Thành tựu ứng dụng ưu thế lai ở Việt Nam

pdf 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 20681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thành tựu ứng dụng ưu thế lai ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành tựu ứng dụng ưu thế lai ở Việt Nam
THÀNH TỰU ỨNG DỤNG ƢU THẾ LAI Ở VIỆT NAM 
1/ GIỐNG NGÔ RAU LAI LVN23 
Giống ngô rau lai LVN23 là giống ngô rau lai đầu tiên của Việt Nam do lai đơn từ 2 dòng thuần 244/2649 và 
LV2D có nhiều ƣu điểm: thời gian sinh trƣởng ngắn, chịu đƣợc mật độ trồng dày, có tỉ lệ 2 – 3 bắp/cây cao, cho 
năng suất không thua kém giống nƣớc ngoài nhƣng có hàm lƣợng chất khô, ptotein, các vitamin C, B1, β- 
caroten cao hơn hẳn, nhƣ vậy LVN23 có phẩm chất ra tƣơi tốt hơn. Ngoài ra một lƣợng đáng kể thân lá xanh 
sau khi thu hoạch lõi non là nguồn thức ăn xanh nhiều dinh dƣỡng phục vụ tốt cho chăn nuôi đại gia súc, đặc 
biệt là giai đoạn vụ đông thiếu cỏ tƣơi hay cho những vùng chăn nuôi bò sữa. Giá giống ngô LVN23 chỉ bằng 
1/2 giá giống ngô rau nhập nội do vậy đã tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nƣớc không phải nhập khẩu hàng nghìn 
USD mỗi năm. LVN23 là giống ngô lai đầu tiên của Việt Nam đƣợc mở rộng ở các địa phƣơng nhƣ Hà Nội, 
Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bìnhtrên hang ngàn ha/năm. Sản phẩm ngô bao tử LVN23 đã đƣợc các công ty 
xuất nhập khẩu rau quả Hà Nội, Hƣng Yên, Vĩnh Phúcđóng hộp xuất khẩu, hoặc đƣợc bán nhƣ rau tƣơi tại 
chợ và siêu thị ở các thành phố. 
2/ GIỐNG LÚA LAI NGHI HƢƠNG 308 
Giống lúa lai Nghi Hƣơng 308 (Nghi Hƣơng 1A x Nghi Khôi) là giống lúa lai 3 dòng. Thời gian sinh trƣởng 
ngắn hơn Nhị Ƣu 838 khoảng 2 – 5 ngày (vụ xuân) và 6 – 8 ngày (vụ mùa). Sinh trƣởng khỏe, đẻ nhánh khá, trổ 
bông tập trung, độ thoát cổ bông tốt, chịu rét tốt, chống chiu sâu bệnh khá. Năng suất cao, ổn định tƣơng đƣơng 
Nhị Ƣu 838. Thích hợp gieo cấy trên chân đất từ vàn thấp đến cao. 
Đây là giống lúa có chất lƣợng cao nhất trong tập đoàn giống lúa lai chất lƣợng đã đƣợc công nhận ở Việt Nam: 
hạt thon dài, trắng trong, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, cơm mềm, ngon và có hƣơng thơm nhẹ. 
3/ GIỐNG LẠC L12 
Đƣợc chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống V79 với giống ICGV 87157 có nguồn gốc từ ICRISAT(*). Kết hợp các 
tính trạng của hai giống bố mẹ, L12 thuộc dạng hình thực vật Spanish, lá có dạng hình trứng thuôn dài, màu 
xanh nhạt, cao cây trung bình (40 - 60 cm), gân mờ, mỏ trung bình, vỏ mỏng, hạt to trung bình, vỏ lụa màu 
hồng sáng. Có thời gian sinh trƣởng từ 100 - 120 ngày ở các tỉnh phía Bắc, 95 - 100 ngày ở các tỉnh phía Nam. 
Khối lƣợng 100 hạt trung bình là 52,8 g; Tỷ lệ hạt trên quả là 76,5%, số quả chắc trên cây là 12,1. Năng suất 
bình quân đạt 32,7 tạ/ha (vụ xuân tại Hoài Đức, Hà Tây). Năng suất ở các địa phƣơng trong các năm 2000 – 
2002 biến động từ 29 đến 49 tạ/ha: 29 tạ tại Hà Tĩnh trong khi giống đối chứng V79 chỉ đạt 23 tạ/ha (tăng 
46,5%), 38,7 tạ/ha ở Nghệ An (đối chứng V79 đạt 23,2 tạ/ha, Sen Lai chỉ đạt 24,3 tạ/ha). Tại Thanh Hoá vụ 
xuân năm 2000 đạt năng suất cao nhất 49 tạ/ha, tăng 81% so với giống Sen Lai. 
Hiện nay giống lai này đã đƣợc trồng trên hàng ngàn ha với ƣu điểm là gieo trồng cho vùng nƣớc trời không cần 
chủ động tƣới tiêu. Cây chịu hạn khá, năng suất khá và chất lƣợng hạt tốt. 
*ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics): Viện quốc tế nghiên cứu cây 
trồng cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn. 
4/ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG CAO SẢN DT96 
Giống đậu tƣơng DT96 do nhóm tác giả Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phƣơng pháp lai hữu tính 
giữa 2 giống đang phổ biến trong sản xuất là DT90 và DT84. DT96 kết hợp nhiều đặc tính tốt của hai giống 
này: Chịu nóng tốt nhƣ DT84 và chịu lạnh nhƣ DT90, năng suất cao trong cả 3 vụ xuân, hè, đông. Giống này có 
ƣu việt hơn hẳn DT84 và DT 90 về chất lƣợng hạt thƣơng phẩm và tính kháng chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh rỉ 
sắt và sƣơng mai. Giống DT96 đã đƣợc Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận khu vực hoá 
năm 2002. 
Đặc điểm của giống DT96: Có thời gian sinh trƣởng ngắn (90 - 98 ngày, vụ xuân 98 ngày, vụ hè 96 ngày và vụ 
đông 90 ngày), phù hợp trồng thuần. Cây cao 45-58 cm, thân có 12 - 15 đốt, sinh trƣởng hữu hạn, phân cành 
vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, lá hình tim nhọn, màu xanh sáng, lông nâu. Hoa tím, quả chín màu vàng rơm, 
số quả chắc trên cây 25 - 35, cao trên 180 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao 16-20%. Khả năng chống đổ khá; chống các 
bệnh rỉ sắt, sƣơng mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ tốt; chịu nhiệt tốt và lạnh khá. Hạt màu vàng sáng, rốn hạt 
trắng, hạt to, khối lƣợng 1000 hạt ≈ 190 - 220g. Tỷ lệ protein cao: 42,86%, chất béo: 18,34%. 
5/ GIỐNG CÀ CHUA VT10 
Giống cà chua VT10 là giống cà chua lai F1 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai D8 x D12. Giống đề nghị công nhận 
sản xuất thử và đã đƣợc Hội đồng KHCN Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua tháng 1/ 2015. Giống VT10 
thuộc dạng hình sinh trƣởng bán hữu hạn, thời gian sinh trƣởng 120 - 130 ngày. Cây cao 95-100cm; Dạng hình 
thâm canh, dạng lá cà chua thƣờng., quả chín màu đỏ tƣơi; quả tròn hơi cao, cùi dày, ít hạt, hàm lƣợng chất khô 
trong quả đạt >6,0%, khối lƣợng 80 - 90 g/quả. Có khả năng chịu bệnh virus xoăn vàng lá, héo xanh vi khuẩn 
trên đồng ruộng khá, thích hợp trồng trong vụ đông sớm, đông chính vụ ở đồng bằng sông Hồng và trung du 
miền núi phía Bắc. Năng suất giống VT10 ƣớc đạt 60 - 65 tấn/ha vụ thu đông và 65 - 67 tấn/ha vụ đông. 
6/ GIỐNG DƢA CHUỘT PC4 
Giống dƣa chuột lai PC4 là giống lai F1 từ tổ hợp lai DL7 x TL15, đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 2008. 
Giống Dƣa chuột PC4 có thời gian sinh trƣởng vụ xuân hè 90-95 ngày, vụ thu đông 80 -85 ngày. Giống cho thu 
quả rất sớm, sau trồng 35-40 ngày và thời gian thu quả kéo dài 40 - 45 ngày. 
Cây sinh trƣởng, phát triển khoẻ, thân lá xanh đậm, sai quả, trung bình 13 – 14 quả/cây trong vụ xuân hè và có 
từ 11-12 quả/cây trong vụ thu đông. Khối lƣợng trung bình quả 120 -130 g và cho năng suất đạt trên 50 tấn/ha 
vụ xuân hè và 40-45 tấn/ha vụ thu đông. Quả của giống PC4 có dạng hình đẹp, màu vỏ quả xanh đậm, gai quả 
đen, dài quả 20 - 24 cm khi đo ở đƣờng kính 2,8 - 3,0 cm, cùi dày 1,2 - 1,3 cm giòn, thơm thích hợp cho ăn tƣơi, 
chế biến muối mặn xuất khẩu. 
7/ BÒ LAI SIND 
Giống bò lai Sind đƣợc lai tạo ở Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX, trên cơ sở lai giữa bò cái là bò vàng 
Việt Nam và bò đực là bò Sind đỏ Pakistan. Tỷ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó 
mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tƣơng ứng. U yếm càng phát triển, màu vàng càng đậm thì tỉ lệ 
máu bò lai Sind càng cao, bò càng tốt. 
Phân bố rải rác ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Bò lai Sind chịu 
đƣợc kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm. 
Bò lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở Việt Nam, đa số khỏe mạnh, màu lông vàng hoặc đỏ 
sẫm. Bò lai Sind có đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống, yếm và rốn rất phát triển, u vai nổi rõ, lƣng ngắn, ngực 
sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, âm hộ có nhiều nếp nhăn, sinh sản tốt, đẻ con dễ, tính hiền., đa số đuôi 
dài và đoạn chót không có xƣơng. Lông bò màu cánh gián, con đực trƣởng thành nặng 450–500 kg, con cái 
nặng 320–350 kg. Khối lƣợng sơ sinh 20–21 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 48 – 49%, tỷ lệ thịt tinh 39 %, thớ thịt dày, mềm, 
thơm ngon. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfThanh_tuu_uu_the_lai_o_VN.pdf