Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 8: Cân bằng phương trình hóa học và phản ứng oxi hóa khử

doc 5 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 1098Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 8: Cân bằng phương trình hóa học và phản ứng oxi hóa khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 8: Cân bằng phương trình hóa học và phản ứng oxi hóa khử
CHUYÊN ĐỀ: CÂN BẰNG PTHH VÀ PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Cân bằng phương trình phản ứng sau
a/ CrCl3 + Br2 + NaOH Na2CrO4 +NaBr +NaCl +H2O
b/ C12H22O11 + H2SO4 đặc CO2 + SO2 + H2O
(HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011)
Cân bằng các phương trình hóa học sau 
a/ Al + HNO3Al(NO3)3 + N2O + H2O
b/ Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
(HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013)
Cân bằng phương trình hóa học
a) FeS + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
b) Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + NO2 + H2O
(HSG huyện Long Thành năm học 2013-2014)
Cân bằng PTHH sau:
a/ FexOy + H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b/ FexOy + HNO3 loãng Fe(NO3)3 + NO + H2O
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
Điền công thức hóa học vào dấu hỏi và cân bằng các PTHH sau: (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a) Fe + H2SO4 đặc ? + ? + H2O 
b) Fe(NO3)3 ? + ? + NO2 
c) Al + HNO3 ? + N2 + H2O 
d) Fe2O3 + Al FenOm + Al2O3 
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) Fe2O3 + ? FenOm + Al2O3
b) 	Al + HNO3 ? + NO + ?
c) 	Cl2 + ? KCl + KClO3 + H2O
d)	SO2 + ? + H2O H2SO4 + HBr
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
Cân bằng các phương trình hóa học sau:
a/ FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
b/ FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2007-2008)
Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a/ FexOy + Al Al2O3 + Fe
b/ Fe2O3 + CO Fe3O4 + CO2
c/ FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + H2O + NO
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2011-2012)
Hoàn thành các phản ứng sau:
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2013-2014)
 Hoàn thành và cân bằng các phản ứng hóa học sau đây:
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
 Hoàn thành và cân bằng các phương trình hóa học sau đây (mỗi dấu “?” là một chất)
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2015-2016)
 Cho 48,8 gam hỗn hợp gồm Cu và FexOy tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,3 mol khí NO thoát ra và dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 147,8 gam hỗn hợp muối khan. Xác định công thức của FexOy 
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
 Lấy một thể tích dung dịch HNO3 67% pha loãng bằng nước được dung dịch mới, dung dịch này hòa tan vừa đủ 9 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 16,75. Tính thể tích dung dịch HNO3 67% đã dùng, biết (d=1,4g/ml)
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 
a) MxOy + H2SO4 đặc M2(SO4)3 + SO2 + .....
b) Na2S + dung dịch AlCl3 
c) KMnO4 + KI + H2SO4 
d) KHSO4 + Fe3O4 
e) M2 (CO3)n + HNO3 ( loãng ) M(NO3)m ...... (n < m )
f) Na2CO3 + dung dịch FeCl3 
g) KMnO4 + FeS2 K2MnO4 + MnO2 + ? + ?
h) K2Cr2O7 + (C6H10O5)n + H2SO4 Cr2(SO4)3 + K2SO4 + ? + ?
(HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016)
 Hòa tan hoàn toàn 46,4 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (lấy dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch X. Từ dung dịch X người ta tách ra được 120,0 gam một muối trung tính (khan). Hãy xác định công thức của oxit nói trên. 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2009-2010; 2015-2016)
 Cho 56,7 g hỗn hợp X, gồm Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HNO3 1,5M, khuấy đều, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (ở đktc), dung dịch Y và còn lại 0,9 g kim loại. Hãy tìm V. 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2010-2011)
 Lấy V1 ml dung dịch HNO3 67% (d = 1,40 g/ml) pha loãng vào nước được dung dịch A. Dung dịch A hoà tan vừa đủ 4,5 gam nhôm và thu được V2 lít hỗn hợp khí NO và N2O (hỗn hợp sản phẩm khí có chứa nitơ duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối so với hidro bằng 16,75. Tìm các thể tích V1 và V2. 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2007-2008)
Đốt x (mol) Fe bởi O2, thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit của Fe. Hòa tan A trong dung dịch HNO3 nóng dư, thu được một dung dịch B và 0,035 mol khí C (gồm NO và NO2), biết dC/H2 = 19. Tính giá trị của x.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014)
Cho hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS phản ứng với lượng H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được khí SO2. Hấp thụ hết lượng SO2 sinh ra bằng lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được V lít dung dịch chứa H2SO4 nồng độ 0,005M. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị V.
(HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016)
Cho 2 lít dung dịch HCl vào hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim lọai M và 69,6 gam oxit MxOy của kim lọai đó, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch A. Nếu hòa tan hỗn hợp X trong 2 lít dung dịch HNO3 thì được dung dịch B và 6,72 lít khí NO (đktc). Xác định M, MxOy và nồng độ mol của các chất trong dung dịch A và B. (Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng).
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
Viết phương trình phản ứng trong đó 0,75 mol H2SO4 tham gia phản ứng sinh ra
a/ 8,4 lít SO2 (đktc).	
b/ 16,8 lít SO2 (đktc).
c/ 25,2 lít SO2 (đktc).	
d/ 33,6 lít SO2 (đktc).
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Ninh năm học 2011-2012; Đề thi HSG Quốc Gia lớp 12 năm 1995)
Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Tính m. 
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
Cân bằng PTHH sau:
a/ Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
b/ C6H5-CH=CH2 + KMnO4 C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014)
Đốt cháy hoàn toàn 6,44g hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dd H2SO4 đặc nóng dư. Sau pư thu được 0,504 lít khí SO2 (SP khử duy nhất, ở đktc) và dd chứa 16,6g hỗn hợp muối sunfat. Viết các PTPƯ xảy ra và tìm CT của oxit sắt.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014)
Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là III, II, I và tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:3, trong đó số mol của X bằng x mol. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch có chứa y (gam) HNO3 (lấy dư 25%). Sau phản ứng thu được V lít khí NO2 và NO (đktc, không có sản phẩm khử khác). Dựa vào sơ đồ phản ứng chứng minh rằng: y = 1,25(10x + V/22,4)63.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012)
Hoà tan 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO, hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17. Xác định kim loại M.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2012-2013)
Cho hỗn hợp X (gồm Fe và FeCO3) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 với tỉ lệ số mol lần lượt là 2017 : 2018. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk năm học 2017-2018)
Viết các phương trình hóa học của phản ứng có dạng:
Biết (A) là oxit kim loại; a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản, tỉ lệ a : d = 2 : 1.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2013-2014)
Cho 2 thanh kim loại X và Y
Oxi hoá hoàn toàn p gam kim loại X thì được 1,25p gam oxit. Hoà tan muối cácbonat của kim loại Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 14,18%. hỏi X, Y là kim loại gì?
Hoà tan a gam kim loại X, Y trong đó Y chiếm 30% về khối lượng, bằng 50 ml dung dịch HNO3 63% (d = 1,38 g/ml). Khuấy đều hỗn hợp đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A cân nặng 0,75a gam, dung dịch B và 6,104 lit hỗn hợp NO và NO2 (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan?
(Đề thi TS 10 chuyên Hà Nam 2011-2012)
Cho m gam Fe tác dụng hết với oxi thu được 44,8 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 2 oxit (FeO, Fe2O3). Cho toàn bộ lượng hỗn hợp A trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch B và 4,48 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm các sản phẩm khử là NO và NO2, tỉ khối của hỗn hợp C so với H2 là 1. Tính giá trị của m.
(Đề thi TS 10 chuyên Hưng Yên 2010-2011)
Cho 4,50 gam bột Al tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và KNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lit hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 11,40.
a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b/ Cô cạn cẩn thận dung dịch X được m gam muối khan. Tính m?
 (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2015-2016)
Hòa tan kim loại A bằng axit H2SO4 đặc, nóng theo phản ứng:
A + H2SO4 ASO4 + Xh + H2O (X là SO2 hoặc H2S)
Biết khi hòa tan hoàn toàn 7,2 gam A thì thu được 1680 ml khí X (đktc). Hãy xác định X và kim loại A.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016)
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Cu2S ; 0,05 mol FeS2 trong HNO3 loãng, vừa đủ thu được dung dịch Y (chỉ có muối sunfat) và khí NO. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y sẽ thu được bao nhiêu gam kết tủa?
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009)
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một sunfua kim loại M (MS) trong oxi dư. Chất rắn thu được sau pư đem hòa tan trong một lượng H2SO4 vừa đủ 36,75% thu được dd X. Nồng độ phần trăm của dd X là 41,67%. Tìm CTHH của muối sunfua.
(Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014)
Hoà tan hoàn toàn một miếng bạc kim loại vào một lượng dư dung dịch HNO3 15,75% thu được khí NO duy nhất và a gam dung dịch X; trong đó nồng độ C% của AgNO3 bằng nồng độ C% của HNO3 dư. Thêm a gam dung dịch HCl 1,46% vào dung dịch X. Hãy xác định % AgNO3 tác dụng với HCl.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009)
[ĐH B-07] Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam một hỗn hợp rắn X. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít NO ( đktc ). Giá trị của m là 
[ĐH A-08] Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
Đốt cháy 5,6 gam bột Fe nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và một phần Fe còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng V ml dung dịch HNO3 2M (đủ) thu được a lít khí NO2. Tính a và V ?
Nung m gam bột sắt trong không khí sau một thời gian người ta thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lít hỗn hợp khí NO và N2O (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,334 
a/ Tính giá trị của m.
b/ Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Tính khối lượng của D.
Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04g hỗn hợp A gồm các oxít sắt.  Hoà tan hoàn toàn A trong HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x.
Cho 3,84 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa KNO3 0,16 M và H2SO4 0,4 M thì được một chất khí A có tỉ khối hơi đối với H2 là 15 và dung dịch B. Thể tích khí A thoát ra ở đktc là:
 Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M , sau đó thêm tiếp 500 ml dung dịch HCl 2M thu được khí NO duy nhất và dung dịch A. Thể tích khí NO (đktc) là:

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc