Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 5: Dung dịch

doc 12 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 1060Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 5: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 5: Dung dịch
CHUYÊN ĐỀ: DUNG DỊCH
I/ PHA CHẾ DUNG DỊCH
Pha chế dung dịch.
a/ Xác định lượng SO3 và lượng dung dịch H2SO4 cần lấy để pha thành 450g dung dịch H2SO4 83,3%.
b/ Xác định khối lượng dd KOH 7,93% cần lấy để khi hòa tan vào đó 47g K2O thì thu được dd KOH 21%.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
Nêu cách pha chế 500,0 ml dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lí) từ muối ăn nguyên chất và nước cất. Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và mô phỏng cách tiến hành bằng hình vẽ.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Ninh năm học 2011-2012)
 Thêm 100 gam nước vào dung dịch chứa 20 gam CuSO4 thì thấy nồng độ của dung dịch giảm đi 10%. Xác định nồng độ % của dd ban đầu.
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
Trình bày cách pha chế 800 gam dung dịch CuSO4 10% từ CuSO4.5H2O và nước (các thiết bị dụng cụ coi như đầy đủ)
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2014-2015)
Từ dung dịch H2SO4 98% (khối lượng riêng 1,84 g/ml), dung dịch HCl 5M, nước cất và các dụng cụ cần thiết khác, hãy trình bày cách pha chế 300 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 1M và HCl 1M. 
(HSG TP.HCM năm 2017-2018)
1/ Một học sinh A dự định làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 như sau. Lấy một lượng H2SO4 đặc cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước vào trong cốc và khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Cách làm thí nghiệm như dự định của học sinh A sẽ gây nguy hiểm thế nào ? Hãy đưa ra cách làm đúng và giải thích. 
2/ Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích khi làm thí nghiệm sau: Cho một ít đường kính trắng vào cốc thủy tinh, rồi nhỏ từ từ 1-2 ml H2SO4 đặc vào. 
(HSG TP.HCM năm 2017-2018)
Xác định khối lượng của FeSO4.7H2O cần dùng để hòa tan vào 372,2 gam nước để điều chế được dung dịch FeSO4 3,8%.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2011-2012)
Cần bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O hoà vào bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế được 500 gam dung dịch CuSO4 8%.
1/ Để điều chế 40 kg dung dịch CuSO4 2% thì cần bao nhiêu gam CuSO4.5HHH H2O?
2/ Người ta lấy V lít dung dịch CuSO4 2% (d = 1,0 g/ml) để bón cho 1 hecta đất trồng. Tính V biết mỗi m2 đất trồng cần bón 5 mg đồng (dưới dạng CuSO4).
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2014-2015)
 Khi điều chế axit sunfuric người ta hấp thụ khí SO3 bằng dung dịch H2SO4 được oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3. Tính lượng khí SO3 hấp thụ vào 200 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm theo khối lượng của SO3 là 40,82%.
(Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2015-2016)
 Cần bao nhiêu gam NaOH rắn và bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để pha được 2,5 lít dung dịch NaOH 2M. Cho khối lượng riêng của dung dịch NaOH 2M bằng 1,06 g/ml và khối lượng riêng của H2O bằng 1 g/ml.
(Đề thi TS 10 chuyên Phú Thọ 2004-2005)
 Có 3 dung dịch KOH 1M, 2M, 3M, mỗi dung dịch 1 lít. Hãy trộn lẫn các dung dịch này để thu được dung dịch KOH có nồng độ 1,8M và có thể tích lớn nhất.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Bình 2012-2013)
 Tính lượng FeS2 cần dùng đề điều chế một lượng SO3 đủ để hoà tan vào 100g dung dịch H2SO4 91% thành oleum có nồng độ 12,5%. Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(Đề thi TS 10 chuyên Hà Nam 2011-2012)
 Để gia tăng nồng độ của 50 gam dung dịch CuSO4 5% lên gấp hai lần, có ba học sinh đã thực hiện bằng ba cách khác nhau:
Học sinh A: đun nóng dung dịch để làm bay hơi phân nửa lượng nước.
Học sinh B: thêm 2,78 gam CuSO4 khan vào dung dịch.
Học sinh C: thêm 50 gam dung dịch CuSO4 15% vào dung dịch.
Hỏi học sinh nào đã làm đúng? Giải thích.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
 Có hai dung dịch: Dung dịch A chứa H2SO4 85%, dung dịch B chứa HNO3 chưa biết nồng đô. Hỏi phải trộn hai dung dịch này theo tỷ lệ khối lượng là bao nhiêu để dược một dung dịch mới, trong đó H2SO4 có nồng độ 60%, HNO3 có nồng độ 20%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 ban đầu (biết khi trộn A với B không có phản ứng xảy ra).
(Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019)
II/ BÀI TOÁN TRUNG HÒA
Để trung hoà 50ml dung dịch NaOH 1,2M cần V(ml) dung dịch H2SO4 30% (D = 1,222g/ml). Tính V?
Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a/ Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b/ Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c/ Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên
Trung hoà 20 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20% 
a/ Viết PTHH
b/ Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng
c/ Nếu trung hoà dung dịch axit sunfuric trên bằng dung dịch KOH 5,6%, có khối lượng riêng là 1,045 g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH?
Cho 0,1 lít dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M trung hòa vừa đủ với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. 
a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 
b/ Tính V.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Tính thể tích dung dịch X vừa đủ để trung hoà 20ml dung dịch Y
Trong nước thải của một nhà máy có chứa axit H2SO4. Bằng thí nghiệm thấy rằng cứ 10 lít nước thải cần dùng 2g Ca(OH)2 để trung hoà. Mỗi giờ nhà máy thải ra 500 m3 nước thải.
a/ Tính khối lượng Ca(OH)2 cần dùng để trung hoà lượng nước thải trong 1 giờ? 
b/ Tính khối lượng CaO cần dùng trong 1 ngày. Biết nhà máy hoạt động 24giờ/ngày? 
(HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2014-2015)
Dung dịch A có chứa 1 gam NaOH, dung dịch B có chứa 1 gam HCl. Đổ dung dịch A vào dung dịch B thì thu được dung dịch C. Hãy cho biết pH của dung dịch C nằm trong khoảng nào? Giải thích.
Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch NaOH 4%. Tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch thu được.
Cho 25g dung dịch NaOH 4% tác dụng với 51g dung dịch H2SO4 0,2M, có khối lượng riêng D = 1,02 g/ml. Tính nồng độ % các chất sau phản ứng.
Khi trung hoà 100ml dung dịch của 2 axit H2SO4 và HCl bằng dung dịch NaOH, rồi cô cạn thì thu được 13,2g muối khan. Biết rằng cứ trung hoà 10 ml dung dịch 2 axit này thì cần vừa đủ 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ mol/l của mỗi axit trong dung dịch ban đầu.
Trộn dd A chứa NaOH và dd B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dd C. Trung hoà 100ml dd C cần hết 35ml dd H2SO4 2M và thu được 9,32g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các dd A và B. Cần trộn bao nhiêu ml dd B với 20ml dd A để hoà tan vừa hết 1,08g bột Al.
Thêm 100ml nước vào 100ml dd H2SO4 được 200ml dd X (d = 1,1 g/ml). Biết rằng 10ml dd X trung hòa vừa đủ 10ml dd NaOH 2M. Tính nồng độ mol và khối lượng riêng d của dd H2SO4 ban đầu.
Tính nồng độ mol (CM) ban đầu của dung dịch H2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B). Biết rằng: 
- Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của axit dư là 0,2M.
- Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của NaOH dư là 0,1M. 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013 và HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015)
A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. 
- Đổ 50 ml dung dịch A vào 50 ml dung dịch B thì được 1 dung dịch có tính axit với nồng độ H2SO4 là 0,6M. 
- Đổ 150 ml dung dịch B vào 50 ml dung dịch A thì được một dung dịch có tính kiềm với nồng độ NaOH là 0,2M. 
Xác định nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi khi trộn).
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2006-2007)
Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết rằng:
- 30ml dung dịch H2SO4 được trung hoà hết bởi 20ml dung dịch NaOH và 10ml dung dịch KOH 2M.
- 30ml dung dịch NaOH được trung hoà hết bởi 20ml dung dịch H2SO4 và 5ml dung dịch HCl 1M.
Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4, biết:
- Nếu lấy 60ml dd NaOH thì trung hòa hoàn toàn 20ml dung dịch H2SO4.
- Nếu lấy 20ml dung dịch H2SO4 tác dụng với 2,5g CaCO3 thì muốn trung hòa lượng axit dư phải dùng hết 10ml dung dịch NaOH ở trên.
Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 và dung dịch KOH, biết:
- 20ml dung dịch HNO3 được trung hòa hết bởi 60ml dung dịch KOH.
- 20ml dung dịch HNO3 sau khi tác dụng hết với 2g CuO thì được trung hòa hết bởi 10ml dung dịch KOH.
A là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l; B là dung dịch KOH nồng độ y mol/l. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch E. Để trung hòa vừa đủ với 100 ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M.
- Thí nghiệm 2: Trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch F. Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch F cần 2,04 g Al2O3.
Xác định x, y?
(HSG huyện Long Thành năm học 2013-2014)
A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Trộn 0,3 lít dung dịch B với 0,2 lít dung dịch A ta được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05 M tới khi quì đổi thành màu tím thì hết 40 ml dung dịch axit.
- Thí nghiệm 2: Trộn 0,2 lít dung dịch B với 0,3 lít dung dịch A ta được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 M tới khi quì đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
1/ Tính nồng độ mol của các dung dịch A và B?
2/ Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 (ở trên) ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M thu được 3,262 gam kết tủa F. Mặt khác, lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung G ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi thì thu được 3,264 gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB : VA ?
(HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011)
** Có ba dung dịch, gồm hai dung dịch NaOH (dung dịch NaOH được đánh số tương ứng là dung dịch I và dung dịch II) và một dung dịch axit H2SO4 (dung dịch III).
Nếu trộn hai dung dịch NaOH (nói ở trên) theo thể tích bằng nhau, thu được dung dịch A. Trung hòa hoàn toàn dung dịch A bằng dung dịch H2SO4 (nói ở trên) thì thể tích dung dịch H2SO4 đem dùng cũng bằng thể tích dung dịch A.
Nếu trộn hai dung dịch NaOH (nói ở trên) theo tỉ lệ về thể tích là 2:1 thì thu được dung dịch B. Để trung hòa hết 30 ml dung dịch B thì cần dùng vừa đúng 32,5 ml dung dịch H2SO4 (nói ở trên).
Hỏi phải trộn hai dung dịch NaOH (nói ở trên) theo tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu để thu được dung dịch D mà khi trung hòa hết 70 ml dung dịch D thì cần vừa đúng 67,5 ml dung dịch H2SO4 (nói ở trên). Biết rằng, thể tích của dung dịch thu được bằng tổng thể tích của dung dịch ban đầu đem pha trộn. 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2009-2010)
Khi cho dung dịch chứa 36,5 gam HCl tác dụng với dung dịch chứa 40 gam NaOH thấy tỏa ra một lượng nhiệt là 57 KJ. Nếu cho 150 gam dung dịch H2SO4 10% tác dụng với 50 gam dung dịch KOH 11,2% thì lượng nhiệt tỏa ra là bao nhiêu?
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2010-2011)
X và Y là các dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V1 lít X trộn với V2 lít Y được 2 lít dung dịch Z (cho rằng sự pha trộn không làm thay đổi thể tích của dung dịch).
a/ Tính nồng độ mol của dung dịch Z biết rằng V1 lít X phản ứng với dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 35,875 gam kết tủa. V2 lít Y phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,3M.
b/ Tính nồng độ mol của các dung dịch X và Y, biết rằng nếu cho 0,1 lít X phản ứng hết với sắt thì lượng hidro thoát ra nhiều hơn so với 0,1 lít Y phản ứng hết với sắt là 448 ml (đktc).
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2010-2011)
** Cho 0,1 mol mỗi axit H3PO2 và H3PO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được muối khan có khối lượng lần lượt là 10.4 gam và 15.8 gam. Xác định công thức cấu tạo 2 axit trên.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2014-2015)
Hòa tan 3,38 gam oleum X vào lượng nước dư ta được dung dịch A. Để trung hòa lượng dung dịch A cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 0,1 M . Tìm công thức của oleum.
(Đề thi TS 10 chuyên Vĩnh Phúc 2009-2010)
 Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 40 ml dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,25 g/ml) đến khi trung hoà hoàn toàn thu được dung dịch A. Đưa A về OoC thu được dung dịch B có nồng độ 11,6% và khối lượng muối tách ra là m gam. Hãy tính m.
(Đề thi TS 10 chuyên Phú Thọ 2004-2005)
Trộn lẫn 100ml dung dịch NaHSO4 1M với 100ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A.
a/ Viết phương trình hoá học xảy ra.
b/ Cô cạn dung dịch A thì thu được hỗn hợp những chất nào? Tính khối lượng của mỗi chất.
III/ BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC
Hòa tan một oxit kim loại hóa trị III bằng 400 ml dung dịch HNO3 0,2M. Sau phản ứng dung dịch làm đỏ quì tím và phải trung hòa bằng 100 gam dung dịch nước vôi trong 7,4%, rồi cô cạn dung dịch nhận được 6,48 gam muối nitrat khan. Tìm công thức hóa học của oxit ban đầu và khối lượng của nó.	
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010)
 Cho m(g) M2CO3.10H2O tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 5% thu được kết tủa B và dung dịch X chỉ chứa một chất tan. Nồng độ chất tan trong dung dịch X là 2,7536%. Tìm công thức của M2CO3.10H2O, sau đó viết 3 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp M2CO3 từ oxit bazơ, bazơ và muối.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2013-2014)
 Hòa tan hoàn toàn 10,2g một oxit kim loại cần 331,8g dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định CTHH của oxit kim loại.
 Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại hoá trị hai bằng dd HCl 14,6% vừa đủ thu được một dd muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là ?
 * Hòa tan vừa hết kim loại R vào dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 11,22%. Xác định R?
 Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại hóa trị II (MO) vào một lượng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ) ta được dung dịch Y chứa MSO4 có nồng độ 22,64%. xác định nguyên tử lượng của M. 
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
 Cho oxit một kim loại hoá trị (II) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric 9,8% vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 14,81%. Xác định CTHH của oxit trên. .
 Hoà tan vừa đủ oxit của kim loại M có công thức MO vào dung dịch H2SO4 loãng nồng độ 4,9% được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng độ 7,69%. Xác định tên kim loại M.
* Hòa tan một lượng oxit của một kim loại R vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 22,05 % sau phản ứng thu được dung dịch B có nồng độ 23,83 %. Xác định công thức của oxit.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
 Hoà tan một lượng Oxit kim loại có hoá trị II vào một lượng vừa đủ bằng dung dịch H2SO4 có nồng độ a% tạo thành dung dịch muối sunfat có nồng độ b%. Hãy xác định: 
a/ Nguyên tử khối của kim loại theo a, b.
b/ Nếu a% = 20%; b% = 22,64%. Cho biết công thức hoá học của axit kim loại đã dùng.
 Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại R hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 a% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối của R có nồng độ b% . 
a/ Xác định nguyên tử khối của R theo a và b.
b/ Nếu cho a = 14% và b = 16,2%. Hãy xác định công thức của oxit.
a/ Khi cho a gam dung dịch H2SO4 nồng độ X% tác dụng với một lượng hỗn hợp 2 kim loại Na và Mg (dùng dư) ta thấy lượng khí hiđro tạo thành bằng 0,05a gam. Tính X?
b/ Khi hòa tan b gam oxit của một kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nói trên thì thu được dung dịch muối có nồng độ 18,2%. Xác định kim loại M?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
 * Hòa tan một hiđroxit kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 6,3%, người ta thu được một dung dịch muối nitrat có nồng độ 8,96%. Hãy xác định công thức hidroxit đã dùng.
(HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2015-2016)
 Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là?
(Trích đề thi Tuyển sinh Cao đẳng năm 2007)
 * Hòa tan một lượng muối cacbonat của kim loại R vào một lượng dung dịch H2SO4 19,6% loãng,vừa đủ,thu được dung dịch muối sunfat 26,5734%. Hãy xác định công thức muối cacbonat và muối sunfat của kim loại đã cho.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
 * Hoà tan một muối cacbonat kim loại M hóa trị n bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% ta thu được dung dịch muối sunfat 14,18%. M là kim loại gì? 
 Trong một chiếc cốc đựng một muối cacbonat kim loại hóa trị I. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10%vào cốc cho đến khi khí vừa thoát hết thu được muối Sunfat có nồng độ 13,63%. Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào?
 * Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại M bằng một lượng dung dịch H2SO4 9,8% người ta thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 11,54%. Tìm công thức của muối cacbonat đã dùng?
 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,7866%. Tính nồng độ phần trăm của FeCl2 trong dung dịch Y ? 
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2014-2015)
 Cho 316,0 gam dung dịch một muối hiđrocacbonat (A) 6,25% vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam muối sunfat trung hoà. Mặt khác cũng cho lượng dung dịch muối hiđrocacbonat (A) như trên vào dung dịch HNO3 vừa đủ, rồi cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 47,0 gam muối B. Xác định A, B.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Ninh năm học 2011-2012)
 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R trong dung dịch HCl 18,25% thu được khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan là RCl2 có nồng độ 19,10% và MgCl2 có nồng độ 7,14%. Xác định kim loại R.
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Tính nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y. 
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl 20% thu được dung dịch Y. Biết nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,787%.
a/ Viết phương trình phản ứng.
b/ Tính nồng độ % của muối sắt trong dung dịch Y.
c/ Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng dung dịch NaOH 10% vừa đủ để tác dụng thì nồng độ % của chất có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ? 
(Đề thi TS 10 chuyên TPHCM 2008-2009)
 Hỗn hợp (M) gồm oxit của một kim loại hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó được hoà tan hết bằng axit H2SO4 loãng vừa đủ, tạo ra khí (N) và dung dịch (L). Đem cô cạn dung dịch (L) thu được một lượng muối khan bằng 168% khối lượng (M). Xác định kim loại hoá trị II, biết khí (N) bằng 44% khối lượng của (M). 
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2008-2009)
 Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào nước. Ta được dung dịch X và 56 ml khí Y (đktc). Xác định kim loại thuộc nhóm IIA và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011 và TS 10 chuyên Nam Định 2010-2011)
IV/ BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐỘ TAN, TINH THỂ
 Độ tan của MgSO4 ở 200C là 35,1 gam. Khi thêm 1,0 gam MgSO4 vào 100,0 gam dung dịch MgSO4 bão hòa thấy xuất hiện 1,584 gam MgSO4 kết tinh ở dạng muối ngậm nước (X). Tìm công thức của (X).
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
 Cho 40 g bột CuO tan hết trong dung dịch H2SO4 20% đem nung nóng vừa đủ, sau đó làm nguội dung dịch đến 10oC. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O ? Biết độ tan CuSO4 ở 10oC là 17,4 g
(HSG huyện Long Thành năm học 2013-2014)
 Hòa tan 8 gam CuO bằng dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A tới nhiệt độ thích hợp thấy có 5 gam tinh thể ngậm nước tách ra. Dung dịch còn lại có nồng độ 29,77%. Tìm công thức phân tử của tinh thể hiđrat.
(HSG huyện Long Thành năm học 2014-2015)
 Hòa tan hết 16 gam CuO trong dung dịch H2SO4 20% đun nóng vừa đủ thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A xuống 10oC thấy có m gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch. Xác định giá trị m? (biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4g/100g H2O).
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
 Khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hoà ở 90oC về 0oC thì có bao nhiêu gam tinh thể NaCl khan tách ra, biết SNaCl (90oC) = 50g và SNaCl (0oC) = 35g.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
 Cho 500 gam dung dịch CuSO4 nồng độ 16% (dung dịch X). Làm bay hơi 100 gam H2O khỏi dung dịch X thì thu được dung dịch bão hòa (dung dịch Y). Tiếp tục cho m gam CuSO4 vào dung dịch Y thấy tách ra 10 gam CuSO4.5H2O kết tinh. Xác định giá trị của m.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014-2015)
t0(0C)
 Đồ thị hình bên biễu diễn độ tan S trong nước của chất rắn X. 
a/ Hãy cho biết trong khoảng nhiệt độ từ 00C đến 700C có những khoảng nhiệt độ nào ta thu được dung dịch bão hòa và ổn định của X?
b/ Nếu 130 gam dung dịch bão hòa X đang ở 700C hạ nhiệt độ xuống còn 300C. Hỏi có bao nhiêu gam X khan tách ra khỏi dung dịch?
 (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011-2012 và HSG tỉnh Quảng Bình năm 2017-2018)
 Cho 10 gam oxit của kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33% (dung dịch A). Làm lạnh dung dịch A thấy có 15,625 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54% (dung dịch B). Xác định kim loại M và công thức chất rắn X.
(Đề thi HSG Tỉnh Thái Bình năm học 2012-2013)
 Ở 12oC, có 1335 gam dung dịch bão hòa CuSO4, đun nóng dung dịch đến 90oC. Hỏi phải thêm bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ này? Biết độ tan của CuSO4 ở 12oC, 90oC lần lượt là 33,5 và 80.
(Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015)
 Ở 90oC có 540 gam dung dịch CuSO4 bão hòa. Làm lạnh dung dịch xuống còn 15oC. Hỏi có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch trong quá trình làm lạnh. Biết độ tan SCuSO4 (90oC) = 80 gam và SCuSO4 (15oC) = 25 gam.
(Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012)
 Thế nào là độ tan ? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2009-2010)
 Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100oC. Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của CuSO4 ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,7g và 75,4 g.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2009-2010)
 Cho nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa ở 0oC là 25,93%; ở 90oC là 33,33%. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC tới 0oC thì khối lượng dung dịch thu được là bao nhiêu gam?
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2010-2011)
a/ Tính khối lượng CuSO4.5H2O và H2O để pha chế 500 gam dung dịch CuSO4 nồng độ 16% (dung dịch X). Nêu cách pha chế.
b/ Cho bay hơi 100 gam H2O khỏi dung dịch X thì dung dịch đạt đến bão hòa (dung dịch Y). Tiếp tục cho m gam CuSO4 vào dung dịch Y thì làm tách ra 10 gam kết tinh CuSO4.5H2O. Hãy xác định giá trị m.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Bình 2012-2013)
V/ TÍNH NỒNG ĐỘ SAU PHẢN ỨNG
 Hòa tan 37,6g hỗn hợp hai muối, gồm cacbonat trung tính và cacbonat axit của một kim loại kiềm vào 362,4 ml nước (d = 1,0g/ml), thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch nước vôi trong (dư), thu được 30,0g kết tủa. Hãy:
a/ Xác định công thức phân tử của hai muối trên.
