Tổng hợp trắc nghiệm Hóa hữu cơ

doc 16 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1320Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp trắc nghiệm Hóa hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp trắc nghiệm Hóa hữu cơ
HỮU CƠ 1
Câu 1: Cho 0,76 gam hh X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,31 gam.	B. 0,45 gam.	C. 0,38 gam.	D. 0,58 gam.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của Glixerol với các axit đơn chức.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dd kiềm.
Câu 3: Cho các chất sau: axetilen, etilen, benzen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, anlyl benzen, naphtalen. Số chất tác dụng được với dd nước brom là:
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 4: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H12. Khi cho X tác dụng với clo có mặt bột sắt hoặc tác dụng với clo khi chiếu sáng đều thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
A. 1-etyl-3-metylbenzen.	B. 1,3,5-trimetylbenzen.
C. Propylbenzen.	D. Cumen.
Câu 5: Thực hiện phản ứng đồng trùng ngưng Hexa metylen đi amin và axit Adipic người ta được loại vật liệu polime nào?
A. Tơ nilon-6	B. Tơ nilon-6,6	C. Caosu buna	D. Chất dẻo P.V.C
Câu 6: Cặp chất nào sau đây có thể không thuộc cùng dãy đồng đẳng?
A. HCHO và CH3CHO	B. CH3OH và C2H5OH	C. C2H4 và C3H6	D. CH4 và C2H6.
Câu 7: Cho các chất sau: H2O (1), C6H5OH (2), C2H5OH (3), HCOOH (4), CH3COOH (5), HClO4 (6), H2CO3 (7). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là
A. (1), (3), (2), (5), (4), (7), (6).	B. (3), (1), (2), (5), (4), (7), (6).
C. (3), (1), (2), (7), (4), (5), (6).	D. (3), (1), (2), (7), (5), (4), (6).
Câu 8: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. Br2; HCl; KOH.	B. Na; Br2; CH3COOH.
C. Na; NaOH; (CH3CO)2O.	D. Na; NaOH; NaHCO3.
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
A. 14,6.	B. 16,2.	C. 10,6.	D. 11,6.
Câu 10: Cho 0,1 mol andehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam acol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là :
A. 21,6.	B. 5,4.	C. 16,2.	D. 10,8.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1), hỗn hợp Y gồm CH3OH, C2H5OH (tỉ lệ mol 2:3). Lấy 16,96 gam hỗn hợp X tác dụng với 8,08 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là:
A. 22,736 gam	B. 17,728 gam	C. 12,064 gam	D. 20,4352 gam
Câu 12: Cho các amin sau: etyl amin(1), di etyl amin(2), amoniac(3), anilin(4). Tính bazo của các amin được sắp xếp theo thứ tự sau:
A. (4) > (3) > (2) > (1).	B. (4) > (3) > (1) > (2).	C. (2) > (1) > (3) > (4).	D. (1) > (2) > (3) > (4).
Câu 13: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
A. 25,11 gam.	B. 28,80 gam.	C. 27,90 gam.	D. 34,875 gam.
Câu 14: Các Ankan có công thức phân tử là CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12. Có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với khí Clo (có ánh sánh khuếch tán) theo tỉ lệ mol 1:1 mà chỉ thu được 1 sản phẩm thế mono Clo duy nhất? A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Câu 15: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là
A. C3H5COOH và C4H7COOH.	B. C2H3COOH và C3H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH.	D. CH3COOH và C2H5COOH.
Câu 16: Trong số các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO	B. C2H5OH	C. CH3COOH	D. CH3COOCH3
Câu 17: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
A. 4,4.	B. 8,8	C. 2,2	D. 6,6
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
	(1). Tinh bột và xen lulozo là đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử (C6H10O5)n.
	(2). Dùng dd nước Brom để phân biệt Glucozo và Fructozo.
	(3). Dùng phản ứng tráng gương để phân biệt Mantozo và Saccarozo
	(4). Tinh bột do các gốc Fructozo tạo ra
	(5). Tinh bột có cấu trúc xoắn, Xenlulozo có cấu trúc mạch thẳng.
Số phát biểu đúng là: A. 3	B. 5	C. 4	D. 2
Câu 19: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dd NaOH x mol/l thu được dd Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là:
A. 2,4	B. 1,6	C. 2,0	D. 1,8
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm andehit acrylic, metyl axetat, andehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dd AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là :
A. 43,5	B. 64,8	C. 53,9	D. 81,9
Câu 21: Số đồng phân cấu tạo của hidrocacbon có công thức phân tử C5H10 là
A. 8	B. 10	C. 11	D. 9
Câu 22: Amino axit X có 1 nhóm NH2 và 2 nhóm COOH trong phân tử. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dd 0,5M, thu được dd Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dd gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dd chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 9,524%	B. 10,687%	C. 10,526%	D. 11,966%
Câu 23: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là A. 8 và 1,5. 	B. 7 và 1,5	C. 7 và 1,0. 	D. 8 và 1,0. 
Câu 24: Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000 đvC? A. 4280 	B. 4286 	C. 4281 	D. 4627 
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa
C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng 
Câu 26: Thủy phân triglixerit X thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic và axit stearic. Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là	A. 0,90. B. 0,78.	C. 0,72.	D. 0,84.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H4O, C3H8O, C4H8O2, thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 8,64 gam H2O. Phần trăm khối lượng của C3H8O trong X là
	A. 30%.	B. 24%.	C. 12%.	D. 18%.
Câu 28: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2, phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Hiđro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là
	A. HO-[CH2]2-CHO.	B. C2H5COOH.	C. HCOOC2H5.	D. CH3-CH(OH)-CHO.
Câu 29: Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của X là
	A. C3H4.	B. C2H2.	C. C5H8.	D. C4H6.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đồng phân. Nếu lấy 0,05 mol X đem thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 10,8 gam Ag. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X chỉ thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Nhận xét nào sau đây sai?
	A. X làm quỳ tím hóa đỏ.	B. X tác dụng được với Na.	
	C. X tác dụng được với dung dịch NaOH.	D. Giá trị của m là 3,6.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 2,4a mol CO2 và a mol nước. Nếu cho 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì số mol AgNO3 phản ứng tối đa là 
	A. 2,0.	B. 1,8.	C. 1,4.	D. 2,4.
Câu 32: Cho 0,015 mol este X (tạo thành bởi axit cacboxylic và ancol) phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M, sản phẩm tạo thành chỉ gồm một ancol Y và một muối Z với số mol bằng nhau. Xà phòng hoá hoàn toàn 3,44 gam X bằng 100 ml dung dịch KOH 0,4 M (vừa đủ), sau phản ứng cô cạn dung dịch được 4,44 gam muối khan. Công thức của X là
	A. C4H8(COO)2C2H4.	B. C2H4(COO)2C4H8.	
	C. C2H4(COOC4H9)2.	D. C4H8(COOC2H5)2.
Câu 33: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X và Y (hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
	A. 6,72.	B. 8,96.	C. 3,36.	D. 4,48.
Câu 34: Chất hữu cơ X (gồm C, H, O) có mạch cacbon thẳng, phân tử chỉ chứa một nhóm -CHO. Cho 0,52 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 1,08 gam Ag. Cho 3,12 gam X tác dụng với Na dư thu được 672 ml H2 (đktc). Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
	A. 6.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm etan, propen, benzen và axit propanoic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,592 lít O2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 4,3 gam. Đun nóng dung dịch thấy xuất hiện thêm kết tủa. Phần trăm khối lượng của axit propanoic trong X là
	A. 36,21%.	B. 45,99%.	C. 63,79%.	D. 54,01%.
Câu 36: Trieste E mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn x mol E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và x mol E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho x mol E phản ứng với dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 49,50.	B. 24,75.	C. 8,25.	D. 9,90.
Câu 37: Chất hữu cơ mạch hở X (gồm C, H, O) có số nguyên tử oxi trong phân tử nhỏ hơn 8. Cho cùng số mol X lần lượt tác dụng với NaHCO3 và Na thì thu được số mol CO2 bằng 3/2 số mol H2. Biết X có mạch chính đối xứng và không bị oxi hoá bởi CuO khi đun nóng. Phân tử khối của X là
	A. 194.	B. 192.	C. 180.	D. 190.
Câu 38: Đun nóng m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O và có mạch cacbon không phân nhánh) với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y, Z và 15,14 gam hỗn hợp hai muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic T. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Phân tử X chứa 14 nguyên tử hiđro.	
	B. Số nguyên tử cacbon trong T bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X.	
	C. Phân tử T chứa 3 liên kết đôi C=C.	
	D. Y và Z là hai chất đồng đẳng kế tiếp nhau.
Câu 39:	Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng muối thu được là
	A. 39,2 gam.	B. 27,2 gam.	C. 33,6 gam.	D. 42,0 gam.
Câu 40: Đun nóng 8,68 gam hỗn hợp X gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp Y gồm: ete (0,04 mol), anken và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete trong Y, thu được 0,34 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol trong Y thì thu được 0,1 mol CO2 và 0,13 mol H2O. Phần trăm số mol ancol tham gia phản ứng tạo ete là
	A. 21,43%.	B. 26,67%.	C. 31,25%.	D. 35,29%.
Câu 41: Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là 
	A. 0,45.	B. 0,40.	C. 0,50.	D. 0,55.
Câu 42: Cho E là triglixerit được tạo bởi hai axit béo X, Y (phân tử có cùng số nguyên tử cacbon và không quá ba liên kết π, MX < MY, số mol Y nhỏ hơn số mol X) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 8,74 gam hỗn hợp hai muối. Đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được 0,51 mol CO2 và 0,45 mol H2O. Phân tử khối của X là
	A. 254.	B. 256.	C. 252.	D. 250.
Câu 43: Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), axetilen (0,1 mol), etan (0,2 mol) và hiđro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được a mol kết tủa và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng tối đa với 8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
	A. 0,16.	B. 0,18.	C. 0,10.	D. 0,12.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Nung bình kín chứa m gam X và một ít bột Ni đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được V lít CO2 (đktc) và 0,675 mol H2O. Biết hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 150 ml dung dịch Br2 1M. Cho 11,2 lít X (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom dư thì có 64 gam Br2 phản ứng. Giá trị của V là
	A. 17,92.	B. 15,68.	C. 13,44.	D. 16,80.
Câu 45: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 35,0.	B. 30,0.	C. 32,5.	D. 27,5.
Câu 46: Nhận xét nào sau đây không đúng về glucozo
A. Phân tử glucozo có 5 nhóm OH B. Phân tử glucozo có 1 nhóm –CHO
C. Glucozo bị thủy phân trong môi trường axit D. Đốt cháy hoàn toàn a mol Glucozo thu được 6a mol CO2
Câu 47: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam hỗn hợp 2 este C3H6O2 (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch NaOH được bao nhiêu gam muối
A. 9 gam 	B. 4,08 gam 	C. 4,92 gam	D. 8,32 gam
Câu 48: Hyđrocacbon mạch hở nào sau đây phản ứng với Brom trong dung dịch theo tỷ lệ mol tương ứng 1:2
A. CnH2n+2 	B. CnH2n-6	C. CnH2n 	D. CnH2n-2
Câu 49: Hydrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành tủa
A. Styren 	B. Đimetyl axetylen	C. But-1-in 	D. But-1,3-dien
Câu 50: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân
A. Poli etylen	B. Xenlulozo 	C. Mantozo 	D. Triaxylglyxerol
Câu 51: Hỗn hợp X có chứa 0,2 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Nung nóng X sau một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 6,2. Hỗn hợp Y tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị a là 
A. 0,2.	B. 0,3.	C. 0,1.	D. 0,4.
Câu 52: Cho 1,2 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 1,64 gam muối. X là
 A. H-COOH 	B. CH2 = CHCOOH	C. C6H5-COOH	D. CH3-COOH
Câu 53: Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. glucozơ, fructozơ và tinh bột	B. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ
C. glucozơ, fructozơ và saccarozơ	D. glucozơ, fomalin và tinh bột 
Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng được số gam muối là
A. 3,22 gam 	B. 2,488 gam	C. 3,64 gam 	D. 4,25 gam
Câu 55: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,56 (g). B. 3,4(g). C. 5,84 (g) D. 5,62 (g).
Câu 56: Cho sơ đồ:
 . Trong đó X,Y,Z đều là sản phẩm chính. Nhận xét nào sau đây đúng :
A. X là 2-metylbut-3-ol 	B. Y là 2-metylbut-1-en
C. Z là 2-metylbut-2-ol 	D. Y là 2-metylbut-3-en
Câu 57: Cho dãy các chất : m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; CH3NH3NO3 .Có bao nhiêu chất kể trên thỏa mãn điều kiện: một mol chất đó phản ứng tối đa 2 mol NaOH
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 58: Hợp chất hữu cơ X thuần chức (chỉ chứa C,H,O). 5,8 gam X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 43,2 gam Ag. Hydro hóa hoàn toàn 0,1 mol X được chất Y. Toàn bộ Y phản ứng vừa hết 4,6 gam Natri. Đốt cháy hoàn toàn X thu được
 A. nCO2 = nH2O 	B. nCO2=2nH2O	C. nH2O=2nCO2 	D. nH2O=3nCO2
Câu 59: Đốt cháy hỗn hợp gồm 3 hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng cháy (ở đktc) là
A. 3,92 lít.	B. 5,6 lít.	C. 4,48 lít.	D. 2,8 lít.
Câu 60: Ở một loại polietilen có phân tử khối là 420000. Hệ số trùng hợp của loại polietien đó là
A. 15290	B. 17886	C. 12300	D. 15000
Câu 61: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và chất nào trong số các chất sau?
A. Phenol.	B. Este đơn chức.	C. Glixerol.	D. Ancol đơn chức.
Câu 62: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl fomat.	B. metyl axetat.	C. metyl fomat.	D. etyl axetat.
Câu 63: Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: 
(1) CH2Cl-CH2Cl; (2) CH3-COO-CH=CH2; (3) CH3- COO-CH2-CH=CH2; (4) CH3-CH2-CHCl2; (5) CH3-COO-CH2Cl Các chất phản ứng tạo sản phẩm có phản ứng tráng bạc là:
A. (2), (3), (4).	B. (1) ,(2) ,(4).	C. (1) , (2), (3).	D. (2), (4),(5).
Câu 64: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2. X và Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z có phản ứng cộng hợp Br2; Z tác dụng với NaHCO3. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
A. OHC-CH2-CHO; HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH.
B. CH3-CO-CHO; HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH.
C. HCOOCH=CH2; OHC-CH2-CHO, CH2=CH-COOH.
D. HCOOCH=CH2; CH2=CH-COOH, HCO-CH2-CHO.
Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8 thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,95.	B. 1,15.	C. 1,05.	D. 1,25.
Câu 66: Xà phòng hóa 8,8 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 3,28 gam.	B. 10,4 gam.	C. 8,56 gam.	D. 8,2 gam.
Câu 67: Cho các hợp chất hữu cơ:
 (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; 
 (3) Monoxicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở;
 (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở 
 (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; 
 (9) axit no, đơn chức, mạch hở (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
	Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
A. (3), (5), (6), (8), (9).	B. (3), (4), (6), (7), (10).
C. (2), (3), (5), (7), (9).	D. (1), (3), (5), (6), (8).
Câu 68: Trong các chất: m-HOC6H4OH; p-CH3COOC6H4OH; CH3CH2COOH; 
(CH3NH3)2CO3; CH2(Cl)COOC2H5; HOOCCH2CH(NH2)COOH; ClH3NCH(CH3)COOH
Số chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH là
A. 4.	.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 69: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
C2H4 → C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 
Số phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá trên thuộc phản ứng oxi hoá khử là
A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 70: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 10,8 gam.	B. 21,6 gam.	C. 43,2 gam.	D. 64,8 gam.
Câu 71: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lit CO2 và 33,3 gam H2O (Các thể tích khí đo đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 92,9 gam.	B. 8 và 96,9 gam.	C. 10 và 96,9 gam.	D. 10 và 92,9 gam.
Câu 72: Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D = 1,2 g/ml, M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54 gam M2CO3 và hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào?
A. Giảm 5,70 gam.	B. Tăng 5,70 gam.	C. Giảm 2,74 gam.	D. Tăng 2,74 gam.
Câu 73: Hỗn hợp R chứa các hợp chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X), ancol (Y) và este (Z) (được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam este (Z) trong O2 vừa đủ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là
A. HCOOH và C3H5OH.	B. C2H3COOH và CH3OH.
C. HCOOH và C3H7OH.	D. CH3COOH và C3H5OH.
Câu 74: X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là:
A. 22,89.	B. 24,52.	C. 23,95.	D. 25,75.
Câu 75: Hỗn hợp M gồm 2 andehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một liên kết ).Hidro hóa hoàn toàn 10,1 gam M cần dùng 7,84 lit khí H2 vừa đủ (đktc) thu được hỗn hợp N gồm 2 ancol tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Natri. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được17,45 gam chất rắn. Công thức của X, Y lần lượt là:
A. CH3CHO và C3H5CHO.	B. CH3CHO và C2H3CHO.
C. HCHO và C3H5CHO.	D. HCHO và C2H3CHO.
Câu 76: Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng nào trong các dạng sau?
A. H2NR(COOH)2.	B. (H2N)2R(COOH)2.	C. H2NRCOOH.	D. (H2N)2RCOOH.
Câu 77: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C2H6 và C3H8.	B. C3H6 và C4H8.	C. CH4 và C2H6.	D. C2H4 và C3H6
Câu 78: Tên thay thế của CH3-CH=O là
A. metanal 	B. metanol 	C. etanol 	D. etanal 
Câu 79: Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Hiệu suất phản ứng là
A. 66,67%. 	B. 25,00%. 	C. 50,00%. 	D. 33,33%. 
Câu 80: Số đồng phân ancol bậc 1 có cùng công thức phân tử C5H12O là: 
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 81: Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là
A. HCHO và CH3CHO. 	B. CH3CHO và C2H5CHO.
C. HCHO và C2H5CHO. 	D. CH3CHO và C3H7CHO. 
Câu 82: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là
A. C2H6 và C3H8. 	B. CH4 và C2H6.	C. C2H2 và C3H4. 	D. C2H4 và C3H6. 
Câu 83: Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là A. 2,2-đimetylpropan 	B. pentan	C. 2-metylbutan 	D. but-1-en 
Câu 84: Số đồng phân cấu tạo của nhau, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C8H10O là A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 85: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là
A. C3H5OH và C4H7OH.	B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. 	D. C2H5OH và C3H7OH. 
Câu 86: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH 	B. MgCl2 	C. ZnO 	D. CaCO3
Câu 87: Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; 
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là A. (1) và (2). 	B. (3) và (4). 	C. (2) và (4). 	D. (1) và (3). 
Câu 88: Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là A. 46,0. 	B. 57,5. 	C. 23,0. 	D. 71,9. 
Câu 89: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 4	B. 3	C. 6	D. 5
Câu 90: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:
A. (1), (2), (5). 	B. (1), (2), (3), (4). 
C. (1), (4), (5). 	D. (2), (3), (4), (5). 
Câu 91: Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p- crezol, axit lactic, alanin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch nước brom là: 
A. 7 và 4 	B. 6 và 3 	C. 5 và 4 	D. 7 và 3 
Câu 92: α-aminoaxit X chứa 1 nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: 
A. H2NCH2COOH 	B. H2NCH2CH2COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH 	D. CH3CH(NH2)COOH 
Câu 93: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: 
A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 94: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH2CH3. 	B. HCOOCH(CH3)2.
C. HCOOCH2CH2CH3. 	D. CH3CH2COOCH3. 
Câu 95: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là A. metanol. 	B. etanol.	C. propan-2-ol.	D. propan-1-ol. 
Câu 96: Xà phòng hoá 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam muối, khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng nửa số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC2H5 	B. CH3COOCH=CH2 
C. CH3COOC2H5 	D. C2H5COOCH3 
Câu 97: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
A. 96,7. 	B. 101,74. 	C. 100,3. 	D. 103,9. 
Câu 98: Có 2 dung dịch axit no đơn chức A1 và A2. Trộn 1 lít A1 với 2 lít A2 thu được 3 lít dung dịch X để trung hòa dung dịch 7,5 ml X cần dùng với 12,5 ml dung dịch NaOH (dung dịch B) và tạo ra 1,165 gam muối khan. Trộn 2 lít A1 với 1 lít A2 thu được 3 lít dung dịch Y. Để trung hòa 7,5 ml Y cần 10 ml dung dịch B và tạo ra 0,89 gam muối khan Xác định công thức A1 và A2 biết rằng số nguyên tử C trong mỗi phân tử không quá 4. A. CH3COOH và C2H5COOH	B. HCOOH và C2H5COOH
C. CH3COOH và C3H7COOH 	D. HCOOH và C3H7COOH 
HỮU CƠ (T)
Câu 1: Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch anilin , thấy dung dịch vẩn đục
B. metylamin có lực bazo mạnh hơn etylamin
C. Để lâu trong không khí , anilin bị nhuốm màu hồng do bị oxi hóa
D. Độ tan trong H2O của các amin giảm dần theo chiều tăng khối lượng phân tử
Câu 2: Cho Na dư vào V ml cồn 460 ( khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml) thu được 42,56 lit H2 (dktc). Giá trị của V là :A. 237,5 ml 	B. 100 ml 	C. 475 ml 	D. 200 ml
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X trên thu được 0,17 mol CO2 . Mặt khác cứ 0,05 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch AgNO3 0,1M trong dung dịch NH3. Hỗn hợp X là :
A. axetien , but – 1 – in B. axetilen , propin 
C. propin , but - 1 – in 	D. propin , but – 2 – in 
Câu 4: Thủy phân 10 g loại bông thiên nhiên trong dung dịch H2SO4 loãng , t0 sau đó lấy toàn bộ lượng glucozo thu được đem phản ứng tráng bạc thu được 12,96g Ag. Hàm lượng xenlulozo có trong bông đó là :
A. 93,6% 	B. 98,1% 	C. 97,2% 	D. 95,4%
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức , mạch hở X bằng 1 lượng không khí chứa 20% thể tích O2 , còn lại là N2) vừa đủ, thu được 0,08 mol CO2 ; 0,1 mol H2O và 0,54 mol N2. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. X là amin bậc 2	B. Số nguyên tử H trong phân tử X là 7
C. Số nguyên tử C trong phân tử X là 3	D. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên của X là 1
Câu 6: X là hỗn hợp gồm 2 anken ( đều ở thể khí ở điều kiện thường ). Hidrat hóa X thu được hỗn hợp Y gồm 4 ancol ( không có ancol bậc III ) . X gồm :A. etilen và propen 	B. propen và but – 2 – en 
C. propen và 2 – metylpropen 	D. propen và but – 1 – en 
Câu 7: Hỗn hợp X gồm CH3CH2COOH ; HCOOH ; C6H5COOH ; HOOC – CH2 – COOH. Khi cho 2m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 40,32 lit CO2 (dktc). Mặt khác , đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 26,88 lit khí O2 (dktc) thu được 52,8g CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là :A. 1,8 	B. 2,1 	C. 1,9 	D. 3,6
Câu 8: Chỉ ra nhận xét đúng trong số các nhận xét sau :A. So với các axit đồng phân , este có nhiệt độ sôi cao hơn
B. Phản ứng xà phòng hóa este là phản ứng 1 chiều
C. Các este là những chất lỏng hoặc chất rắn ở nhiệt độ thường và chúng tan nhiều trong nước
D. Giữa các phân tử este tạo được liên kết hidro với nhau
Câu 9: Chia 30,4g hỗn hợp 2 ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau :
- Phần 1 cho tác dụng hết với Na tạo ra 0,15 mol H2
- Phần 2 đem oxi hóa hoàn toàn bằng CuO , t0 thu được hỗn hợp 2 andehit , cho toàn bộ hỗn hợp 2 andehit tác dụng hết với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 86,4g Ag. Hai ancol là :
A. CH3OH và C2H5CH2OH 	B. CH3OH và C2H3CH2OH
C. C2H5OH và C2H5CH2OH 	D. CH3OH và C2H5OH
Câu 10: Hỗn hợp X gồm C3H6 ; C4H10 ; C2H2 ; H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa 1 ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng b

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_huu_co_tu_cac_de_thi.doc