Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - Lớp: 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - Lớp: 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - Lớp: 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD & ĐT TPBL ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
 TRƯỜNG THCS NTMK MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP: 8
 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh:..
Số báo danh:
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Gồm có: 02 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
 Chọn ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?
	A. Thái Bình Dương.	C. Bắc Băng Dương.
	B. Đại Tây Dương.	D. Ấn Độ Dương.
Câu 2: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực: 
	A. Bắc Á	B. Đông Nam Á	C. Nam Á	D. Tây Nam Á
Câu 3: Khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn là:
	A. Nam Á	C. Đông Nam Á
	B. Đông Á	D. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á
Câu 4: Các đới cảnh quan ở châu Á phân hóa đa dạng là do: 
	A.Có diện tích rộng lớn .	
B. Ảnh hưởng của diện tích, địa hình, khí hậu. 
	C. Sông ngòi nhiều.	
D. Lượng mưa lớn.
Câu 5: Những nước nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới?
	A. Thái Lan, Việt Nam	C. Trung Quốc, Ấn Độ
	B. Nga, Mông Cổ	D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.
Câu 6: Ý nào không đúng với đặc điểm ngành công nghiệp châu Á: 
 	A. Đa dạng	C. Nhật Bản là nước phát triển nhất.
	B. Công nghiệp phát triển không đều	D. Phát triển đều ở các quốc gia 
Câu 7: Các nước đế quốc luôn muốn gây ảnh hưởng đến khu vực Tây Nam Á là vì:
	A. Nằm trên đường giao thông quốc tế	
B. Ngã ba của ba châu lục
	C. Nguồn khoáng sản phong phú	
D.Nằm trên đường giao thông quốc tế, ngã ba của ba châu lục, nguồn khoáng sản phong phú.
Câu 8: Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào?
	A. Nhiệt đới khô	C. Cận nhiệt
	B. Ôn đới	D. Nhiệt đới gió mùa.
II. TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc điểm địa hình Nam Á.
Câu 2 (1 điểm) : Vì sao dân cư Nam Á tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và khu vực có mưa lớn? 
Câu 3 (3điểm): Quan sát hình dưới đây: 
Kể tên các quốc gia khu vực Đông Á.
 Hãy phân biệt những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á?
PHÒNG GD-ĐT TP BẠC LIÊU 	HƯỚNG DẪN CHẤM 
TRƯỜNG THCS NTMK KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
 Môn: Địa Lý - Lớp 8
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT: 
Gồm có 01 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
B
D
D
B
C
D
D
A
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: : Nam Á có 3 miền địa hình
Phía bắc: Dãy Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, hùng vĩ nhất thế giới chạy dài theo hướng Tây bắc -> Đông nam, dài gần 2600km, rộng TB 320 -> 400km.(0,75đ)
Ở giữa: Đồng bằng Ấn - Hằng Rộng và bằng phẳng, dài hơn 3000km, rộng từ 250 -> 350km. .(0,75đ)
Phía nam: Sơn nguyên Đê-can Tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa của sơn nguyên được nâng lên thành 2 dãy núi Gát Tây và Gát Đông. (0,5đ)
Câu 2: Vì vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa tương đối lớn có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế phát triển,... nên dân cư tập trung đông đúc. (1đ)
Câu 3: Tên các quốc gia Đông Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan. (1,25đ)
*Phần đất liền: (1đ)
- Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa lớn
- Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.
*Phần Hải đảo: (0,75đ)
 Là vùng núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KY_I.doc