b/ Tính nồng độ % của các chất tan có trong dung dịch X.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2003-2004)
 Lấy 100ml dung dịch A chứa hỗn hợp KCl 1,5M và HCl 3M đem trộn với 100ml dung dịch B chứa hỗn hợp AgNO3 1M và Pb(NO3)2 1M
a/ Hãy chứng tỏ rằng, sau phản ứng hỗn hợp muối Nitrat phản ứng hết;
b/ Phải dùng bao nhiêu mililit dung dịch B để phản ứng vừa đủ 100ml dung dịch A ở trên? Tính khối lượng kết tủa thu được?
(HSG huyện Long Thành năm học 2014-2015)
 Hòa tan 13,3g hỗn hợp gồm NaCl và KCl vào nước được 500g dung dịch A. Lấy 1/10 dung dịch A cho phản ứng với AgNO3 dư được 2,87g kết tủa.
a/ Tính số gam mỗi muối ban đầu dùng.
b/ Tính nồng độ % các muối trong dung dịch A.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
 Trộn 50ml dung dịch Na2CO3 0,2M với 100ml dung dịch CaCl2 0,15M thì thu được một lượng kết tủa đúng bằng lượng kết tủa thu được khi trộn 50ml Na2CO3 cho trên với 100ml dd BaCl2 nồng độ a mol. Tính nồng độ a?
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
 Có 600 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3, NaHCO3. Thêm 5,64 g hỗn hợp K2CO3 và KHCO3 vào dung dịch trên, thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm 3 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần thể tích vừa đủ là 15ml.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HBr dư, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 8,125 g muối khan.
Phần 3: Cho rất từ từ 100 ml dung dịch HCl vào thì thu được dung dịch B và 448 ml khí (đktc). Thêm dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch B, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,5 g kết tủa.
a/ Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch A? Giả sử thể tích dung dịch A vẫn là 600 ml.
b/ Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?
(HSG huyện Long Thành năm học 2014-2015)
 Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể).
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010 và HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2012-2013)
 Cho 4,6 gam natri tác dụng hoàn toàn với nước, sau phản ứng thu được 100 gam dung dịch A. Dùng 50 gam dung dịch A cho tác dụng với 30 gam dung dịch CuSO4 16% thu được kết tủa B và dung dịch C.
1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
2/ Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch A và C.
3/ Lọc kết tủa B, rửa sạch đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Cho luồng khí H2 qua X ở điều kiện nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,08 gam chất rắn. Tìm lượng X tham gia phản ứng với H2.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2012-2013)
 Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tan vừa hết trong dd HCl 20%, thu được dd Y (chỉ chứa 2 muối). Viết các PTHH xảy ra và tính nồng độ phần trăm của các chất trong dd thu được.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014)
 Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,195%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,11%. Tính nồng độ % của các muối có trong dung dịch Y.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
 Cho 272 gam dung dịch KHSO4 20% vào 200 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và Na2CO3 0,5M. Dung dịch thu được sau phản ứng có làm đổi màu quỳ tím không? Nếu có thì đổi sang màu gì?
 (Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015)
 Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau phản ứng thu được dung dịch A trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,2% và CaCl2 là x%. Tính giá trị của x.
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2014-2015)
 Dung dịch A chứa H2SO4, FeSO4 và MSO4, dung dịch B chứa NaOH 0,5M và BaCl2. Để trung hòa 200ml dung dịch A cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch B. Mặt khác khi cho 200ml dung dịch A tác dụng với 300ml dung dịch B thì thu được dung dịch C và 21,07g kết tủa D gồm một muối và hai hiđroxit. Để trung hòa dung dịch C cần 40ml dung dịch HCl 0,25M . Cho biết trong dung dịch C vẫn còn BaCl2 dư. 
a/ Xác định kim loại M biết rằng nguyên tử khối của M lớn hơn nguyên tử khối của Na.
b/ Tính CM của từng chất trong dung dịch A.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2009-2010)
 A là dung dịch H2SO4 có nồng độ a (M). Trộn 500 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch D. Biết dung dịch D phản ứng vừa đủ với 0,39 gam Al(OH)3.
a/ Tìm a.
b/ Hoà tan hết 2,668 gam hỗn hợp B gồm Fe3O4 và FeCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch A. Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp B.
(Đề thi TS 10 chuyên Thái Bình 2010-2011)
 Trộn V1(l) dung dịch A (chứa 9,125g HCl) với V2 (l) dung dịch B (chứa 5,475g HCl) được 2 (l) dung dịch D. Coi thể tích dung dịch D = Tổng thể tích dung dịch A và dung dịch B.
a) Tính nồng độ mol/lit của dung dịch D.
b) Tính nồng độ mol/lit của dung dịch A, dung dịch B (Biết hiệu nồng độ mol/lit của dung dịch A trừ nồng độ mol/lit dung dịch B là 0,4mol/l)
 Trộn 1/3 (l) dung dịch HCl (dd A) với 2/3 (l) dung dịch HCl (dd B) được 1(l) dung dịch HCl mới (dd C). Lấy 1/10 (l) dd C tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 8,61g kết tủa.
a) Tính nồng độ mol/l của dd C.
b) Tính nồng độ mol/l của dd A và dd B. Biết nồng độ mol/l dd A = 4 nồng dộ mol/l dd B.
 Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B.
a) Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính nồng độ % của dd A và dd B. Biết nồng độ dd B bằng 2,5 lần nồng độ dd A.
b) Lấy 50ml dd C (D = 1,27g/ml) cho phản ứng với 200ml dd BaCl2 1M. Tính khối lượng kết tủa và nồng độ mol/l của dd E còn lại sau khi đã tách hết kết tủa, giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể.
 Trộn 200ml dung dịch HNO3 (dd X) với 300ml dung dịch HNO3 (dd Y) được dung dịch (Z). Biết rằng ½ dung dịch (Z) tác dụng vừa đủ với 7g CaCO3.
a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch (Z).
b) Người ta có thể điều chế dung dịch (X) từ dung dịch (Y) bằng cách thêm H2O vào dung dịch (Y) theo tỉ lệ thể tích: VHO : Vdd(Y) = 3:1. Tính nồng độ mol/l dung dịch (X) và dung dịch (Y)? Biết sự pha trộn không làm thay đổi đáng kể thể tích dung dịch.
 Cho dung dịch (X) gồm axit HCl và H2SO4, người ta làm những thí nghiệm sau:
- TN 1: Cho 50(ml) dd (X) tác dụng với Bạc Nitrat dư thu được 2,87(g) kết tủa.
- TN2: Cho 50(ml) dd (X) tác dụng với Bari Clorua dư thu được 4,66(g) kết tủa.
a/ Tìm nồng độ mol của các Axit trong dd (X).
b/ Cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,2M để trung hòa 50ml dd (X).
 Trong một dung dịch H2SO4 (dung dịch X) số nguyên tử oxi gấp 1,25 lần số nguyên tử hiđro.
a/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X?
b/ Lấy 1 phần dung dịch X ơ trên rồi pha loãng bằng nước cất, thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ 9,8%. Dung dịch mới này hòa tan vừa đủ 1 lượng muối cacbonat của kim loại R, sau phản ứng thu muối sunfat có nồng độ 14,18%. Xác định kim loại R và công thức muối cacbonat?
c/ Cho 18 gam hỗn hợp Y gồm Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn trong phần dung dịch X còn lại ở trên (có to), thu được V lít khí SO2 duy nhất (đktc). Tìm khoảng giá trị của V?
 (HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
[NXL] Trong một dung dịch H2SO4 (

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc