ĐỀ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011-2012 MÔN THI: HÓA HỌC- LỚP 9 THCS Ngày thi: 01/4/2012 Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) 1. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 (dư), sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch A và phần không tan B. Hoà tan B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được khí C. Hấp thụ khí C vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa D và dung dịch F. Cho dung dịch KOH (dư) vào dung dịch F lại thấy xuất hiện kết tủa D. Cho từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch A, được kết tủa G. Hãy viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp gồm hai hợp chất hữu cơ: A (CnH2nO) và B (CnH2n+2O), thu được 29,7 gam CO2. Tìm công thức phân tử của A, B và viết công thức cấu tạo mạch hở có thể có của chúng. Câu 2: (4,0 điểm) 1. Viết phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (7) Rượu etylicaxit axeticnatri axetatmetanaxetilenetilenPE vinyl cloruaPVC 2. Hòa tan hết 17,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt vào 200 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33,0 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch B là 2,92%. Mặt khác, cũng hòa tan hết 17,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí SO2 duy nhất (đktc). a) Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp X. b) Tính khoảng giá trị của V? Câu 3: (4,0 điểm) 1. Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp Y gồm Na, Fe và Al vào nước (dư), thu được 0,448 lít khí H2 thoát ra (đktc) và một lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn này cho phản ứng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tách lấy dung dịch A cho phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. a) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y. b) Tính khối lượng chất rắn B. 2. Đốt cháy hoàn toàn 44,4 gam hỗn hợp X gồm ba axit: CH3COOH, CnHmCOOH và HOOC-COOH, thu được 21,6 gam H2O và a gam CO2. Mặt khác, cho 44,4 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 (dư) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc). Tính giá trị của a? Câu 4: (4,0 điểm) 1. Cho 5,04 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm C2H2 và H2 qua xúc tác Ni đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 14,25. a) Xác định khối lượng trung bình của A. b) Cho hỗn hợp khí B phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 (dư). Tính số mol Br2 đã tham gia phản ứng. 2. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH 1,4M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Tính giá trị của V? Câu 5: (4,0 điểm) 1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: KCl, Al(NO3)3, NaOH, MgSO4, ZnCl2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng (nếu có). 2. Hòa tan 2,56 gam kim loại đồng vào 25,20 gam dung dịch HNO3 nồng độ 60% thu được dung dịch A. Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn X. Nung X đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Y. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. Biết: 2NaNO32NaNO2 + O2; 2Cu(NO3)22CuO + 4NO2 + O2. ------------- Hết ---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011-2012 HDC ĐỀ CHÍNH THỨC NGÀY THI 01/4/2012 MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 9 THCS Bản hướng dẫn chấm có 06 .trang SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG Câu 1 (4 điểm) (4,0 điểm) 1.1 (3,0 điểm) X + dd CuSO4 dư dd Y + chất rắn Z: Mg + CuSO4MgSO4 + Cu Dung dịch Y gồm MgSO4 và CuSO4 dư. Chất rắn Z gồm Cu, Fe2O3 và Al2O3. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư: Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O; Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3 H2O Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2 Do HCl dư nên Al2O3, Fe2O3 tan hết, chất rắn B là Cu dư. B + H2SO4 đặc, nóng, dư khí B là SO2 Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2+ 2 H2O Sục SO2 vào dd Ba(OH)2: Ba(OH)2 + SO2 BaSO3 + H2O; BaSO3 + SO2 + H2O Ba(HSO3)2 Kết tủa D là BaSO3, dd F chứa Ba(HSO3)2 dd F + dd KOH dư: Ba(HSO3)2 + 2KOH BaSO3 + K2SO3 + 2H2O dd A + dd KOH dư: HCl + KOH KCl + H2O; CuCl2 + 2KOH Cu(OH)2+ 2KCl FeCl2 + 2KOH Fe(OH)2 + 2KCl; AlCl3 + 3KOH Al(OH)3 + 3KCl Al(OH)3 +KOH KAlO2 + 2H2O Kết tủa G gồm: Cu(OH)2, Fe(OH)2 Mỗi PTHH đúng cho 0,25đ. (trừ phản ứng HCl với KOH) 1.2 Gọi số mol của A, B lần lượt là x, y mol. (14n+16)x + (14n + 18)y = 13,2 14nx+16x + 14ny + 18y = 13,2 (*) Bảo toàn nguyên tố cacbon: (**) Từ (*) và (**) 16x + 18y = 13,2 - 14 x 0,675 = 3,75 16(x+y) <16x+18y < 18(x+y) Từ (**) n = 3 Vậy công thức phân tử và công thức cấu tạo của: - A là C3H6O: CH3CH2CH=O; CH3COCH3; CH2=CH-CH2-OH; CH2=CH-O-CH3 - B là C3H8O: CH3-CH2-CH2-OH; CH3CHOHCH3; CH3CH2-O-CH3 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 (4 điểm) (4,0 điểm) 2.1 (1) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (2) CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O (3) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 (4) 2CH4 C2H2 + 3H2 (5) C2H2 + H2 C2H4 (6) nC2H4 (-CH2-CH2-)n (PE) (7) C2H2 + HCl CH2=CH-Cl (8) nCH2=CH-Cl(-CH2-CHCl-)n (nhựa PVC) 2.2 a) Gọi công thức của oxit sắt là FexOy. Các PTHH khi X vào dung dịch HCl: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1) FexOy + 2yHCl → FeCl2y/x + yH2O (2) nHCl ban đầu = = 0,8 (mol) → Từ (1): nFe = = 0,1(mol) => mFe = 0,1 . 56 = 5,6(g) → → (*) Từ (1): nHCl = 2= 2.0,1= 0,2 (mol) mddA = 200 + mddB = 217 + 33 = 250 (g) nHCl dư = nHCl ở (2) = 0,8 - 0,2 - 0,2 = 0,4(mol) Từ (2): (**) Từ (*) và (**) ta có phương trình = → Vậy công thức Oxit sắt là: Fe3O4 b)Các PTHH khi cho X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng: 2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (3) 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O (4) Có thể: Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 (5) Nếu H2SO4 dư Û (5) không xẩy ra: → max =+ = 0,175(mol) → max = 3,92 (lít) Nếu H2SO4 không dư: (5) xảy ra: min Û nFe ở (5) = ở (3) và (4) Đặt nFe (5) = x(mol) => nFe (3) = 0,1 - x → ở (3) và (4) =+ → có pt: + = x => x = nFe (3) = 0,1 - = Khi đó min = = 0,05 (mol) => min = 0,05 . 22,4 = 1,12 (lít) Vậy khoảng giá trị có thể nhận giá trị của V là: 1,12 V3,92 Mỗi PTHH đúng cho 0,25đ. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ Câu 3 (4 điểm) (4,0 điểm) 3.1 - Gọi trong 2,16 gam hỗn hợp có x mol Na, y mol Al. 0,06.1= 0,06mol; nCu=3,2:64 = 0,05 mol 0,06 - 0,05 = 0,01mol PTHH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1) x x 0,5x (mol) 2Al + 2H2O + 2NaOH 2NaAlO2 + 3H2 (2) x x x 1,5x (mol) 2Al + 3CuSO4 2Al2(SO4)3 + 3Cu (3) (y-x) 1,5(y-x) (y-x) 1,5(y-x) (mol) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (4) a) Giả sử không xảy ra phản ứng (3)chất rắn chỉ là Fe Theo (4) nFe= nCu = 0,05 mol mFe= 0,05.56 = 2,8 gam > 2,16 (không phù hợp đề bài) Vậy có xảy ra phản ứng (3) và vì CuSO4 còn dư nên Al và Fe đã phản ứng hết theo (3) và (4) Theo (1) và (2): x = 0,01 Theo (3): nAl(3) = y - 0,01 mol Theo (4): Ta có : mNa + mAl + mFe = 23.0,01 + 27y + 56[0,05-1,5(y - 0,01)] = 2,16 y = 0,03 trong hỗn hợp ban đầu: mNa = 23.0,01 = 0,23 gam mAl = 27.0,03 = 0,81 gam mFe = 2,16 - 0,23 -0,81 = 1,12 gam Vậy: b) Trong dung dịch A có: Ta có sơ đồ CuSO4 Cu(OH)2CuO mCuO = 0,01.80 = 0,8 gam 2FeSO42Fe(OH)2 2Fe(OH)3 Fe2O3 Al2(SO4)3 2Al(OH)3 Al2O3 Vậy mB = 0,8 + 1,6 + 1,02 = 3,24 gam 3.2 Gọi trong 44,4 gam X có x mol CH3COOH, y mol CnHmCOOH và z mol HOOC-COOH PTHH CH3COOH + NaHCO3CH3COONa + CO2 + H2O (1) mol: x x CnHmCOOH + NaHCO3CnHmCOONa + CO2 + H2O (2) mol: y y HOOC-COOH + 2NaHCO3NaOOC-COONa + 2CO2 + 2H2O (3) mol: z 2z Theo (1), (2) và (3): - - Bảo toàn nguyên tố oxi: - ĐLBT khối lượng: Vậy a = 1,5.44= 66 gam 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1,0đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ Câu 4 (4 điểm) (4,0 điểm) 4.1 a) Hỗn hợp B gồm C2H2; C2H4; C2H6 Gọi công thức chung của B là = 14,25 => MB = 14,25 x 2 = 28,5 => 24 + = 28,5 => = 4,5 Giả sử có 1 mol B => mB = 28,5 gam PTHH: C2H2 + 1,25H2 C2H4,5 (1) 1 1,25 1 ĐLBT khối lượng: mA = mB = 28,5 gam mà nA = 2,25 mol => b) Theo bài ra: Từ (1) => nB = 0,1 (mol) PTHH C2H4,5 + Br2 C2H4,5Br1,5 (2) theo (2): 4.2 Ta có: PTHH CO2 + 2KOHK2CO3 + H2O (1) Có thể có: CO2 + K2CO3 + H2O2KHCO3 (2) BaCl2 + K2CO3 BaCO3 + 2KCl (3) Theo (3): Có hai trường hợp xảy ra. - TH1: không xảy ra phản ứng (2) Theo (1): V=0,04.22,4=0,896 lit - TH2: có xảy ra phản ứng (2) Theo (1): Theo (2): V = (0,07 + 0,03).22,4 = 2,24 lit 1,0đ 1,0đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 5 (4 điểm) (4,0 điểm) 1. Dùng phenolphtalein nhận biết các dung dịch: KCl, Al(NO3)3, NaOH, MgSO4, ZnCl2, AgNO3. * Lần lượt nhỏ vài giọt phenolphtalein vào từng dung dịch mẫu thử. - Nhận ra dung dịch NaOH do xuất hiện màu hồng. * Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi dung dịch mẫu thử còn lại: - Dung dịch AgNO3 có kết tủa màu nâu: AgNO3 + NaOH AgOH ¯ + NaNO3 hoặc 2 AgNO3 + 2NaOH Ag2O + H2O + 2NaNO3 - Dung dịch MgSO4 có kết tủa trắng: MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 ¯ + Na2SO4 - Các dung dịch Al(NO3)3, ZnCl2 đều có chung hiện tượng tạo ra kết tủa trắng, tan trong dung dịch NaOH (dư). AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 ¯ + 3NaCl Al(OH)3 ¯ + NaOH NaAlO2 + 2H2O Zn(NO3)2 + 2NaOH Zn(OH)2 ¯ + 2NaNO3 Zn(OH)2 ¯ + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O - Dung dịch KCl không có hiện tượng. - Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra dung dịch ZnCl2 do tạo ra kết tủa trắng 3AgNO3 + ZnCl2 3AgCl ¯ + Zn(NO3)2 - Còn lại là dung dịch Al(NO3)3. 5.2 nCu = 0,04 mol; nNaOH = 0,21 mol; Dung dịch A có Cu(NO3)2, có thể có HNO3. Ta có: PTHH: NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O 2NaOH + Cu(NO3)2 →Cu(OH)2 + 2NaNO3 0,08 0,04 0,04 0,08 mol 2NaNO3 2NaNO2 + O2 Cu(OH)2 CuO + H2O Gọi số mol NaNO2 trong chất rắn sau khi nung là x. Theo bảo toàn nguyên tố ta có: mol; nNaOH dư = 0,21-x mol mY = 80. 0,04 + 69x + 40(0,21 - x) = 17,4 gam x = 0,2 dư = 0,2– 0,08 = 0,12mol phản ứng = 0,24–0,12 = 0,12mol ]==0,06 mol = 1,08g => mkhí= mCu + -- = 2,56+7,56-7,52-1,08 = 1,52g Trong dung dịch A có: mdd A = 2,56 + 25,2 – mkhí = 26,24 gam. Vậy trong dung dịch A có: Nhận biết đúng mỗi chất cho 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Điểm toàn bài (20 điểm) ĐỀ 2 UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 20 tháng 3 năm 2012 =========== Câu I (2 điểm): Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 1,00% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp trên. Câu II (2 điểm): Cho 1 anken A kết hợp với H2 (Ni làm xúc tác) ta được ankan B. a/ Xác định công thức phân tử của A, B biết rằng để đốt cháy hết B bằng một lượng O2 vừa đủ thì thể tích khí CO2 thu được bằng 1/2 tổng thể tích của B và O2. b/ Một hỗn hợp X gồm A, B và H2 có thể tích là 22,4 lít. Cho X đi qua Ni nung nóng xúc tác thu được hỗn hợp Y, biết tỉ khối của X so với Y bằng 0,70. Tính thể tích hỗn hợp Y, số mol H2 và A đã phản ứng với nhau. c/ Biết rằng hỗn hợp Y không làm phai màu nước Br2 và tỷ khối dY/H2= 16. Xác định thành phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu III (2 điểm): Cho 316,0 gam dung dịch một muối hiđrocacbonat (A) 6,25% vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam muối sunfat trung hoà. Mặt khác cũng cho lượng dung dịch muối hiđrocacbonat (A) như trên vào dung dịch HNO3 vừa đủ, rồi cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 47,0 gam muối B. Xác định A, B. Câu IV (2 điểm): Cho các hóa chất CaCO3, NaCl, H2O và các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm, trình bày phương pháp để điều chế dung dịch gồm 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 có tỉ lệ số mol là 1:1. Câu V (2 điểm): Ba chất khí X, Y, Z đều gồm 2 nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có 3 nguyên tử. Cả 3 chất đều có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Y tác dụng được với dung dịch kiềm, X và Z không có phản ứng với dung dịch kiềm. X tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra Y và một chất khác. Z không cháy trong oxi. a/ Lập luận để tìm công thức phân tử các chất X, Y, Z. b/ Trình bày cách phân biệt ba bình đựng riêng biệt ba khí trên bị mất nhãn. Câu VI (2 điểm): Viết phương trình phản ứng trong đó 0,75 mol H2SO4 tham gia phản ứng sinh ra a/ 8,4 lít SO2 (đktc). b/ 16,8 lít SO2 (đktc). c/ 25,2 lít SO2 (đktc). d/ 33,6 lít SO2 (đktc). Câu VII (2 điểm): Dẫn luồng khí CO qua ống sứ có chứa m gam hỗn hợp chất rắn X gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian trong ống sứ còn lại n gam hỗn hợp chất rắn Y. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư được p gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học của phản ứng và thiết lập biểu thức liên hệ giữa n, m, p. Câu VIII (2 điểm): Hai cốc thủy tinh A, B đựng dung dịch HCl dư đặt trên hai đĩa cân, thấy cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5,00 gam CaCO3 vào cốc A và 4,79 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi các muối đã hòa tan hoàn toàn thấy cân trở lại vị trí thăng bằng. Hãy xác định M. Câu IX (2 điểm): Trình bày các thí nghiệm để xác định thành phần định tính và định lượng của nước. Câu X (2 điểm): Nêu cách pha chế 500,0 ml dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lí) từ muối ăn nguyên chất và nước cất. Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và mô phỏng cách tiến hành bằng hình vẽ. ============== Hết ============== Cho biết số khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137 Thí sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cầm tay thông thường. UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 9 Ngày thi: 20 tháng 3 năm 2012 =========== Câu I (2 điểm): Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 1,00% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp trên. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I Giả sử a = 100 gam. Gọi x, y, z lần lượt là số mol Fe, FeO, Fe2O3 trong a gam Hoà tan a g hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư Fe + 2 HCl ® FeCl2 + H2 x 2x x x FeO + 2 HCl ® FeCl2 + H2O y 2y y y Fe2O3+ 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O z 6z 2z 3z Ta có 2x = 1(*) Khử a g hỗn hợp trên bằng H2 dư FeO + H2 ® Fe + H2O y y y y Fe2O3 + 3 H2 ® 2Fe + 3 H2O z 3z 2z 3z Ta có 18y + 54z = 21,15(**) Lại có 56x + 72y + 160z = 100(***) Từ (*), (**), (***) có hệ phương trình: 2x = 1 18y + 54z = 21,15 56x + 72y + 160z = 100 Giải hệ PT ta có x = 0,5; y = 0,5; z = 0,225 %Fe = 28%; %FeO = 36%; %Fe2O3 = 36% 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu II (2 điểm): Cho 1 anken A kết hợp với H2 (Ni làm xúc tác) ta được ankan B. a/ Xác định công thức phân tử của A, B biết rằng để đốt cháy hết B bằng một lượng O2 vừa đủ thì thể tích khí CO2 thu được bằng 1/2 tổng thể tích của B và O2. b/ Một hỗn hợp X gồm A, B và H2 có thể tích là 22,4 lít. Cho X đi qua Ni nung nóng xúc tác thu được hỗn hợp Y, biết tỉ khối của X so với Y bằng 0,70. Tính thể tích hỗn hợp Y, số mol H2 và A đã phản ứng với nhau. c/ Biết rằng hỗn hợp Y không làm phai màu nước Br2 và tỷ khối dY/H2= 16. Xác định thành phần trăm thể tích của hỗn hợp X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM II a CnH2n + H2 CnH2n+2 Đốt cháy B(CnH2n+2 ) CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n+1) H2O Nếu lấy 1 mol B, nO2 = , nCO2 = n. nCO2 = (nB + nO2) n = (1+). n = 3 , A là C3H6, B là C3H8 0,25 0,50 b Ta sử dụng kết quả dx/y = = dx/y = = . = (do mX = mY) dx/y = = 0,7 nY = 0,7 mol VY = 0,7 . 22,4 = 15,68 lít. nH2 và nA phản ứng Ta sử dụng: nX – nY = nH2 pư = nA pư nX – nY = 1- 0,7 = 0,3. Vậy n H2 pư = nA pư = 0,3 mol 0,50 0,25 c C3H6 + H2 C3H8 0,3 0,3 0,3 Vì hỗn hợp Y sau phản ứng không làm phai màu nước Br2, chứng tỏ C3H6 đã phản ứng hết. Vậy n C3H6 bđ = 0,3 mol = a. (2) Hỗn hợp Y sau phản ứng gồm: C3H8 (b + 0,3) và H2 dư (c – 0,3) = = 2.16 = 32 g = 32 Thay b + c = 1- 0,3 = 0,7 Þ 44b + 2c = 9,8 Hay: 22b + c = 4,9 (3) b + c = 0,7 (4) Từ (3) và (4) à b = 0,2 mol ( C3H8 ), c = 0,5 mol H2 Vậy thành phần % thể tích của hỗn hợp X là: 30% C3H6 ; 20% C3H8 và 50% H2 0,50 Câu III (2 điểm): Cho 316 gam dung dịch một muối hiđrocacbonat (A) 6,25% vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam muối sunfat trung hoà. Mặt khác cũng cho lượng dung dịch muối hiđrocacbonat (A) như trên vào dung dịch HNO3 vừa đủ, rồi cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 47 gam muối B. Xác định A, B. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM III Gọi công thức của muối A: R(HCO3)n Có: mA = 316.6,25% = 19,75 gam 2R(HCO3)n + nH2SO4 ® R2(SO4)n + 2nCO2 + 2nH2O 19,75gam 16,5gam => 16,5.(2R + 2.61n) = 19,75.(2R + 96n) suy ra: R= 18n Ta có bảng sau: n 1 2 3 R 18 36 54 KL NH4 Không thoả mãn Không thoả mãn muối A là: NH4HCO3 - Theo đề bài: nA = 19,75 : 79 = 0,25 mol NH4HCO3 + HNO3 ® NH4NO3 + H2O + CO2 0,25 mol ® 0,25 mol m(NH4NO3) = 80 × 0,25 = 20 gam®muối B là muối ngậm nước. - Đặt CTPT của B là: NH4NO3.xH2O m(H2O) = 47 – 20 = 27 gam ® n(H2O) = 27/18= 1,5 mol ® x = 6 Công thức của B: NH4NO3.6H2O 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,50 Câu IV (2 điểm): Cho các hóa chất CaCO3, NaCl, H2O và các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm, trình bày phương pháp để điều chế dung dịch gồm 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 có tỉ lệ số mol là 1:1. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM IV Tạo ra và thu lấy khí CO2: Nhiệt phân CaCO3 CaCO3 CaO + CO2 ↑ Tạo ra dung dịch NaOH: Điện phân dd NaCl bão hòa có màng ngăn 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2↑ + H2↑ Viết các phương trình tạo muối CO2(dư) + NaOH → NaHCO3 (1) 2a → 2a (mol) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O (2) a ← a → a (mol) - Trình bày cách tiến hành thí nghiệm: lấy 2 thể tích dung dịch NaOH cho vào cốc A và cốc B sao cho VA = 2VB (dùng cốc chia độ) Gọi số mol NaOH ở cốc A là 2a mol thì số mol NaOH ở cốc B là a mol Sục CO2 dư vào cốc A, xảy ra phản ứng (1) Sau đó đỏ cốc A vào cốc B: xảy ra phương trình (2) Kết quả thu được dung dịch có số mol NaHCO3 là a mol và số mol Na2CO3 là a mol => tỉ lệ 1:1 0,25 0,25 0,25 0,25 1,00 Câu V (2 điểm): Ba chất khí X,Y, Z đều gồm 2 nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có 3 nguyên tử. Cả 3 chất đều có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Y tác dụng được với dung dịch kiềm, X và Z không có phản ứng với dung dịch kiềm. X tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra Y và một chất khác. Z không cháy trong oxi. a/ Lập luận để tìm công thức phân tử các chất X, Y, Z. b/ Trình bày cách phân biệt ba bình đựng riêng biệt ba khí trên bị mất nhãn. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM V a M = 22.2 = 44 Y là hợp chất gồm hai nguyên tố, tác dụng được với kiềm có thể là oxit axit. Chỉ có trường hợp Y là CO2 thoả mãn vì chất gồm 2 nguyên tố, phân tử gồm 3 nguyên tử và M = 44. ( Các oxit, axit, muối khác không thoả mãn) X cháy sinh ra 2 sản phẩm trong đó có CO2 vậy X là CXRY, trong đó R là H thoả mãn. X là C3H8 có M = 44. Z là N2O thoả mãn vì chất gồm 2 nguyên tố, phân tử gồm 3 nguyên tử và M = 44. 0,50 0,25 0,50 b Cách phân biệt: Cho qua nước vôi trong dư, khí nào làm dung dịch vẩn đục là CO2, 2 khí còn lại là C3H8 và N2O. Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O Đem đốt 2 khí còn lại rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong, sản phẩm cháy nào làm đục nước vôi trong là sản phẩm cháy của C3H8, còn N2O không cháy C3H8 + 5O2 ® 3CO2 + 4H2O Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O Khí còn lại là N2O 0,25 0,25 0,25 Câu VI (2 điểm): Viết phương trình phản ứng trong đó 0,75 mol H2SO4 tham gia phản ứng sinh ra a/ 8,4 lít SO2 (đktc). b/ 16,8 lít SO2 (đktc). c/ 25,2 lít SO2 (đktc). d/ 33,6 lít SO2 (đktc). CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM VI a) Þ Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O b) Þ Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O c) Þ S + 2H2SO4 đặc 3SO2 + 2H2O d)Þ 2NaHSO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2SO2 + H2O Chú ý: Học sinh chọn chất khác và viết phương trình hóa học đúng, cho điểm tối đa tương ứng. 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu VII (2 điểm): Dẫn luồng khí CO qua ống sứ có chứa m gam hỗn hợp chất rắn X gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian trong ống sứ còn lại n gam hỗn hợp chất rắn Y. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư được p gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học của phản ứng và thiết lập biểu thức liên hệ giữa n, m, p. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM VII PTHH: (1) 3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2 (2) Fe2O3 + CO 2FeO + CO2 (3) Fe2O3 + 3 CO 2Fe + 3 CO2 (4) CuO + CO Cu + CO2 (5) Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mx + mco = my + mCO2 → m – n = mCO2 – mCO → m – n = 44.n CO2 – 28.nCO Mà nCO = nCO2 = nCaCO3 = → m – n = → m = n + 0,16p 1,00 0,50 0,50 Câu VIII (2 điểm): Hai cốc thủy tinh A, B đựng dung dịch HCl dư đặt trên hai đĩa cân, thấy cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc A và 4,79 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi các muối đã hòa tan hoàn toàn thấy cân trở lại vị trí thăng bằng. Hãy xác định M. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM VIII CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 (1) M2CO3 + 2HCl → 2 MCl + H2O + CO2 (2) Từ(1) ta có: Khối lượng cốc A tăng Từ (2) Ta có: Khối lượng cốc B tăng M = 23 vậy M là Na 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu IX (2 điểm): Trình bày các thí nghiệm để xác định thành phần định tính và định lượng của nước. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM IX (1) (2) (3) Sự phân hủy nước. Lắp thiết bị phân hủy nước như hình (1). Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước (đã có pha thêm một ít dung dịch axit sunfuric để làm tăng độ dẫn điện của nước), trên bề mặt hai điện cực (Pt) xuất hiện bọt khí. Các khí này tích tụ trong hai đầu ống nghiệm thu A và B. Đốt khí trong A, nó cháy kèm theo tiếng nổ nhỏ, đó là H2. Khí trong B làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy, đó là khí oxi. 0,75 Sự tổng hợp nước: Cho nước vào đầy ống thủy tinh hình trụ. Cho vào ống lần lượt 2 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi. Mực nước trong ống ở vạch số 4 (hình (2)). Đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp hi đro và oxi sẽ nổ. Mức nước trong ống dâng lên. Khi nhiệt độ trong ống bằng nhiệt độ bên ngoài thì mực nước dừng lại ở vạch chia số 1 (Hình (3)), khí còn lại làm tàn đóm bùng cháy đó là oxi. Xác định thành phần định lượng của H2O Từ các dữ kiện thí nghiệm trên ta có phương trình hóa học tạo thành H2O 2H2 + O2 ® 2H2O Do tỉ lệ về thể tích bằng tỉ lệ về số mol nên ta có nH2:nO2 = 2:1 ® mH2:mO2 = 4:32 = 1:8. Vậy phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong nước là %H = ® %O = 100%-%H = 88,9% 0,75 0,50 Câu X (2 điểm): Nêu cách pha chế 500 ml dung dịch NaCl 0,9% (d = 1,009g/cm3) (nước muối sinh lí) từ muối ăn nguyên chất và nước cất. Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và mô phỏng cách tiến hành bằng hình vẽ. CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM X Khối lượng NaCl cần dùng: 500.1,009.0,9% = 4,54 gam - (1) Cân lấy 4,54g NaCl rồi cho vào cốc thủy tinh. - (2) Cho từ từ nước cất (lượng nhỏ hơn 500 ml) vào và lắc đều - (3) Dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho muối tan hết - (4) Đổ dung dịch vừa pha vào bình định mức 500 ml. - (5) Cho tiếp nước cất vừa đến vạch 500ml. - (6) Đậy nút nháp kín, lắc kĩ ta được 500 ml dung dịch nước muối sinh lí như yêu cầu. Các dụng cụ thí nghiệm: cân điện tử, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, bình định mức 500 ml có nút nhám, (4), (5), (6) Chú ý: Học sinh có thể mô phỏng bằng hình vẽ khác nhưng vẫn đảm bảo các nội dung này. 1,00 1,00 Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tối đa tương ứng. ĐỀ 3 ĐỀ THI HSG MÔN HÓA 9 BÌNH PHƯỚC 2011-2012: (150 PHÚT).(28/3/2012) Câu I: (2 đ): 1. Nước clo vừa mới điều chế làm mất màu giấy quỳ tím, nhưng nước clo đã để lâu ngoài ánh sáng làm cho quỳ tím hóa đỏ. Tại sao? 2. Hãy chọn một hóa chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl3. Viết các PTHH xảy ra. Câu II: ( 2 đ): 1. Cho một kim loại A tác dụng với một dung dịch muối B. Kim loại mới sinh ra bám trên kim loại A. Lấy hỗn hợp kim loại này hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí D duy nhất và dung dịch G chứa 3 muối. Hãy xác định A,B,D,G? Viết PTHH xảy ra. 2. Bằng pương pháp hóa học, hãy tách khí SO2 ra khỏi hỗn hợp khí: SO2,SO3,O2. Câu III: ( 4 đ) 1. Từ dung dịch A chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4, thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: thêm c mol Mg vào dd A, sau pư thu được dd có 3 muối. Thí nghiệm 2: thêm 2c mol Mg vào dd A, sau pư thu được dd có 2 muối. Thí nghiệm 3: thêm 3c mol Mg vào dd A, sau pư thu được dd có 1 muối. Hãy tìm mối quan hệ giữa a,b,c trong từng thí nghiệm trên? 2. Thêm 100 gam nước vào dung dịch chứa 20 gam CuSO4 thì thấy nồng độ của dd giảm đi 10%. Xác định nồng độ % của dd ban đầu. Câu IV: (4 đ) Chia 26,88 gam MX2 thành 2 phần bằng nhau: Phần I: cho vào 500 ml dd NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH)2 kết tủa và dd D. Phần II: cho vào 360 ml dd AgNO3 1M thu được dd B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Al vào dd B thu được dd E, khối lượng thanh Al sau khi lấy ra cân lại tăng lên m gam so với ban đầu( toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Al). Cho dd D vào dd E thu được 6,24 gam kết tủa.( pư xảy ra hoàn toàn). Xác định công thức phân tử MX2 và giá trị m? Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng. Câu V: (4 đ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong m1 gam dd H2SO4 98% (lấy dư) thu được dd Y ( biết rằng khối lượng dd trước và sau pư không đổi) và V lít SO2 (đktc). a. Viết PTHH các pư xảy ra. b. Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c. Cho dd Y hòa tan vừa đủ m2 gam MgCO3 thu được 4,48 lít khí (đktc) và dd Z. Cho tiếp BaCl2 dư vào dd Z thu được 239,99 gam kết tủa. Xác định m,m1,m2, V? Câu VI: (4 đ) 1. Viết CTCT có thể có của các chất có CTPT C4H6. 2. Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon mạch hở qua dd brom dư, sau khi pư xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình đựng dd brom tăng thêm 5,6 gam đồng thời thoát ra 2,24 lít một chất khí. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí còn lại ở trên thấy tạo ra 8,96 lít CO2. (thể tích các khí đo ở đktc). a. Xác định CTPT của 2 H-C. b. Tính thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. - HẾT- ĐỀ 4 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS CÀ MAU NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hoá học Ngày thi: 22 – 4 – 2012 (Đề thi gồm có 2 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (3,5 điểm) 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sự chuyển đổi trực tiếp sau: a. FeS à H2S à SO2 à H2SO4 à E b. Đá vôi à CaO à X à Y à Z à T Cho biết E là muối sunfat của kim loại R có phân tử khối là 152 ; X, Y, Z, T đều là muối của canxi với các gốc axit khác nhau. 2. Viết phương trình hóa học của 5 phản ứng khác nhau trực tiếp điều chế FeCl3. Câu II (3,0 điểm) 1. “ Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào trật tự sắp xếp các nguyên tử trong phân tử ”. Hãy lấy thí dụ chứng minh. 2. Axit lactic có công thức cấu tạo : CH3 – CHOH – COOH. Dựa vào tính chất các chất hữu cơ đã học, hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa axit lactic với: a. Mg b. C2H5OH c. Na 3. Chất hữu cơ có công thức phân tử: C3H9N. Hãy viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử trên. Câu III (3,5 điểm) 1. Có hỗn hợp gồm các chất rắn: SiO2, CuO, BaO. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 2. Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận ra từng dung dịch khi chỉ được dùng thêm axit HCl làm thuốc thử, viết phương trình hóa học. Dấu hiệu tỏa nhiệt trong phản ứng trung hòa không được coi là dấu hiệu nhận biết. Câu IV (3,5 điểm) 1. Những chất nào sau đây được dùng làm khô và không làm khô khí CO2. Tại sao ? Viết phương trình phản ứng (nếu có): P2O5, Fe3O4, H2SO4 (đặc), Na, CaO. 2. Có 2 vết bẩn trên quần áo: vết dầu nhờn và vết dầu ăn. Hãy chọn trong số các chất sau để làm sạch vết bẩn, giải thích: nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét-xăng, cồn 90o. 3. Dẫn hỗn hợp khí gồm: Hidro và CO lấy dư qua bình đựng các oxit: Fe2O3, Al2O3 và CuO nung nóng. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Hòa tan chất rắn B vào dung dịch HCl thu được dung dịch D, khí và rắn không tan. Dẫn khí C qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được chất kết tủa. Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch D thu được kết tủa có thành phần một chất duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu V (2,0 điểm) Trên đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4, cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3. Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a gam Al cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a ? Câu VI (2,5 điểm) Lấy m gam hỗn hợp E gồm Al và Cu chia làm 2 phần: - Phần 1 cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,688 lít khí. - Phần 2 (nhiều hơn phần 1 là 14,16 gam) cho tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng, lấy dư thu được 14,336 lít khí. Tính m và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu VII (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Y người ta thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tổng thể tích CO2 và hơi nước thu được bằng tổng thể tích của Y và O2 tham gia phản ứng.
Tài liệu đính kèm: