

Tài liệu đính kèm:

  • doc20_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_8_co_dap_an_va_thang.doc