Trêng ®¹i häc s ph¹m hµ néi KHOA HÓA HỌC --------@&?-------- BÀI TIỂU LUẬN Học phần: Hóa phân tích môi trường Tên đề tài: Ô nhiễm không khí - vấn đề toàn cầu thực trạng và giải pháp Giảng viên : PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân Học viên : Phạm Thị Thanh Hoa Lớp : Cao học K23 - Hóa học HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta đang trên đà phát triển. Các khu công nghiệp, các nhà máy lớn đang mọc lên khắp nơi. Cùng với sự ô nhiễm môi trường đất, nước, thực phẩm, sinh thái, nguồn tài nguyên là sự ô nhiễm môi trường không khí đang trở thành vấn đề gây bức xúc cho nhân loại, cần phải được giải quyết một cách có quy hoạch và hiệu quả. Sự phát triển về giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch cùng với việc khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt hằng năm đã thải vào môi trường không khí, đất, nước một lượng lớn các chất thải khác nhau mà chưa qua xử lý (hay chưa được xử lý triệt để), gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người và sinh vật. Hậu quả thấy rõ rệt nhất đó là sự biến đổi về khí hậu. Theo thống kê 12/1952, trên thế giới có 1600 người chết do ô nhiễm không khí và khí hậu. Năm 1930 tại Bỉ, đã phát hiện 63 người chết và 600 người mắc bệnh do sự ô nhiễm không khí quá nặng. Trong một thông báo mới đưa ra ngày 25/3/2014, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: năm 2012 có khoảng 7 triệu người tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí. Cứ tám ca tử vong trên toàn cầu thì có một ca tử vong do bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí. Số liệu phân tích thống kê này cho thấy con số tử vong do ô nhiễm không khí tăng hơn hai lần so với ước tính trước đây và xác nhận rằng ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường đơn lẻ lớn nhất thế giới hiện nay đối với sức khỏe. Giảm ô nhiễm môi trường có thể cứu sống được hàng triệu người. Như vậy, ô nhiễm không khí đang là tình trạng đáng báo động, cần sự quan tâm của tất cả cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, đưa ra biện pháp xử lý nhằm cứu lấy chính mình! II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các vật thể lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). 1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. * Nguồn tự nhiên: + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. * Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Cụ thể: Nguồn sinh Thuộc loại Thành phần chính Sản xuất xi măng Bụi, tro vô cơ SiO2, CaO, MgO, C, Chế biến than Bụi, tro than Hạt C, bụi cốc, bụi S, CN luyện kim Bụi vô cơ Các oxit kim loại, CaO, MgO, C, Vật liệu xây dựng Bụi khoáng vô cơ SiO2, oxit kim loại, C, CN thủy tinh Bụi silic, khoáng Silicat, thạch anh, oxit kim loại, CN dệt, tơ sợi Bụi vải bông Bột polime hữu cơ, bột bông, CN chế biến gỗ Bụi gỗ Bột gỗ, xenlulozo, phụ gia, Bảng 1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng bụi Nguồn sinh ra Thuộc loại Thành phần chính CN cốc hóa than Khí than CO, NH3, SO2, NOx, Sản xuất xi măng Khí lò SO2, NO2, CO, HCl, HF, CN luyện gang, thép Khí lò CO, NOx, SO2, hơi kim loại, CN nhiệt điện Khí than CO, SO2, NOx, HCl, CN sản xuất H2SO4 Khí vô cơ SO2, SO3, CN sản xuất HNO3 Khí vô cơ NO, NO2, NOx, Bảng 2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng khí 2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số nước trên thế giới Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì màn “mây khói độc” Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối với dân chúng. Ảnh 1. Mây khói độc che khuất đường chân trời nhìn ra quận WanChai (Nguồn: Internet) Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà hoặc tránh tiếp xúc lâu với những khu vực đông xe cộ. Chỉ số API hiện nay đang ở mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay. Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này. Tháng 7/2008, cơ quan môi trường thành phố đo được mức ô nhiễm không khí là 202, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 413 hiện nay ở một nhà ga ven đường. Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp được khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có chỉ số API hơn 200. Một nghiên cứu của cơ quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi đô thị) vào năm ngoái cho hay khí thải trên đường phố của chính Hồng Kông là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở thành phố đông đúc, 7 triệu dân này. London (Anh) đứng đầu châu Âu về ô nhiễm không khí London đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ phải chịu án phạt của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí đạt mức nguy hiểm, vượt mức quy định của EU. Kỷ lục "thành phố ô nhiễm nhất châu Âu" được thiết lập sau khi thiết bị kiểm soát chất lượng không khí cho thấy số ngày có mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô London chạm mức nguy hiểm đã lên tới con số 36 ngày kể từ đầu năm nay. Theo quy định của EU, trong một năm, Anh chỉ được phép có tối đa 35 ngày khi chất lượng không khí "được phép" ở mức độ "nguy hiểm." Việc phá vỡ quy định của EU chỉ trong nửa năm là điều rất đáng lo ngại đối với chính phủ Anh, bởi nước này vừa nhận cảnh báo cuối cùng từ Ủy ban châu Âu cách đây ba tuần về việc phải cải thiện chất lượng không khí. Một nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng cho thấy chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300 người tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ bảng mỗi năm. Moscow khói bụi mịt mờ Tại Kremlin và Nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do màn khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến rất nhiều trong số 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng. Ảnh 2. Người dân đi bộ tại trung tâm Moscow trong làn khói dày đặc. (Ảnh: Reuters) Ngày 6/8/2010, Tổng thống Dmitry Medvedev cùng các quan chức y tế Nga đã tới thăm một trạm cứu thương Moscow. Ông được báo cáo rằng số lượng các cuộc gọi khẩn cấp trong thời gian gần đây tăng 10%, liên quan tới nắng nóng và khói mù. Khói bụi từ hàng trăm đám cháy rừng đã khiến cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng gấp 5 lần mức được cho là an toàn, theo Bộ Y tế Nga. Người dân thành phố được khuyến khích ở yên trong nhà. Trả lời phỏng vấn báo RIA Novosti, các quan chức y tế so sánh mức độ ô nhiễm không khí hiện nay tương đương với hút vài bao thuốc mỗi ngày. Một số chuyến bay tới Moscow phải chuyển hướng do tầm nhìn kém. Percy von Lipinski, một khách du lịch ở Nga, miêu tả mặt trời trông “chỉ như trái cam nhỏ xíu đang cố gắng thắp sáng bầu trời”. Các nhà môi trường cho biết ô nhiễm không khí trong nhà đã trở thành nhân tố rủi ro hàng đầu cho “gánh nặng bệnh tật” ở Nam Á, xếp thứ hai ở khu vực Đông, Trung và Tây Phi, xếp thứ ba ở Đông Nam Á. 3. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam Tại Việt Nam, do có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thành phần kinh tế,mà sự ô nhiễm không khí giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng có sự khác nhau rõ rệt. 3.1. Tại các đô thị 3.1.1. Thực trạng a. Ô nhiễm bụi Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần. Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa. Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và Tây Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành phố, thị xã Nam Bộ. Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 - 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam (1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m3),... Trên Hình V.5 giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm 1995 đến hết năm 2002 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp. b. Ô nhiễm khí SO2: Nói chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép. Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long An có nồng độ khí SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 2 lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO2 trung bình ngày đều dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần. c. Ô nhiễm các khí CO, NO2 : Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ khí CO trung bình ngày dao động từ 2 - 5 mg/m3, nồng độ khí NO2 trung bình ngày dao động từ 0,04 - 0,09mg/m3, chúng đều nhỏ hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, tức là ở các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, nói chung chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO và khí NO2. Tuy vậy, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO2 đã vượt trị số tiêu chuẩn cho phép, như ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (thành phố Hồ Chí Minh) trị số trung bình ngày của năm 2001: 0,19, gấp 1,9 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, nồng độ CO năm 2001: 15,48 gấp 3,1 lần trị số tiêu chuẩn cho phép; tương tự, năm 2002 nồng độ khí NO2 = 0,191mg/m3 và khí CO = 12,67mg/m3. Biểu đồ. Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị 2002-2006 Nguồn: Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh, Cục BVMT, 2007 d. nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã sử dụng xăng không pha chì từ ngày 1-7-2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao thông cho thấy nồng độ chì trong không khí Hà Nội trung bình năm 2002 giảm đi khoảng 40 - 45% so với cùng thời kỳ năm trước; tương tự, ở thành phố Hồ Chí Minh nồng độ chì giảm đi khoảng 50%. 3.1.2. Nguyên nhân a. Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá, phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Trong các năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội thành có phần giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nội đã đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng 10 cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoại thành với tổng diện tích đất quy hoạch 2.573ha để khuyến khích các xí nghiệp cũ ở trong nội thành di dời ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt, thành phố Hà Nội có chế độ thưởng tiến độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 - 2004, mức thưởng từ 10 triệu đến 500 triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã di chuyển được 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công ty Cổ phần Dệt 10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê,... Hiện nay có 6 công ty đang di chuyển là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng Long. Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức cao nhất) cho những doanh nghiệp di dời trong năm 2002, mức thưởng này chỉ còn 50% đối với các doanh nghiệp di dời vào năm 2003 và chỉ còn 40% nếu di dời vào năm 2004. Tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh khác cũng đã đầu tư kỹ thuật hạ tầng xây dựng một số cụm công nghiệp nhỏ để tập trung các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề ở đô thị và làng nghề vào các cụm công nghiệp này,... Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác. Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số bài báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn" đối với làng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí. Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào 82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành "Đánh giá tác động môi trường", nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than, chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. b. Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, năm 1990 có 34.222 xe ôtô, năm 1995 có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham gia giao thông. Như vậy sau 10 năm số lượng ôtô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần. Về xe máy ở Hà Nội năm 1996 mới có khoảng 600.000 xe máy, năm 2001 gần 1 triệu, năm 2002 tăng tới hơn 1,3 triệu xe máy, bình quân khoảng 1 xe máy/2 người dân. Ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 mới có khoảng 1,2 triệu xe máy, năm 2001 gần 2 triệu xe, năm 2002 gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị nước ta mỗi năm tăng khoảng 15 - 18%, số lượng xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 - 10%. Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở thành phố Hồ Chí Minh là 80 điểm. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với lúc bình thường. Ở Việt Nam , khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng, 25% số lượng ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng. Ô nhiễm khí CO và hơi xăng dầu (HC) thường xảy ra ở các nút giao thông lớn, như là ngã tư Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên (Hà Nội), ngã tư Điện Biện Phủ - Đinh Tiên Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh), ngã tư Cầu Đất - Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Hải Phòng),... Trước năm 2001 ở các nút giao thông này còn bị ô nhiễm chì (Pb). c. Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần. d. Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả. Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm 2003, ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đặc biệt là ở các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số gia đình có mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than. 3.1.3. Hậu quả a. Ảnh hưởng đến sức khỏe Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch... và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm không khí, môi trường đến sức khỏe con người, tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em là thực trạng rất đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đã cho thấy điều đó: Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp từ gần 2.800 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 3.800 trường hợp vào năm 2005; bệnh suyễn từ hơn 3.000 trường hợp năm 1996 tăng lên trên 11.000 trường hợp vào năm 2005; bệnh viêm tai giữa: từ chỉ 441 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 2.000 trường hợp năm 2005... Các quận, huyện vùng ven như: Q.Tân Bình, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8, Q.11... là những địa bàn có tỷ lệ bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. b. Gây thiệt hại kinh tế Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên. c. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu . 3.2. Tại các vùng nông thôn 3.2.1. Thực trạng a. Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985, khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25.000 - 38.000 tấn và lượng thuốc sử dụng cũng tăng lên 0,67 - 1,01 kg hoạt chất/ha. Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thấm và rò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Cùng với vấn đề BVTV, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân khoảng hơn 73 triệu tấn/năm (trong đó chất thải của trâu chiếm 21,9%, bò chiếm 32,5%, lợn chiếm 33,4%) cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn. Nhiều xí nghiệp chăn nuôi, xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm lẫn trong khu dân cư, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún thiếu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng dẫn tới ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi. b. Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếcrất tiện lợi góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân cư nông thôn đến thành thị. Về nông thôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi, các túi rác, có khi là cả một tải rác hay đống rác “tự do nhảy dù” chẳng có người nào thu gom, mới đầu còn là một túi rác nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành đống lớn dần lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan “lạ mắt” ven đường làng, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy. Bên cạnh đó rác thải ở các chợ quê đã đến hồi báo động, các đống rác được chất đống lưu cữu rất nhiều ngày, ngay gần khu dân cư, bốc mùi ô uế. Mỗi năm, trong cả nước có hàng chục tấn rác thải sinh thải sinh hoạt phát sinh và theo dự báo thì tổng lượng chất thải đó vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới. Theo ông Trương Đình Bắc - Trưởng phòng Sức khoẻ và môi trường, cho biết nếu ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì vùng nông thôn cũng từ 0,5-0,6kg rác/ngày. Bình quân mỗi người thải ra 0,7 kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân vùng nông thôn, mỗi ngày có gần 50 triệu tấn rác cần được thu gom. Tuy nhiên trên thực tế chỉ thu được khoảng 50%. Tình trạng vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân nông thôn không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn tác động xấu đến môi trường sống của người dân mà c òn huỷ hoại môi trường trong lành của làng quê. Do đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nông thôn. c. Ô nhiễm làng nghề Trong vòng 10 năm qua tốc độ tăng trưởng của các làng nghề ở nông thôn tăng khá nhanh, trung bình 8%/năm tính theo giá trị đầu ra. Song nếu chỉ nhìn ở khía cạnh tăng trưởng, lợi ích mà không tính đến việc bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm thì chưa thể tính đến sự phát triển bền vững lâu dài của làng nghề. Nhiều khi chỉ vì lợi ích trước mắt mà người ta quên đi vấn đề bảo vệ môi trường sống của mình. Theo số liệu công bố mới đây của Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an, có tới hơn 90% làng nghề vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và các quy định an toàn vệ sinh lao động. Hầu hết các làng nghề đều sử dụng than củi và than đá nên gây ra ô nhiễm không khí như bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO và NOx là hết sức phổ biến. Trong đó các khi COx, NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các khí độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4... Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề môi trường nóng bỏng đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt nhuộm, thuộc da. Kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Hàm lượng độc hại đang ở mức đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các làng nghề tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb2+ vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu2+ vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải tại làng nghề tái chế giấy cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng khí gây ô nhiễm môi trường như CH4, H2S, NH3...Các chất thải rắn nguy hại không được các làng nghề xử lý đến nơi đến chốn mà chỉ được thu gom rất thủ công và đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí là bị thải bỏ và đốt bừa bãi ngay trên các con đê làng hoặc đổ xuống dòng sông cũng đang là nguồn gây ô nhiễm đất, các chất thải rắn. 3.2.2. Nguyên nhân a. Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp Trước hết phải kể đến nguyên nhân từ nhận thức, ý thức, tập quán canh tác của người dân. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc và cả việc vứt bao bì thuốc BVTV. Sử dụng phân bón thừa thãi gây tồn đọng trong đất, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc sử dụng “phân chuồng tươi” liều lượng lớn, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, các mẫu đất, nước, rau quả được nghiên cứu đều còn tồn dư lượng Fecal Coliorm. Khi lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân đạm, khiến tồn dư Nitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi,
Tài liệu đính kèm: