Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 46

docx 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2326Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 46
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 KÌ THI HỌC SINH GIỎI THCS
BÙ ĐĂNG 	 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi gồm 2 trang)
 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2đ)
Nêu hiện tượng có giái thích ngắn gọn và viết phương trình hóa học trong các thí nghiệm sau:
Cho mẫu Na vào dung dịch AlCl3.
Sục khí C2H4 vào dung dịch Br2.
Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy biến hóa học sau: A→B→C→D→Cu. Biết A, B, C, D là các hợp chất khác nhau của Đồng.
Câu 2: (2đ)
Nêu phương pháp tách các kim loại ra khỏi hỗn hợp Cu, Ag.
Không dùng thêm hóa chất hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, H2SO4, Phenolphtalein, NaOH.
Câu 3: (4đ)
Chỉ có bơm đựng khí CO2, dung dịch NaOH không rõ nồng độ và 2 cốc thủy tinh chia độ. Hãy nêu cách điều chế dung dịch Na2CO3 không có lẫn NaOH hoặc muối axit mà không dùng thêm một phương pháp hoặc nguyên liệu nào khác.
Thêm dần dần dung dịch KOH 28% vào 50ml dung dịch HNO3 31,5% (d=1,2g/ml) đến trung hòa được dung dịch A. Đưa dung dịch A về 0°C được dung dịch B có nồng độ 12,6% và khối lượng muối tách ra là m(g). Tính m?
Câu 4: (4đ)
1.Một loại đá vôi chứa 85% CaCO3 và 15% tạp chất không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Khi nung lượng đá vôi đó thu được chất rắn có khối lượng bằng 70% khối lượng đá vôi trước khi nung. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3.
2.Nung m(g) hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung hòa của 2 kim loại A, B thuộc phân nhóm chính nhóm II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp chất rắn Y. cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15g kết tủa. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 32,5g.
Tính m?
Xác định tên 2 kim loại. Biết chúng thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 5: (4đ)
Cho 4,32g hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước dư thu được 896ml khí (đktc) và một lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn không tan này cho tác dụng với 120ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu dược 6,4g đồng kim loại và dung dịch X. Tách dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y.
Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu?
Tính khối lượng chất rắn Y?
Câu 6: (4đ)
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít một hydrocacbon A ở ( đktc). Sau khi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng 6 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M thấy có 20g kết tủa. Khối lượng bình tăng lên 24,8g.
Tìm công thức phân tử của A.
Viết các công thức cấu tạo của A.
(Cho H=1; O=16; N=14; Ca=40; C=12; Cl= 35,5; Ba=137; Mg=24; Cu= 64; Fe= 56; Al=27; K=39; Na=23)
--Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn--
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2đ)
1.
a.
 Mẫu Na tan dần, tạo ra khí bay ra, trong dung dịch tạo ra kết tủa trắng keo, tan dần trong kiềm dư:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
0,75đ
b.
 Dung dịch Br2 nhạt màu dần và trở về không màu:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
0,25đ
2.
Chọn chất và viết đúng mỗi pthh đạt 0,25đ
CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
Cu(OH)2 → CuO + H2O
CuO + H2 → Cu + H2O
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(2đ)
1.
-Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong không khí, cho sản phẩm tác dụng hết với dung dịch HCl thu được Ag:
2Cu + O2 → 2CuO
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
-Cho Fe vào phản ứng với dung dịch CuCl2 thu được Cu
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
0,5đ
0,25đ
2.
-Trích mẫu thử
-Cho các mẫu thử tác dụng lần lượt với nhau nhận ra:
 + Nhóm 1: NaOH và p.p (hóa đỏ)
 + Nhóm 2: NaCl và H2SO4
-Lấy hỗn hợp màu đỏ NaOH và p.p nhận ra H2SO4 nhóm 2 (mất màu đỏ). Chất còn lại của nhóm 2 là NaCl
H2SO4 + 2NaOH →Na2SO4 + 2H2O
-Lấy hỗn hợp mất màu đỏ gồm Na2SO4, H2O, p.p ở trên nhận ra NaOH ở nhóm 1 (hóa đỏ). Chất còn lại của nhóm 1 là p.p.
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
( 4đ)
1.
-Rót dd NaOH vào 2 cốc chia độ với thể tích bằng nhau (chỉ lấy ít hơn ½ V của mỗi cốc)
-Bơm CO2 dư vào một cốc nên chỉ tạo ra NaHCO3 với số mol bằng số mol bằng số mol NaOH:
CO2 + NaOH → NaHCO3
-Cho cốc NaHCO3 vào cốc chứa NaOH còn lại được dd Na2CO3 không lẫn chất khác do phản ứng vừa đủ:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3+ H2O
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2.
mdd HNO3 = 50.0,12 = 60 (g)
m HNO3 = 60.31,5/100 = 18,9 (g)
n HNO3 = 18,9/63 = 0,3 (mol)
KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
0,3 0,3 0,3 mol
mdd KOH = 0,3.56.100/28 = 60 (g)
mdd KNO3 = 60+60 = 120 (g) 
m KNO3 = 0,3. 101 = 30,3 (g)
m KNO3 có trong dd = 120.12,6/100 = 15,12 (g)
m KNO3 kết tinh = 30,3 – 15,2 = 15,18 (g)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4 
(4đ)
1.
