Tổng hợp bài tập Sinh học - Phần 2

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp bài tập Sinh học - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp bài tập Sinh học - Phần 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2012-2013 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
MÃ ĐỀ: 101
(Đề thi gồm có 08 trang)
MÔN: SINH - LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút
HS làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1- 40)
Câu 1) Ở đảo Galapagos xuất hiện các loài chim sẻ khác nhau và khác với chim sẻ đất liền là kết quả của:
A. Tiến hóa đồng quy
B. Dòng gen tiếp tục diễn ra giữa các đảo ( nhưng không diễn ra giữa đảo và đất liền)
C. Chọn lọc tự nhiên tác động lên sự phát triển của quần thể trên cơ sở cách ly địa lý
D. Dòng gen tiếp tục diễn ra giữa đất liền và đảo qua hàng nghìn năm 
Câu 2) Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Jura?
A. Cây hạt trần ngự trị
B. Bò sát khổng lồ ngự trị
C. Xuất hiện cây hạt kín
D. Phân hóa chim
Câu 3) Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt mạch?
A. Bazơnitơ.
B. Đường
C. Nhóm phôtphát.
D. Bazơnitơ và nhóm phôtphát.
Câu 4) Ở một loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số NST chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài chứa 77 NST. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó là cơ thể nào?
A. Thể đa bội chẵn
B. Thể ba nhiễm
C. Thể một nhiễm
D. Thể đa bội lẻ
Câu 5) Giống cà chua có thời gian chín và thối nhũn chậm, giúp việc vận chuyển và bảo quản quả cà chua đi xa mà không bị hỏng, được tạo ra gần đây là sản phẩm của quá trình
A. tạo giống bằng phương pháp gây đột biến 
B. chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 
C. chọn lọc cá thể 
D. tạo giống cây trồng biến đổi gen
Câu 6) Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 105:35:9:1.
B. 35:35:1:1.
C. 105:35:3:1.
D. 33:11:1:1.
Câu 7) Nhận xét nào sau đây chưa hợp lí?
A. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở thực vật
B. Điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc, giữ lại những kiểu gen thích nghi
C. Quá trình hình thành loài mới bao giờ cũng gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
D. Các đặc điểm thích nghi được hình thành trong một thời gian lâu dài nhưng có thể bị loại bỏ trong một thời gian rất ngắn
Câu 8) Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 9) Những điểm chung giữa đột biến mất đoạn, đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn NST 
A. Chúng đều giúp hình thành loài mới
B. Chúng đều làm mất vật chất di truyền
C. Chúng đều là kết quả của việc ADN bị bẻ gãy và sai sót trong quá trình sửa chữa
D. Chúng đều làm thêm vất chất di truyền
Câu 10) Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hoá?
A. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
B. Phản ánh sự tiến hóa song hành
C. Phản ánh sự tiến hóa phân li
D. Phản ánh nguồn gốc chung
Câu 11) Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2 AABb : 0,2 AaBb: 0,3 aaBB : 0,3 aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là :
A. 5,25%
B. 30%
C. 25%
D. 12,25%
Câu 12) Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến.
B. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut
C. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản xuất ra những tế bào bình thường thay thế những tế bào bệnh
D. Thể truyền được gắn với gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
Câu 13) Một loài tứ bội ( 4n= 40) được lai ngược trở lại với một loài ( 2n= 20) để kiểm tra đó có phải là loài bố mẹ hay không, Khi F1 đang thực hiện giảm phân, người ta quan sát hình thái nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của GP I. Nếu loài ( 2n= 20) đó không phải là loài bố mẹ thì hình thái NST sẽ là:
A. 20 cặp NST kép và 10 NST kép không có cặp
B. 20 cặp NST kép
C. 30 NST kép không có cặp
D. 10 cặp NST kép và 10 NST kép không có cặp
Câu 14) Đặc điểm nào của đột biến gen làm cho nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiến hóa?
A. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh chóng
B. Đột biến gen không làm thay đổi tần số alen của quần thể
C. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm
D. Đột biến gen tạo ra nguồn biến dị di truyền cho quần thể
Câu 15) Điểm nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa liên kết gen và hoán vị gen
A. Mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
B. Điều phụ thuộc vào giới tính của loài và môi trường.
C. P thuần chủng, F1 đồng tính, F2 không phân ly
D. Các gen uy định các tính trạng cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể
Câu 16) Cho các số liệu sau đây, xác định khoảng cách giữa 2 gen (theo đơn vị bản đồ): AaBb= 206, Aabb= 704, aaBb= 736, aabb= 254
A. 12,7
B. 1
C. 24,2
D. 28
Câu 17) Dưới đây là một trình tự của 1 đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường và chuỗi pôlipepit đột biến
chuỗi pôlipeptit bình thường :.....Phe- Arg-Lys-Leu-Trip...
chuỗi pôlipepit đột biến: .....Phe- Arg-Lys
Hãy cho biết loại đột biến nào trong số các loại đột biến nêu dưới đây có nhiều khả năng làm xuất hiện chuỗi pôlipeptit trên đây?
A. Đột biến thêm 1 cặp nucleôtit ở đầu gen
B. Đột biến mất 1 cặp nucleôtit trong quá trình nhân đôi ADN
C. Đột biến mất 3 cặp nucleôtit trong quá trình nhân đôi ADN
D. Đột biến thay thế 1 cặp nucleôtit
Câu 18) Loại đột biến nào trong số các đột biến dưới đây có thể làm thay đổi kích thước NST
A. Đột biến đảo đoạn NST mang tâm động 
B. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST
C. Đột biến đảo đoạn NST không mang tâm động 
D. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST 
Câu 19) Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.
B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
C. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. Được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
Câu 20) Ở một loài côn trùng, alen A quy định cánh có mấu là trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh bình thường. Các alen này nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Con ♀ XAXA và con ♂ XAY đều chết ở giai đoạn ấu trùng. Lai giữa con ♀ cánh có mấu với con ♂ cánh bình thường được F1. Cho F1 lai với nhau được F2. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là
A. 3 : 1
B. 1 : 2 : 1.
C. 1 : 1 : 1 : 1
D. 1: 3 : 3 : 1
Câu 21) Loại ARN nào có nhiều chủng loại nhất trong TB
A. tARN
B. rARN và tARN 
C. mARN
D. rARN
Câu 22) Nếu biết được mức phản ứng của một kiểu gen thì chúng ta có thể làm gì trong số các điều nêu ra dưới đây?
A. Cung cấp môi trường thích hợp để kiểu gen cho kiểu hình tốt
B. Dễ chọn được những kiểu hình ưu việt để làm giống
C. Tạo ra được giống mới nhanh chóng
D. Dễ tạo được dòng đột biến cho mức phản ứng rộng hơn
Câu 23) Trường hợp nào dưới đây sẽ làm thay đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định?
A. Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít chuột hơn chim ưng mắt tinh
B. Đột biến làm xuất hiện một con sóc đen trong đàn sóc trắng
C. Trên đường di cư, đàn linh dương gặp lũ quét là số lượng giảm dần 
D. Ruồi giấm cái thích giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ
Câu 24) Trong khi nghiên cứu chim sẻ trên các đảo, bạn quan sát thấy 2 loài chim sẻ đất thành công trong việc chung sống cùng nhau trên cùng 1 đảo. Một loài có mỏ nhỏ, còn loài kia có mỏ lớn. Điều nào sau đây giải thích tốt nhất cho sự chung sống của chúng
A. Một loài là nhập cư và chỉ sống 1 nửa năm trên đảo
B. Hai loài chỉ mới gặp nhau thông qua nhập cư từ các hòn đảo khác
C. Chúng khai thác nguồn thức ăn khác nhau
D. Chúng có thể giao phối với nhau tạo con lai có mỏ cỡ trung bình
Câu 25) Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu genAaBbddXEY tiến hành giảm phân bình thường hình thành nên các tinh trùng biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không xảy ra hoán vị gen và đột biến nhiễm sắc thể. Tính theo l‎ý thuyết số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu:
A. 16
B. 8
C. 6
D. 4
Câu 26) Cho các thông tin sau đây :
	(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
	(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
	(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
	(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A. (1) và (4).
B. (2) và (4).
C. (2) và (3).
D. (3) và (4).
Câu 27) Có 4 loài thủy sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau của cùng 1 khu vực địa lí: loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét. Loài hẹp nhiệt nhất là loài:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 28) Người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa hoặc thiếu các nhiễm sắc thể (NST) số 1 hoặc số 2 ở người là do:
A. Biến đổi số lượng ở các cặp NST này gây ra sự mất cân bằng quá nghiêm trọng trong hệ genà gây chết. 
B. Các nhiễm sắc thể này mang gen quy định các tính trạng không quan trọng.
C. Biến đổi số lượng ở các cặp NST này không gây ảnh hưởng gì đến cơ thể.
D. Thường gây chết ở giai đoạn sơ sinh.
Câu 29) Các nhân tố tiến hóa phát huy vai trò thường xuyên trong quần thể có kích thước lớn là;
A. Đột biến, chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến- các yếu tố ngẫu nhiên
C. Di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên 
D. Đột biến, di nhập gen
Câu 30) Cá thể nào sau đây thích nghi nhất (theo quan điểm tiến hóa)
A. Một con chim sẻ đẻ nhiều trứng 
B. Một con chim sẻ mái sống lâu hơn bình thường
C. Một con chim sẻ mái giao phối với nhiều con trống
D. Một con chim sẻ mái ấp nở thành công nhiều con non
Câu 31) Người ta đo chiều cao của các cây trong một quần thể thu được kết quả sau:
AABB: AaBB : aaBB= 230cm: 230cm: 226cm
AABb: AaBb: aaBb = 230cm: 230cm: 226cm
Aabb: Aabb: aabb = 226cm : 226cm: 220cm
Quy luật tác động nào của gen đã cho phối sự hình thành chiều cao cây?
A. Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng.
B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng. 
C. Tác động cộng gộp của các gen không alen.
D. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen
Câu 32) Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành anđehit rồi sau đó anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG, và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3 chất nói trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Tính xác suất để cả 2 đứa uống rượu mặt không đỏ?
A. 0,7385
B. 0,75
C. 0,1406
D. 0,8593
Câu 33) Phép lai nào xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 :1 :1.?
A. AB/ ab x ab/ ab hoặc Ab/ aB x ab/ ab f= 37,5% 
B. Ab/ aB x aB/ ab f= 20% 
C. AB/ ab x ab/ ab f= 25%
D. Ab/ ab x aB/ ab f= 20%
Câu 34) Ba gen E, D, G nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen, gen G có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể?
A. 900
B. 840
C. 180
D. 60
Câu 35) Lai 2 dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng người ta thu được hàng nghìn hạt F1. Khi đem gieo các hạt này lên thành cây thì người ta nhận được hàng nghìn cây có hoa đỏ ngoại trừ 1 cây hoa trắng. Từ kết quả này ta có thể rút ra kết luận gì trong số các kết luận nêu dưới đây? Biết rằng tính trạng hoa đỏ là trội so với hoa trắng 
A. Cây hoa trắng xuất hiện là do biến dị tổ hợp
B. Cây hoa trắng xuất hiện là do đột biến đa bội	
C. Cây hoa trắng xuất hiện là do thường biến
D. Cây hoa trắng xuất hiện là do đột biến làm mất đi một NST
Câu 36) Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể tự nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có thể chứng minh giả thuyết:
A. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và protein.
B. Sự xuất hiện của axit nucleic và protein chưa phải là xuất hiện sự sống.
C. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axit nucleic. 
D. Protein có thể tự đổi mới.
Câu 37) Làm thế nào để phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng với đột biến trên ADN trong nhân gây cây bạch tạng?
A. Không phân biệt được
B. Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng, đột biến trong nhân sẽ làm toàn thân có màu trắng
C. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ không di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến có thể di truyền cho thế hệ sau
D. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến không di truyền cho thế hệ sau
Câu 38) Quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì:
A. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp.
B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
D. Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Câu 39) Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 tính trạng này.Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu?
A. 1/8
B. 3/8
C. 3/64
D. ¼
Câu 40) Điều nào sau đây đúng về alen lặn?
A. ảnh hưởng của alen lặn là luôn có hại hoặc không tốt bằng alen trội tương ứng
B. ảnh hưởng của chúng luôn bị che lấp
C. Chúng chỉ biểu hiện khi chúng xuất hiện cùng alen trội
D. Alen lặn tạo ra protein không chức năng hoặc không tạo protein
II. PHẦN RIÊNG ( 10 câu)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn ( từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41) Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa lai với nhau, ở đời con thu được cây tứ bội có kiểu gen Aaaa. Đột biến tứ bội này phát sinh ở:
A. lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Aa
B. lần giảm phân 2 của cả bố và mẹ 
C. lần giảm phân 1 của cơ thể Aa và giảm phân 1 hoặc 2 của aa.
D. lần giảm phân 1 hoặc giảm phân 2 của cả bố và mẹ.
Câu 42) Gen A có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen B có 2 alen nằm trên NST X (không nằm trên NST Y); gen D nằm trên NST Y (không có alen trên NST X) có 2 alen. Theo lý thuyết số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là:
A. 18	
B. 9	
C. 21	
D. 12
Câu 43) Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?
A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn
B. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm rồi tạo mô đơn bội sau đó xử lý bằng consixin.
C. Lai các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. Lai tế bào xôma khác loài
Câu 44)Cho biết ở một loài thực vật; gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: lá chẻ, gen b: lá nguyên; gen D: có tua, gen d: không có tua.Biết các gen là trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 3 cặp gen có kiểu hình cây cao, lá chẻ, có tua đem lai phân tích, thu được ở đời con 298 cây cao, lá nguyên, có tua: 302 cây cao, lá nguyên, không tua ; 299 cây thấp, lá chẻ, có tua: 301 cây thấp, lá chẻ, không tua. Kiểu gen của bố mẹ là:
A. Bb AD/ ad x bb ad/ad
B. Dd Ab/ aB x dd ab/ ab
C. Aa BD/ bd x aa bd/ bd
D. Dd AB/ ab x dd ab/ ab
Câu 45) Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá
A. Chất lượng não bộ của con người
B. Sự trưởng thành của con người
C. Sự di truyền khả năng trí tuệ của con người
D. Số lượng nơron trong não bộ của con người
Câu 46) Có 4 dòng ruồi giấm (a, b,c,d ) được phân lập ở những vùng đia lý khác nhau. So sánh các băng mẫu nhiễm sắc thể số III và nhận được kết quả sau:
Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10
Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10
Dòng d:1 2 6 5 8 7 3 4 9 10
Biết dòng nọ đột biến thành dòng kia. Nếu dòng c là dòng gốc, thì hướng tiến hóa của các dòng là:
A. cà dàaàb
B. cà aàdàb
C. cà bàaàd
D. cà aàbàd
Câu 47) Sử dụng consixin để gây đột biến đa bội thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào ?
A. pha M
B. pha S
C. pha G2.
D. pha G1
Câu 48) Có các đặc điểm của Plasmit như sau: 1- Plazmit có kích thước ngắn, 2- Có gen chuẩn (gen đánh dấu), 3- Có điểm cắt của enzym giới hạn, 4-Có thể nhân lên nhiều bản sao trong tế bào nhận, 5- Plasmit có kích thước dài
Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn vectơ plasmit cần quan tâm đến những đặc điểm nào ? 
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 2, 3, 4, 5
Câu 49) Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định là:
1- đột biến, 2- giao phối , 3- chọn lọc tự nhiên, 4- yếu tố ngẫu nhiên, 5- di nhập gen. Phướng án đúng là:
A. 1, 3, 4
B. 1. 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 4, 5
D. 1, 4, 5
Câu 50) Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là
A. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng 
B. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã
C. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
D. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
B.Theo chương trình Nâng cao ( từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51) Câu nào đúng nhất về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài?
A. Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li
B. Không có cách ly địa lý thì không thể có sự hình thành loài mới
C. Cách ly địa địa chắc chắn dẫn tới cách ly sinh sản
D. Cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
Câu 52) Gen dài 3060Ao, có A+T/ G+ X= 2/3. Mạch thứ nhất của gen có G= 40% và 90 nucleotit loại A. Gen phiên mã cần được cung cấp 450 nuclêôtit loại U. Số nuclêôtit mỗi loại A, U, G, X môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã lần lượt là:
A. 450,1350, 1800, 900
B. 270, 90, 180, 360
C. 90, 180, 360, 270
D. 1350, 450, 1800, 900
Câu 53) Phần lớn trẻ sơ sinh có cân nặng khoảng 3 kg, là phản ánh của:
A. chọn lọc gián đoạn
B. chọn lọc vận động
C. không có ý nào chính xác
D. chọn lọc ổn định 
Câu 54) Khi cho giao phèi hai dßng cïng loµi th©n cã mµu ®en vµ th©n cã mµu x¸m víi nhau ®­îc F1. Cho F1 tiÕp tôc giao phèi víi nhau ®­îc F2 cã tû lÖ:
 -ë giíi ®ùc: 3 con th©n cã mµu ®en : 1 con th©n cã mµu x¸m.
ë giíi c¸i: 1 con th©n cã mµu ®en : 3 con th©n cã mµu x¸m.
KÕt luËn nµo sau ®©y ®óng nhÊt?
A. Gen quy ®Þnh n»m trong tÕ bµo chÊt.
B. Sù biÓu hiÖn tréi lÆn phô thuéc víi giíi tÝnh.
C. TÝnh tr¹ng di truyÒn liªn kÕt víi giíi tÝnh.
D. Th©n ®en lµ tréi so víi th©n x¸m.
Câu 55) Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho F1 lai với một cây khác, F2 thu được 62,5% cây thân cao : 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào?
A. Tương tác át chế 12 : 3 : 1
B. Tương tác bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1
C. Tương tác bổ trợ 9 : 7
D. Tương tác át chế kiểu 13 : 3
Câu 56) Chỉ số ADN là:
A. trình tự lặp lại của một đoạn nucleotit trên ADN không chứa mã di truyền, đoạn nuclêôtit này có số lần lặp không đặc trưng cho mỗi cá thể
B. trình tự lặp lại của một đoạn nucleotit trên ADN không chứa mã di truyền, đoạn nuclêôtit này có số lần lặp đặc trưng cho mỗi cá thể
C. trình tự lặp lại của một đoạn nucleotit trên ADN có thể có hoặc không chứa mã di truyền, đoạn nuclêôtit này có số lần lặp đặc trưng cho mỗi cá thể
D. trình tự lặp lại của một đoạn nucleotit trên ADN chứa mã di truyền, đoạn nuclêôtit này có số lần lặp đặc trưng cho mỗi cá thể
Câu 57) Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 56,25%.	
B. 32,64%.	
C. 1,44%.
D. 12%.	
Câu 58) Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdee, sau một thời gian dài thực hiện giao phối gần thì số dòng thuần được tạo ra là:
A. 32
B. 9
C. 16
D. 8
Câu 59) Ở lúa nước, khi lai 2 thứ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn với cây chưa biết kiểu gen, kiểu hình được F2 phân li theo tỉ lệ: 67,5% cao vàng : 17,5% thấp, trắng : 7,5% cao trắng : 7,5% thấp, vàng. Cho biết, gen A: quy đinh cây cao; gen a: quy định cây thấp; gen B: hạt vàng ;gen b: hạt trắng , cấu trúc NST ở tế bào sinh hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây F1, cây chưa biết kiểu gen, kiểu hình và tần số hoán vị gen f là:
A. Đều có kiểu gen là Ab/aB và f = 0,25
B. Đều có kiểu gen là Ab/aB và f = 0,3
C. Đều có kiểu gen là AB/ab và f = 0,25
D. Đều có kiểu gen là AB/ab và f = 0,3
Câu 60) Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. Aabb, aabb, Ab, ab
B. AAb, aab, Ab, ab, b
C. Aab, aab, b
D. Aab, aab, b, Ab, ab
..Hết.
 Họ và tên SBD.......
Chữ kí gián thị:
giám thị 1: .....................................................................................
giám thị 2:.......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG_HOP_2.doc