Chủ đề: Đất - Sinh vật (Địa lí 8): 3 tiết

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4084Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Đất - Sinh vật (Địa lí 8): 3 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Đất - Sinh vật (Địa lí 8): 3 tiết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO YÊN
CỤM TRƯỜNG THCS ĐIỆN QUAN, THƯỢNG HÀ 1, THƯỢNG HÀ 2, MINH TÂN
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CHỦ ĐỀ: ĐẤT - SINH VẬT (ĐỊA LÍ 8): 3 tiết
Tiết 41: Đặc điểm đất Việt Nam
Tiết 42: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Tiết 43: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đất - Sinh vật
- Nêu được đặc điểm chung của đất Việt Nam. 
- Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 
- Nêu được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. 
- Kể tên được các kiểu hệ sinh thái ở địa phương.
- Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật.
- Giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam.
- Giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
- Giải thích được nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 
- Đọc lát cắt địa hình - thổ nhưỡng.
- Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng, tỉ lệ của 3 nhóm đất chính
- Đề xuất một số biện pháp để cải tạo đất ở địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng ở địa phương.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: 
+ Tư duy
+ Giải quyết vấn đề
+ Sử dụng ngôn ngữ
+ Tính toán
+ Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, học tập tại thực địa, sử dụng hình vẽ tranh ảnh.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam. 
Câu 2: Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. 
Câu 4: Kể tên các kiểu hệ sinh thái ở địa phương.
Câu 5: Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Giải thích đặc điểm chung của đất Việt Nam.
Câu 2: Giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 3: Vì sao nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm. 
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Dựa vào hình 36.1 SGK/126 em hãy chứng minh tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng.
Câu 2: a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu bài tâp 2SGK/129.
 b) Nhận xét và đưa ra loại cây trồng thích hơp cho từng loại đất trên.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu SGK/135 hãy nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất ở địa phương, Em hãy đề xuất một số biện pháp để cải tạo đất ở địa phương.
Câu 2: Căn cứ vào thực trạng rừng ở địa phương, Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng ở địa phương.
5. Câu hỏi định hướng năng lực
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi nhận biết
Câu 1
- Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
- Nước ta có 3 nhóm đất chính: Nhóm đất Feralit (65%); nhóm đất mùn núi cao (11%); nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (24%).
Câu 2 
+ Đất Feralit: 
Đặc tính: Chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ, vàng.
Phân bố: Các miền đồi núi thấp.
Giá trị kinh tế: Trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp.
+ Đất mùn núi cao:
Đặc tính: Nhiều mùn, có màu đen hoặc xám.
Phân bố: Dưới thảm rừng ở vùng núi cao.
Giá trị kinh tế: Lâm nghiệp.
+ Nhóm đất phù sa:
Đặc tính: Phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn
Phân bố: tập trung tại các đồng bằng.
Giá trị kinh tế: Thích hợp với nhiều loại cây trồng (lua, hoa màu, cây ăn quả)
Câu 3
+ Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng: về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và công dụng cảu các sản phẩm sinh học.
+ Hiện nay sinh vật nước ta đang bị tàn phá biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng. 
Câu 4
(Học sinh kể các hệ sinh thái ở địa phương)
Câu 5
+ Giá trị của tài nguyên thực vật: Cho gỗ, tinh dầu, nhựa, ta-nanh, chất nhuộm; làm thuốc, làm thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất thủ công nghiệp, cây cảnh và hoa+ Giá trị của tài nguyên động vật: Thức ăn, làm thuốc, làm đẹp
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1
- Sự đa dạng của đất Việt Nam là do nhiều nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hâu, nguồn nước, sinh vật, tác động con người. cho ví dụ minh họa.
Câu 2
Có nhiều điều kiện sống cần và đủ cho sự phát triển và sinh trưởng của sinh vật( khí hậu, địa hình, đất)con người cũng là nhân tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật.
Cho ví dụ minh họa.
Câu 3
Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người.Liên hệ thực tế địa phương.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1
- Đất của nước ta rất đa dạng: 
+Đất mùn núi cao trên các loại đá.
+ Đất Feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá.
+ Đất bồi tụ phù sa(trong đê )
+ Đất bãi ven sông(ngoài đê)
+ Đất mặn ven biển.
Câu 2
a) Vẽ biểu đồ hình tròn (đảm bảo tính thẩm mỹ, đúng tỉ lệ, có bảng chú giải, tên biểu đồ)
b) Nhận xét : - Nhóm đât feralit chiếm tỉ trọng lớn nhất, thích hợp trồng các loại cây : cao su, cà phê, chè và trồng rừng.
- Nhóm đất phù sa chiếm tỉ trọng trung bình, thích hợp trồng các loại cây : lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, cây ăn quả.
- Nhóm đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, thích hợp trồng cây lâm nghiệp.
Câu 3
+ Diện tích rừng nước ta từ năn 1943 – 2001 có sự biến động : 
+ Từ 1943-1993 diện tích rừng giảm : 5.7 triệu ha.
+ Từ 1993-2001 diện tích rừng tăng : 3.2 triệu 
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1
Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất ở địa phương, học sinh đưa ra những đề xuất hợp lí
Câu 2
Căn cứ vào thực trạng rừng ở địa phương, học sinh đưa ra những đề xuất hợp lí
Câu hỏi định hướng năng lực
IV. Gợi ý tổ chức dạy học	
Mức độ nhận thức
Gợi ý câu hỏi/bài tập
Gợi ý phương pháp/KT dạy học
Hình thức dạy học
Nhận Biết
- Nêu được đặc điểm chung của đất Việt Nam. 
- Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 
- Nêu được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. 
- Kể tên được các kiểu hệ sinh thái ở địa phương.
- Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật.
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam.
Câu 2: Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 4: Kể tên các kiểu hệ sinh thái ở địa phương.
Câu 5: Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật.
Vấn đáp
Cá nhân
Cá nhân
Thông Hiểu
- Giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam.
- Giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
- Giải thích được nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Câu 1: Giải thích đặc điểm chung của đất Việt Nam.
Câu 2: Giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 3: Vì sao nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm.
Vấn đáp, động não
Thảo luận nhóm
Vận dụng cấp độ thấp
- Đọc lát cắt địa hình - thổ nhưỡng.
- Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng, tỉ lệ của 3 nhóm đất chính
Câu 1: Dựa vào hình 36.1 SGK/126 em hãy chứng minh tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng.
Câu 2: a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu bài tâp 2SGK/129.
 b) Nhận xét và đưa ra loại cây trồng thích hơp cho từng loại đất trên.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu SGK/135 hãy nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
Đàm thoại, làm việc theo nhóm, 
Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.
Vận dụng cấp độ cao
- Đề xuất một số biện pháp để cải tạo đất ở địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng ở địa phương
Câu 1: Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất ở địa phương, Em hãy đề xuất một số biện pháp để cải tạo đất ở địa phương.
Câu 2: Căn cứ vào thực trạng rừng ở địa phương, Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng ở địa phương.
Vấn đáp, , dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.
làm việc theo nhóm,

Tài liệu đính kèm:

  • docchu_de_dia_8_ki_2.doc