Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 43

doc 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1356Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 43", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 43
Trường THCS Nguyễn Khuyến ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 
 ĐỀ ĐỀ XUẤT VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
 THỜI GIAN : 150 PHÚT 
Câu 1: Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
A B C 
A Fe F
A D E 
Biết rằng A + HCl B + D +H2O
Câu 2: 
Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch không dán nhãn : NaCl, NaOH, H2SO4 , HCl, Ba(OH)2, MgSO4. Không dùng thêm thuốc thử khác, hãy trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học minh họa.
Có hỗn hợp A gồm: MgO, Al2O3 , SiO2 .Làm thế nào để thu được từng chất trong A?
Nêu hiện tượng và viết phương trình các phản ứng xảy ra khi cho:
Đinh sắt vào dung dịch CuSO4
Dây Cu vào dung dịch AgNO3
Sục khí clo vào ống nghiệm đựng H2O, sau đó nhúng đũa thủy tinh vào ống nghiệm rồi chấm vào quỳ tím.
Câu 3: Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hóa trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2 . Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác dịnh R. 
Câu 4: Cho 31,6 gam hỗn hợp B dang bột Mg và Fe tác dụng với 250ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc, rữa kết tủa, được dung dịch B1 và 3,84 gam chất rắn B2 ( có hai kim loại). Thêm vào B1 một lượng dư dung dịch NaOH loãng rồi lọc, rửa kết tủa mới được tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao, được 1,4 gam chất rắn B3 gồm 2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 
Viết các Phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Tính thành phần tram theo khối lượng của mỗi kim loại trong B và tính nồng độ mol của dung dịch CuCl2.
Câu 5: 
Dẫn hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen qua bình chứa:
dung dịch brom dư
dung dịch axit clohidric dư
Hãy viết các Phuong trình hóa học xảy ra.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon A cần dung 0,6 mol khí oxi và sinh ra 0,4 mol khí cacbonđioxit.
tìm công thức phân tử hiđrocacbon A.
Hãy viết 2 công thức cấu tạo khác nhau của hiđrocacbon A.
MA TRẬN
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TL
TL
Phần: Vô cơ
- Nhận biết dung dịch mất nhãn
- Viết PT theo chuỗi biến hóa
- Tách 3 oxit trong hỗn hợp
- Giải thích hiện tượng thí nghiệm hóa học.
- Bài toán nồng độ dung dịch
- Bài toán xác định kim loại.
- Bài toán hỗn hợp 2 kim loại
Số câu
1
1
2
4
Số điểm
3
7
7
17
Tỉ lệ
15%
35%
35%
85%
Phần: Hữu cơ
- Tìm CTPT và viết CTHH
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Tỉ lệ
15%
15%
Tổng số câu
1
2
2
5
Tổng số điểm
3
8
9
20
Tỉ lệ
15%
50%
35%
100%
Hướng dẫn chấm thi
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1
Fe3O4 + 2C 3Fe + CO2
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2
Fe + 2HCl FeCl2 + O2
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3 
(2,5 điểm)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
1.
Bước 1 : Lấy mẫu thử các chất ở từng lọ vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng với các lọ.
Bước 2 : Nhận biết các cặp chất : Ba(OH)2 và MgSO4, H2SO4 và NaOH, là NaCl và HCl
Lần lượt cho các dung dịch vào với nhau và thấy :
- 2 dung dịch có 2 lần tạo kết tủa, đó là Ba(OH)2 và MgSO4, do có các p.ư :
Ba(OH)2  +  H2SO4                BaSO4   +  2H2O              (1)
Ba(OH)2  +  MgSO4              BaSO4   +  Mg(OH)2    (2)
2NaOH     +  MgSO4             Na2SO4  +  Mg(OH)2       (3)
- 2 dung dịch có 1 lần tạo kết tủa,  đó là H2SO4 và NaOH, do có phản ứng (1) và(3).
            - 2 dung dịch không tạo kết tủa, đó là NaCl và HCl
Bước 3 : Nhận biết HCl, NaOH, H2SO4, NaCl :
Lấy 2 dung dịch không tạo kết tủa ở trên lần lượt cho vào kết tủa của 2 dung dịch có  1 lần tạo kết tủa.
Trường hợp dung dịch cho vào làm tan một kết tủa thì dung dịch cho vào là HCl, dung dịch có 1 lần tạo kết tủa là NaOH , vì :
      Mg(OH)2  +   2HCl        MgCl2     +  2H2O                (4)
Dung dịch có 1 lần tạo kết tủa còn lại là H2SO4 (ở đây kết tủa không tan). Dung dịch cho vào không làm tan kết tủa nào là dung dịch NaCl.
Bước 4 : Nhận biết Ba(OH)2,  MgSO4 :
Lấy dung dịch NaOH vừa nhận được ở trên cho vào 2 dung dịch có 2 lần tạo kết tủa. Dung dịch nào không tạo kết tủa với NaOH là dung dịch Ba(OH)2. Dung dịch nào tạo kết tủa với NaOH là dung dịch MgSO4 (có phản ứng theo
(3 điểm)
Nhận biết đúng mỗi chất được 0,5 điểm
2.
Cho hỗn hợp MgO, Al2O3 và SiO qua dung dịch HCl: MgO, Al2O3 tan hết,tạo dung dịch A, lọc lấy chất rắn không tan là SiO2.
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa B và dung dịch C
 MgCl2 + 2 NaOH Mg(OH)2 + 2 NaCl
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Lọc lấy B nung đến khối lượng không đổi thu được MgO
Mg(OH)2 MgO + H2O
Sục CO2 vào dung dịch C, lọc lấy kết tủa Al(OH)3
NaOHdư + CO2 NaHCO3
NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được Al2O3
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2,5 đ
0,75
0,75
0,25
0,5
0,25
3.
Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4: Đinh sắt tan dần có lớp đồng màu đỏ bám ngoài thanh sắt và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần.
Phản ứng: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Cho dây đồng vào dung dịch AgNO3 : Dây đồng tan dần, có lớp bạc màu trắng bám vào dây đồng và dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
Phản ứng: Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Khi dẫn khí Clo vào nước thì có phản ứng:
Cl2 + H2O HCl + HClO
Khi nhúng đũa thủy tinh vào ống nghiệm rồi chấm vào giấy quì tím thì quì tím hóa đỏ rồi mất màu.
Hóa đỏ: do sự có mặt của axit clohidric
Mất màu: do sự có mặt của axit hipoclorơ
2 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
Hóa trị của kim loại R bằng hóa trị Cu, Pb trong muối Nitrat chúng phản ứng với số mol bằng nhau.
 Theo đề bài : MR > MCu và MPb > MR 
 Nếu coi khối lượng ban đầu của thanh kim loại là a gam 
 Sau phản ứng: khối lượng thanh kim loại giảm 0,002 a
 Khối lượng thanh kim loại tăng 0,284 a 
 R + Cu(NO3)2 R(NO3)2 + Cu 
 x x x
 Khối lượng thanh kim loại giảm: 
 x.R - 64x = 0,002 a x ( R - 64) = 0,002 a (1) 
 R + Pb(NO3)2 R(NO3)2 + Pb
 x x x
 Khối lượng thanh kim loại tang lên : 207 x - x.R = 0,284 a 
 x (207 - R) = 0,284 a (2) 
 Từ (1) và (2) ta được: 
 = 
 => R= 65 (vậy thanh kim loại là Zn) 
2,5 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
Gọi x, y là số mol của Mg và Fe trong B; số mol Fe ban đầu : a (mol)
Mg + CuCl2 MgCl2 + Cu
x x x x (mol)
Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
a a a a (mol)
Dung dịch B1 : MgCl2 và FeCl2
Chất rắn B2 : Cu và Fe dư
Khi cho B1 tác dụng với NaOH: 
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + NaCl
x x
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + NaCl
a a
Khi nung kết tủa 
Mg(OH)2 MgO + H2O
x x
2Fe(OH)2 + 1/2O2 Fe2O3 + 2H2O
a 0,5 a
Theo đề bài ta có hệ phương trình : 24x + 56y = 3,16 (1)
 64(x + a) + 56(y- a)= 3,84 (2)
 40x + 160 . 0,5a = 1,4 (3)
Giải hệ (1), (2) và (3), ta được x= 0,015; y=0,05; a= 0,01
 Vậy : %m Mg = (24. 0,015).100 : 3,16 = 11,39%
 % mFe = 88,61%
nCuCl2 = x + a = 0,01 + 0,01 = 0,025( mol)
Vậy CM( CuCl2) = 0,025: 0,25 = 0,1 M 
(4,5 điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
1.
 C2H4 + Br2 C2H4Br2
 C2H2 + Br2 C2H2Br2
 C2H4 + HCl C2H5Cl
 C2H2 + HCl C2H4Cl2
2.
CxHy + (x+ y/4)O2 xCO2 + y/2 H2O
0,1 0,6 0,4 
Ta có: 
0,11=0,6x+y4=0,4x và 0,11=0,4/x
=>x= 4
Thay x= 4 vào => y= 8 
Vậy công thức của A: C4H8
CTCT: CH2= CH- CH2-CH3
 CH3- CH=CH-CH3
3 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
THIẾT LẬP MA TRẬN 
Tên Chủ đề
MỨC ĐỘ KIẾN THỨC VÀ THANG ĐIỂM
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao 
Chủ đề 1:
Nêu hiện tượng và
viết phương trình theo chuỗi biến hóa
1,0 điểm
5,0 điểm
6 điểm
Chủ đề 2:
Nhận biết và phân biệt các chất
1,5 điểm
1,5 điểm
3 điểm
Chủ đề 3:
Xác định công thức hóa học của chất
4 điểm
4điểm
Chủ đề 4:
Bài toán pha chế dung dịch
3 điểm
3 điểm
Chủ đề 5:
Xác định CTPT hợp chất hữ cơ
4,0 điểm
4 điểm
Tổng 
1điểm
13,5 điểm
5,5 điểm
20,0 điểm
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN
Năm học :2015-2016
 Môn : Hóa Học
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Câu 1 (3 điểm): Cho sơ đồ biến hóa sau:
A
A
A
Fe
D
G
+ B
+ E
+ X, t0
+ Y, t0
+ Z, t0
Biết A + HCl	 D + G + H2O
Tìm công thức của các chất kí hiệu bằng các chữ cái (A, B,...). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.
Câu 2: (3 điểm)
2.2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học (nếu có) cho mỗi thí nghiệm sau:
Cho kim loại Natri vào dung dịch CuCl2.
Sục từ từ đến dư khí CO2 vào nước vôi trong.
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím.
 d. Cho lá kim loại đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat.
Câu 3 ( 3điểm ) 
Cho hỗn hợp gồm CO , SO3 và CO2 bằng phương pháp hóa học hãy nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp
Chỉ dùng một dung dịch phân biệt 3 hỗn hợp riêng biệt(Al, Fe); ( Al, Al2O3 ) ; ( Fe, Al2O3 )
Câu 4 ( 4điểm):
	Cho luồng khí CO đi qua một ống sứ chứa m gam bột ôxit sắt (FexOy) nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn . Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 9,85 gam kết tủa . Mặt khác khi hòa tan toàn bộ lượng kim loại sắt tạo thành ở trên bằng V lít dung dịch HCl 2M ( có dư ) thì thu được một dung dịch sau khi cô cạn thu được 12,7 gam muối khan . 
Xác định công thức của ôxit sắt .
Tính m
Câu 5 (3điểm): Tính nồng độ mol (CM) ban đầu của dung dịch H2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B). Biết rằng: 
- Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của axit dư là 0,2M.
- Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của NaOH dư là 0,1M. 
Câu 6 (4 điểm):
 Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít ở đktc một hiđrocacbon A ở thể khí. Sau đó dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M thấy có 10 gam kết tủa. Khối lượng bình tăng là 18,6 gam.
Tìm công thức phân tử của A
Viết các công thức cấu tạo có thể có của A.
 .......................... Hết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3điểm): Chọn đúng mỗi chất được 0,125 điểm: 
A: Fe3O4	B: HCl	
X: H2	 D: FeCl2	
Y: Al	 E: Cl2	
Z: CO	 G: FeCl3	
Phương trình hóa học:
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O	(0,5 điểm)
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O 	(0,5 điểm)
3Fe3O4 + 8Al 4Al2O3 + 9Fe 	(0,5 điểm)
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2	(0,5 điểm)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2	(0,5 điểm)
 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3	(0,5 điểm)
Câu 2 (3 điểm):
a. Kim loại Natri tan dần, có khí không màu bay ra, xuất hiện chất kết tủa màu xanh.
 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓ (1điểm)
b.Ban đầu thấy nước vôi trong vẩn đục, sau đó lại trở nên trong suốt. 
	Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓
	CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 (1điểm)
c.Thuốc tím mất màu, xuất hiện khí màu vàng lục.
 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O (0,5 điểm)
d.Dung dịch sắt (III) sunfat màu vàng nâu nhạt màu dần rồi chuyển dần thành dd màu xanh nhạt. Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 (0,5 điểm)
Câu 3 (3điểm)
Câu 3a(1,5điểm)
 -Cho hỗn hợp 3 khí trên qua dd BaCl2 thấy có kết tủa trắng là SO3 : 
PTHH: SO3 + H2O + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
- Thu hai khí còn lại không tác dụng đi qua nước vôi trong dư, nếu thấy nước vôi trong vẩn đục thì chứng tỏ có khí CO2.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- Thu khí còn lại dẫn qua bột CuO màu đen nung nóng thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện, hấp thụ sản phẩm khí bằng nước vôi trong dư thấy nước vôi trong vẫn đục chứng tỏ khí ban đầu là CO.
 	PTHH: CuO + CO Cu + CO2 	
Câu 3b(1,5điểm)
Cho dd NaOH (dư) vào 3 hỗn hợp trên:
- Hỗn hợp nào có khí bay ra và có một chất không tan là ( Al,Fe)
Al + NaOH + H2O NaAlO2+ 3/2H2
Hỗn hợp nào có khí bay ra và hổn hợp tan hết là ( Al, Al2O3) 
 2Al + 2NaOH + 2H2O Ò 2NaAlO2 + 3H2
 Al2O3 + 2NaOH Ò 2NaAlO2 + H2O
Hỗn hợp có tan nhưng không có khí bay ra là 
 ( Fe , Al2O3 ) :
 Al2O3 + 2NaOH Ò 2NaAlO2 + H2O
Câu 4:(4điểm)
(3điểm) Xđ công thức oxit sắt FexOy 
giả sử có a mol FexOy tham gia phản ứng
Số mol Ba(OH)2 = 1.0,1 = 0,1 (mol)
Số mol BaCO3 = 9,85/197 = 0,05 (mol)
FexOy + y CO x Fe + y CO2 (1)
 a ax ay
CO2 	+ 	Ba(OH)2 	BaCO3 ↓ 	+ 	H2O .(2)
 0,05 0,05 0,05
	 2CO2 	+ 	Ba(OH)2 	Ba(HCO3)2 	 (3)
	0,1 0,05
 Fe + 2 HCl FeCl2 + H2
 ax ax
+ Nếu tạo muối trung hoà thì:
	ay = 0,05 và ax = 12,7/127 = 0,1
 x/y = 2 (vô lí)
+ Nếu tạo muối trung hoà và muối axit :
Từ (2), (3) ta có nCO2 = 0,15 mol
Ta có hệ ay = 0,15 và ax = 0,1 x = 2 và y = 3
Vcông thức của Oxit sắt là: Fe2O3
b.Tính m (1điểm)
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (5)
	0,05 0,15
 m = m Fe2O3 = 0,05. 160 = 8 gam
Câu 5 (3điểm)
 Gọi x, y lần lượt là nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và NaOH
- Trường hợp1: Số mol H2SO4 trong 3 lít là 3x, số mol NaOH trong 2lít là 2y.
	 H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O 	(0,5 điểm)
 	 y 2y 	 
- Vì axit dư => tính theo NaOH.	 0,25 điểm)	
- nH2SO4 dư: 0,2 x 5 = 1 (mol) => ta có phương trình:	(0,25 điểm)
 3x - y = 1 (*) 	 0,25 điểm)	
- Thí nghiệm 2: Số mol H2SO4 trong 2lít là 2x, số	 mol NaOH trong 3lít là 3y.
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O 	 (0,5 điểm)
 2x 4x
- Vì NaOH dư => tính theo H2SO4.	
- nNaOH (dư): 0,1 x 5 = 0,5 (mol) => ta có phương trình: 	(0,25 điểm)
3y - 4x = 0,5 (**) 	(0,25 điểm)
- Từ (*)và (**) giải hệ phương trình ta được: x = 0,7 ; y = 1,1	(0,25 điểm) 
Vậy nồng độ ban đầu của dung dịch H2SO4 là 0,7M ; của NaOH là 1,1 M (0,5 điểm)
Bài 6 : 4 điểm
nCa(OH)2 = 0,2 mol ; n CaCO3 = 0,1 mol , n CxHy = 0,1 mol 	 0,75 điểm
CxHy + ( x + y/4) O2 x CO2 + y/2 H2O 	 0,5 điểm
1mol	 	 x mol	y/2(mol)
0,1	 0,1x 0,05y (mol)
* TH1: Sản phẩm chỉ có 1 muối CaCO3
CO2 	+ 	Ca(OH)2 	CaCO3 ↓ 	+ 	H2O .	(1điểm) 
0,1 0,1 0,1
n CO2 = 0,1 (mol) x = 1
Có m tăng = m CO2 + m H2O = 18,6 (g)
 m H2O = 18,6 – 44.0,1 = 14,2 (g)
n H2O = 14,2/18 = 0,79 (mol)
 0,05y = 0,79 y = 15,8 (loại)
* TH2: Sản phẩm gồm 2 muối 
CO2 	+ 	Ca(OH)2 	CaCO3 ↓ 	+ 	H2O .	
0,1 0,1 0,1
2CO2 	+ 	Ca(OH)2 	Ca(HCO3)2	 (1,25điểm) 
0,2 0,1 
Tổng số mol CO2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol 
Theo bài : 0,1x = 0,3 .Suy ra x = 3 
Có m tăng = m CO2 + m H2O = 18,6 (g)
 m H2O = 18,6 – 44.0,3 = 5,4 (g)
n H2O = 5,4/18 = 0,3 (mol)
 0,05y = 0,3
 y = 6
Vậy CTPT của A là C3H6 
b. Viết được CTCT : 	 (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ NK.doc