Giả sử khối lượng đá vôi là 100g
m CaCO3 = 85g, m tạp chất = 15g
m chất rắn sau pư là 70g. Khối lượng chất rắn giảm 30g là CO2
CaCO3 → CaO + CO2 
30/44 30/44 30/44 mol
m CaCO3 pư = 30/44.100 = 68,2 (g)
H% phân hủy là: 68,2.85/100% = 80,24%
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
2.
a.Gọi công thức chung 2 muối là MCO3
n CO2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol)
MCO3 → MO + CO2
0,15 0,15 0,15 mol
MO + 2HCl → MCl2 + H2O
0,15 0,3 0,15 0,15 mol 
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
n CO2 = n CaCO3 = 15/100 = 0,15 (mol)
MCO3 + 2HCl → MCl2 + H2O + CO2
0,15 0,3 0,15 mol 
Ta có:
m Y + m HCl = m XCl2 + m H2O + m CO2
m Y = 32,5 + 0,3.18 + 0,15.44 – 0,6.36,5 = 22,6 (g)
m X= mY + m CO2 = 22,6+ 0,15.44 – 0,6.36,5 = 29,2 (g)
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b.
n MCO3= 0,15+0,15 = 0,3 (mol)
MCO3 trung bình = 29,2/0,3 = 97,3g
M trung bình = 97,3 – 60 = 37,3g
Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II chỉ có cặp Mg, Ca là phù hợp.
Câu 5 
(4đ)
 a.
Khi hòa tan 4,32g hh 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước ta có pư
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 
n H2 = 0,896/22,4 = 0,04 (mol)
 C/rắn là Fe (và có thể Al còn dư) cho t/d với CuSO4 
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nếu chỉ có Fe t/d với CuSO4 (Al t/d hết nới NaOH) thì chất rắn lớn nhất có thể thu được 6,4/64.56= 5,6 > 4,32g (kim loại ban đầu) Vô lý. Vậy có cả Al pư với CuSO4 và NaOH hết. Vì n CuSO4 = 0,12.1= 0,12 mol > n Cu. Sau pư CuSO4 dư. Vậy Al, Fe pư hết.
Gọi n của Na là x, n của Al, Fe lần luợt pư vs CuSO4 là y,z 
n H2 = x/2 + 3x/2 = 0,04 mol => x= 0,02 mol 
n Cu tạo ra = 1,5y + z = 6,4/64=0,1 mol 
m hh ban đầu = 23x+ 27(x+y)+ 56z = 4,32g
Giải ra ta được: x=0,02; y=0,04; z=0,04 mol 
m Na = 0,02.23=0,46g
m Al = (0,04+0,02).27= 1,62g
m Fe = 0,04.56= 2,24g
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
b.
Khi cho X t/d với dd KOH có các ptpư
6KOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3K2SO4
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
Để có kết tủa lớn nhất thì KOH không pư với Al(OH)3 khi đó kết tủa có 0,04 mol Al(OH)3, 0,04mol Fe(OH)2 và 0,02 mol Cu(OH)2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi
2Al(OH)3 → Al2O3 + H2O
0,04 0,02 mol
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
 0.04 0,02 mol 
Cu(OH)2 → CuO + H2O
0,02 0,02 mol
Chất rắn Y có khối lượng: 0,02.160+0,02.160+0,02.80= 6,84g
1,0đ
0,5đ
Câu 6 
(4đ)
a.
n Ca(OH)2 = 6.0,05= 0,3 mol 
n CaCO3= 20/100= 0,2 mol
Gọi CT của hydrocacbon CxHy
n CxHy= 2,24/22,4= 0,1 mol
 -Trường hợp 1:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,2 0,2 mol
m CO2 = 0,2.44=8,8g
m H2O = 24,8 – 8,8 = 16g
n H2 O = 16/18=0,89 mol
CxHy + (x+y/4) O2 → xCO2 + y/2 H2O
0,1 0,2 0,89 mol
x= 2; y= 17,8 (loại)
 -Trường hợp 2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,2 0,2 0,2 mol
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,2 0,3-0,2 mol
n CO2 = 0,2+0,2=0,4mol
m CO2 = 0,4.44= 17,6g
m H2O = 24,8 – 17,6 = 7,2g
n H2 O = 7,2/18=0,4 mol
CxHy + (x+y/4) O2 → xCO2 + y/2 H2O
0,1 0,4 0,4 mol
x= 4; y= 8
CTPT của hydrocacbon: C4H8
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b.CTCT
CH2 = CH – CH2 – CH3
CH3 – CH = CH – CH3
CH2 = CH – CH3
CH3
 CH2 − CH2
CH2
CH2
 CH2 – CH – CH3 
CH2
1,0đ
Mỗi CTCT 0,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐỀ PBC.docx