Đề kiểm tra đánh giá cuối kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Lâm (Có đáp án và thang điểm)

docx 7 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá cuối kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Lâm (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đánh giá cuối kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Lâm (Có đáp án và thang điểm)
Ngày kiểm tra 8a.....................; 8b.......................
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
Năm học 2021- 2022
Môn: Địa lí- Lớp 8 – Tiết 16
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức:
- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh sau khi thiên nhiên và con người ở các châu lục
- Biết được đặc điểm địa hình; khí hậu châu Á
- Hiểu được sự đa dạng các đới khí hậu; những đặc điểm cơ bản sông ngòi và cảnh quan châu Á.
- Biết được số dân và sự phân bố các chủng tộc ở châu Á
- Đánh giá được các tác động của gia tăng dân số ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
- Biết các đặc điểm khu vực Tây Nam Á, Nam Á
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến phân bố lượng mưa không đồng đều khu vực Nam Á
 2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích, so sánh và giải thích về tự nhiên và kinh tế chính trị.
- Kỹ năng đọc và phân tích lược đồ
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi kiểm tra.
- Có ý thức nghiêm túc và tự giác trong giờ kiểm tra.
4. Định hướng hình thành các năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Tái hiện kiến thức, tư duy tổng hợp theo vấn đề, vẽ sơ đồ.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan 40% kết hợp với tự luận 60%
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài tại lớp trong thời lượng 45 phút.
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đặc điểm tự nhiên châu Á 
Biết được đặc điểm địa hình; khí hậu châu Á
Hiểu được sự đa dạng các đới khí hậu; những đặc điểm cơ bản sông ngòi và cảnh quan châu Á.
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
3
0,75
7,5%
5
1,25
12,5%
2. Dân cư, xã hội châu Á
Biết được số dân và sự phân bố các chủng tộc ở châu Á
Đánh giá được các tác động của gia tăng dân số ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
1
3,0
30%
3
3,5
35%
3. Đặc điểm kinh tế châu Á
Hiểu được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5
1
0,25
2,5%
4. Các khu vực châu Á
Biết các đặc điểm khu vực Tây Nam Á, Nam Á
Hiểu được nguyên nhân dẫn đến phân bố lượng mưa không đồng đều khu vực Nam Á
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
8
2,0
20%
1
3,0
30%
9
5,0
50%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
12
3,0
30%
5
4,0
40%
1
3,0
30%
18
10
100%
PHÒNG GD&ĐT TP TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THCS PHÚ LÂM
Thứ ngày tháng năm 2021
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
Năm học 2021- 2022
Môn: Địa lí- Lớp 8 – Tiết 16
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
 Họ và tên: ............................................
 Lớp:8 ........	
ĐỀ BÀI
A. Phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1. Dãy núi nào cao và đồ sộ nhất châu Á?
A. Dãy Hi-ma-lay-a B. Dãy Côn Luân C. Dãy Thiên Sơn D. Dãy An Tai
Câu 2. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực
A. Đông Á và Đông Nam Á. B. Đông Nam Á và Nam Á.
C. Nam Á và Bắc Á. D. Đông Nam Á và Tây Nam Á.
Câu 3. Dân số đông nhất thế giới là 
A. châu Á B. châu Phi C. châu Âu D. châu Mĩ
Câu 4. Chủng tộc Môn gô lô ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Á, Đông Á và Trung Á B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
C. Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á D. Nam Á, Tây Nam Á và Đông Á.
Câu 5. Châu Á có nhiều đới khí hậu là do 
A. lãnh thổ có địa hình đa dạng. 
B. lãnh thổ tiếp giáp với biển và đại dương.
C. lãnh thổ kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo. 
D. lãnh thổ tiếp giáp với nhiều châu lục.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi châu Á?
A. Sông ngòi châu Á có giá nhiều giá trị về: giao thông; thủy lợi; thủy điện; du lịch.
B. Sông ngòi châu Á phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.
C. Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
D. Sông ngòi châu Á không phát triển và không có nhiều hệ thống sông lớn
Câu 7. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc được hình thành trong điều kiện nào?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa
C. Khí hậu lục địa D. Khí hậu ôn đới gió mùa
Câu 8. Nhật Bản là nước phát triển sớm nhất của châu Á là do
A. có dân số đông, nguồn lao động dồi dào. 
B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. sớm thực hiện cải cách, mở rộng quan hệ với các nước phương tây.
D. có khí hậu thuận lợi, ít chịu thiên tai.
Câu 9: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á?
A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục. B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Câu 10: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là
A. núi và cao nguyên B. đồng bằng C. đồng bằng và bán bình nguyên D. đồi núi
Câu 11: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là
A. khí hậu gió mùa B. khí hậu hải dương C. khí hậu lục địa D. khí hậu xích đạo
Câu 12: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá của khí hậu Nam Á?
 A. Vĩ độ B. Gió mùa C. Địa hình D. Kinh độ
Câu 13 : Nam Á có các hệ thống sông lớn
 A. sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công B. sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát
 C. sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang D. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
Câu 14 : Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á?
A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.
C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, dón gó màu mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam.
D. Gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á
Câu 15: Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
 A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo
 C. Ấn Độ giáo và Phật giáo D. Phật giáo và Hồi giáo
Câu 16: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là
 A. dịch vụ B. công nghiệp C. nông nghiệp D. khai thác dầu mỏ
B. Tự luận( 6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đồng đều ở khu vực Nam Á?
Câu 2 (3,0 điểm) Gia tăng dân số tác động đến đời sống xã hội như thế nào? Theo bản thân em cần có những giải pháp nào để hạn chế sự gia tăng dân số?
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2021- 2022
Môn: Địa lí 8 – Tiết 16
A. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
B
A
B
C
D
C
C
D
A
C
C
D
C
A
C
B. Tự luận (6,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0
điểm)
* Nguyên nhân lượng mưa phân bố không đều là do ảnh hưởng của địa hình:
- Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a chắn gió mùa tây nam, khiến mưa lớn sườn nam, và khô hạn ở sườn bắc.
- Miền đồng Ấn-Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can tựa như một lòng máng đón gió tây nam gây mưa lớn ở vùng đồng bằng và vùng chân núi tây bắc.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa tây nam nên vùng biển phía Tây Ấn độ mưa lớn hơn vùng sơn nguyên Đê-can.
1,0
1,0
 1,0
Câu 2
(3,0
điểm)
* Gia tăng dân số tác động đến đời sống xã hội: (HS nêu được các tác động sau: Tác động đến tài nguyên môi trường; Tạo sức ép về phát triển kinh tế; Tác động đến ăn ở mặc, giáo dục, ý tế...)
 * Giải pháp nào để hạn chế sự gia tăng dân số: (HS có thể liên hệ về các giải pháp sau: Thực hiện chính sách về dân số; Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; Thường xuyên tuyên truyền vận động người dân xóa bỏ tư tưởng về gia đình đông con, các phong tục lạc hậu)
1,5
1,5
Ngày 11 tháng 12 năm 2021
Ngày 4 tháng 12 năm 2021
Người duyệt đề
Nguyễn Thị Thu Lê
Người ra đề
Cao Thị Tuyết Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_ky_i_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2021.docx