SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - Định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam

docx 20 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - Định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - Định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH - PHẦN LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM”
A. TỔNG QUAN
I. Thực trạng vấn đề của sáng kiến
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày nay có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Điều này đòi hỏi Giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay là : Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Để theo kịp xu hướng đó, ngành Giáo dục Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2020 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của Giáo dục trong thập niên tới.
 	Yêu cầu đặt ra đối với ngành Giáo dục là : Đổi mới toàn diện Giáo dục theo mục tiêu : Dạy cách sống, dạy cách làm việc, dạy làm người. Trong đó trọng tâm hàng đầu là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo, tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn. Đối với học sinh phải chấm dứt cách học thụ động, một chiều, máy móc, bắt chước sang chủ động, sáng tạo tăng cường kĩ năng vận dụng. Năng lực học tập, năng lực sáng tạo được đề cao hơn.
Để đạt được yêu cầu đó, việc dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói riêng ở các trường học, các cấp học đã và đang cải tiến và thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực để theo kịp xu thế của thế giới. Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh. Môn học Lịch sử góp phần không nhỏ vào giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Song hiện nay, theo xu thế phát triển của thời đại, một tầng lớp thế hệ trẻ đã xem nhẹ và thậm chí là coi thường, quay lưng lại với môn Lịch sử dân tộc, lãng quên quá khứ hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông. Vì sao học sinh không thích học Sử ? Vì sao họ lại ứng xử với những giá trị truyền thống như vậy ? Nguyên nhân do đâu ? Đó là một câu hỏi lớn khiến những người làm công tác Giáo dục, đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn Sử trăn trở để tìm ra lời giải. Vậy làm thế nào để khơi dậy hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh ? Làm thế nào để biến những số liệu, sự kiện lịch sử khô khan trở nên sinh động gần gũi và vận dụng kiến thức lịch sử rút ra bài học trong cuốc sống ? Để làm được điều này cả người dạy và người học phải thay đổi tư duy nhận thức đối với môn Sử.
Quan trọng nhất vẫn là người làm công tác giảng dạy môn Lịch sử trực tiếp trên lớp. Phải cải tiến, đổi mới, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực và đặc biệt là tiếp cận phương pháp giáo dục mới hiên nay : Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sịnh. Trong bối cảnh ngày nay, việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương đất nước lại càng quan trọng và cần thiết.
II. Lý do tạo ra sáng kiến 
Theo xu hướng đổi mới toàn diện của ngành giáo dục, mỗi địa phương, nhà 
trường, giáo viên, học sinh đồng loạt hưởng ứng tích cực từ “hé cửa” đến “mở cửa” hoàn toàn trong cách tiếp cận tư duy mới để kịp thời song hành cùng quá trình đổi mới. Ngành Giáo dục tỉnh nhà cũng có những chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt. Ngay từ đầu năm đã tiến hành hàng loạt các đợt tập huấn chuyên đề. Tập trung xuyên suốt và chủ đạo chính là vấn đề “đổi mới toàn diện”. Trong đó tích cực nhất là hoạt động học của học sinh, quá trình hướng dẫn tổ chức của giáo viên là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Với Trường TH&THCS Trung Thành : ngay từ đầu Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn đã coi việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ hàng đầu trong năm học này. Quan điểm của Nhà trường là : mỗi giáo viên là một tấm gương tự học, tự sáng tạo qua mỗi tiết dạy, qua mỗi bài giảng để nhằm mục tiêu cuối cùng là : người học - học sinh học được cái gì, vận dụng vào cuộc sống như thế nào ?
Đối với bộ môn Lịch sử, nhà trường khuyến khích giáo viên mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới phương pháp dạy học để học sinh thay đổi quan điểm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn Sử.
Xuất phát từ thực trạng dạy và học môn Sử hiện nay, trên cơ sở được tiếp cận với xu hướng giáo dục mới thông qua các lớp tập huấn của Phòng và của Sở, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến : “Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - Định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam”.
B. NỘI DUNG
I. Giải pháp của sáng kiến
1. Thế nào là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ?
Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế và được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng vận dụng. Xu hướng giáo dục này có nhiều ưu việt (so với phương pháp giáo dục dạy học tiếp cận nội dung), cụ thể là : giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Phương pháp này nhấn mạnh vai trò của người học với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức.
Phương pháp dạy học theo định hướng năng lực : giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức ; chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp ; tổ chức hình thức học tập đa dạng ; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng/1998) có giải thích Năng lực là : 
“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì : “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như :
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm : 
+ Năng lực tự học ; 
+ Năng lực giải quyết vấn đề ; 
+ Năng lực sáng tạo ;
+ Năng lực quản lí bản thân.
- Năng lực xã hội, bao gồm : 
+ Năng lực giao tiếp ; 
+ Năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ, bao gồm : 
+ Năng lực tính toán ; 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ ; 
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC).
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập theo nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học. Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống 
học tập hoặc tình huống thực tiễn.
Phương pháp dạy học theo chủ đề ưu việt hơn dạy học tiếp cận nội dung, đó là một trong những phương pháp dạy học tích cực với nhiều ưu điểm phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Dạy học theo chủ đề chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình SGK trong thời gian tới.
3. Phương pháp dạy học theo chủ đề - Tiếp cận phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam 
3.1. Thế nào là dạy học theo chủ đề ?
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học (tức là tích hợp các nội dung từ một đơn vị kiến thức, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn và vận dụng vào thực tiễn).
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không chỉ dạy học bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Với mô hình học này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau.
3.2. Các loại chủ đề dạy học
- Chủ đề đơn môn : Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình SGK hiện hành đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Chủ đề liên môn : Bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiện hành, biên soạn thành chủ đề liên môn.
- Chủ đề tích hợp, liên môn : Có nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước. Ví dụ : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ; bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo ;... nhằm tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.
Dạy học theo chủ đề mà chúng ta đang thực hiện là chủ đề đơn môn.
3.3. Yêu cầu (nguyên tắc) khi xây dựng các bài học theo chủ đề
- Dựa trên chương trình, SGK hiện hành và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học ;
- Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong năm học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành ;
- Tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học và các hoạt động giáo dục ;
- Phù hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng HS và sở trường của GV ;
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá và xếp loại học sinh thay đổi theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ;
- Đảm bảo tính khả thi thực hiện trong khung thời gian năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Hòa Bình.
3.4. Xây dựng chủ đề dạy học cần chú ý điều gì ?
Dạy học theo chủ đề là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ, do vậy trước khi bắt tay vào xây dựng chủ đề học cần chú ý một số yêu cầu sau :
- Chủ đề dạy học phải tập hợp được các đơn vị kiến thức gần nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau, có điểm tương đồng về nội dung kiến thức để xây dựng thành một chủ đề cụ thể khoa học.
- Chủ đề dạy học phải hướng tới hình thành năng lực nào đó cho học sinh. Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì ? Hình thành năng lực gì và phẩm chất gì ? 
Ví dụ : 
Năng lực chung : năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lục sử dụng công nghệ thông tin ; 
Năng lực chuyên biệt : Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, so sánh, phản biện, khái quát hóa, nhận xét, rút ra bài học lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, trình bày quan điểm của mình về một vấn đề lịch sử ; 
Phẩm chất : Nhân ái, khoan dung, làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh.
- Giáo viên xác định phương pháp dạy, kỹ thuật học chính sử dụng là các phương pháp dạy học tích cực hiện nay như : phương pháp dạy học dựa trên dự án, hợp tác, khám phá, giải quyết vấn đề, trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu ; kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép, KWL và KWLH, phòng tranh, ; chú trọng đến yếu tố công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.
- Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng về kiến thức và thái độ theo chương trình Lịch sử 7. Có kế hoạch cho các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực.
- Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh chuẩn bị tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin.
3.5. Quy trình xây dựng soạn giảng theo chủ đề - định hướng phát triển năng lực học sinh
Để xây dựng một chủ đề dạy học lịch sử đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học có thể tiến hành theo các bước sau :
Bước 1 : Xác định nội dung, phạm vi kiến thức đưa vào chủ đề. 
Bước 2 : Xây dựng chủ đề.
Bước 3 : Soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng.
Tên chủ đề
Thời lượng : . tiết (Gồm các tiết : ... theo PPCT)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới (Năng lực chung, năng lực chuyên biệt) 
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
2. Học sinh 
3. Tổ chức lớp 
IV. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
V. Kết thúc chủ đề
1. Củng cố 
2. Hướng dẫn về nhà
3. Rút kinh nghiệm 
Bước 4 : Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. 
 	Bước 5 : Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi / bài tập phù hợp.
3.6. Dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử lớp 7 - Phần lịch sử trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
Vị trí của phần Lịch sử trung đại Việt Nam lớp 7 : Là một phần tiếp nối Lịch sử Việt Nam ở lớp 6, từ sau chiến thắng Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bặch Đằng năm 938 đến giai đoạn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. 
Mục đích của chương trình Lịch sử trung đại Việt Nam lớp 7 : Tiếp tục trang bị, hệ thống kiến thức lịch sử giúp các em học sinh hiểu được lịch sử Việt Nam từ sau chiến thắng Bặch Đằng năm 938 của Ngô Quyền ; những hiểu biết khái quát về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, những thành tích về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ; những hiểu biết về sự hình thành, phát triển và suy yếu của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Đặc trưng của Lịch sử 7 (phần lịch sử trung đại Việt Nam) chứa nhiều đơn vị kiến thức liên đới nhau theo chủ đề từng chương. Trong cùng một bài có nhiều đơn vị kiến thức giao thoa, liên hệ kiến thức gần hoặc tương đối trùng lặp. Nếu dạy theo phương pháp truyền thống tuần tự từng tiết trong phân phối chương trình sẽ khiến học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức na ná giống nhau, vừa gây quá tải nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Nhằm tránh hiện trạng trên, cũng như nhằm tạo ra một đơn vị kiến thức có chiều sâu, có tính liên hệ tổng thể, bao quát thì việc xây dựng các chủ đề tích hợp là cần thiết.
Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là chủ trương giảm tải, cắt bỏ nội dung không cần thiết và trùng lặp gây áp lực và khó khăn cho người dạy đồng thời phát huy tính tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử 7, tôi nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh. Và dạy học theo chủ đề là phương pháp có nhiều ưu thế hơn cả vì nó giúp học sinh rèn kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu, xử lí, so sánh, phân loại, liên hệ, suy luận, áp dụng thực tiễn.
Lựa chọn phương pháp dạy học theo chủ đề khi dạy phần lịch sử trung đại Việt Nam lớp 7 giúp cho việc học tập lịch sử của của học sinh trở nên có ý nghĩa hơn vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh được tạo điều kiện minh họa kiến thức thu thập được và tự đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo.
Nội dung của mỗi chuyên đề giúp học sinh có những hiểu biết về kiến thức cơ bản của chương trình. Từ những kiến thức đó học sinh có thể tổng kết, hệ thống hóa kiến thức, củng cố thực hành, rút ra quy luật và bài học lịch sử. Học sinh hiểu và lí giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dung, sự kiện lịch sử. Tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
4. Áp dụng quy trình soạn giảng dạy học chủ đề Lịch sử 7 - tiếp cận phát triển năng lực học sinh
4.1. Chủ đề : Thời Lý và thời Trần trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam
Theo phân phối chương trình SGK hiện hành, thời Lý và Trần được học ở chương II và chương III, từ bài 10 đến bài 17, thời lượng học với số tiết là : nhà Lý 8 tiết, nhà Trần 11 tiết.
Khi tìm hiểu kiến thức Thời Lý và Trần ở 2 chương có nhiều đơn vị kiến thức tương đồng có quan hệ mật thiết với nhau, có đơn vị kiến thức trùng lặp nên giáo viên có thể tích hợp kiến thức 2 chương thành một chủ đề chung để tạo thành một chuỗi các vấn đề học tập có tính logic khoa học hướng tới hình thành các năng lực cho học sinh.
Giáo viên tổ chức lại 19 tiết học thành một chủ đề có sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình bày của SGK.
Cụ thể là giáo viên gộp 19 tiết của 2 chương thành một chủ đề lớn với những nội dung nằm trong chủ đề lớn như sau :
- Nội dung 1 : Sự thành lập nhà Lý và nhà Trần (2 tiết)
- Nội dung 2 : Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần (1 tiết)
- Nội dung 3 : Quân đội và luật pháp thời Lý, Trần (2 tiêt)
- Nội dung 4 : Kháng chiến chống quân XL của nhà Lý và nhà Trần (5 tiết)
- Nội dung 5 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý, Trần (1 tiết )
- Nội dung 6 : Kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần (3 tiết)
- Nội dung 7 : Sự suy sụp của triều đại Lý, Trần (2 tiết )
- Khái quát nội dung cơ bản của toàn bộ chủ đề về thời Lý, Trần. Chiếu một số hình ảnh, video tư liệu về nhà Lý và nhà Trần (1 tiết)
- Kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc chủ đề (2 tiết)
4.2. Ví dụ minh họa cho quy trình soạn giảng dạy học theo chủ đề - định hướng phát triển năng lực học sinh - phần Lịch sử trung đại Việt Nam
Chủ đề :
Thời Lý và thời Trần trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam
Thời lượng : 19 tiết
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nắm vững các sự kiện thành lập nhà Lý và nhà Trần, thấy được sự thành lập nhà Lý và nhà Trần là một quy luật tất yếu trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
- Trình bày được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần.
- Biết được cách tổ chức quân đội, ý nghĩa của pháp luật thời Lý, Trần.
- Hiểu được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống và nhà Nguyên (Trung Quốc) ở các thế kỉ XI và XIII.
- Trình bày được diễn biến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Lý, Trần.
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Lý, Trần.
- Nắm được những thành tựu về kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần.
- Thấy được nguyên nhân sụp đổ của hai triều đại Lý, Trần.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, phân tích và đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ trong học tập Lịch sử.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng đất nước.
- Ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ tổ quốc.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.
- Giáo dục ý thức nâng cao tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi hoàn cảnh.
- Giáo dục lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học thông qua hứng thú học tập trong mỗi chủ đề học.
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học.
4. Năng lực và phẩm chất cần hướng tới
4.1. Năng lực
- Năng lực chung 
Năng lực sáng tạo, tự chủ ; năng lực tư duy logic ; năng lực làm việc nhóm ; năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ ; năng lực sử dụng công nghệ thông tin ; năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt 
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc.
+ Năng lực thực hành lập bảng niên biểu lịch sử ; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau thông qua đó lí giải được mối quan hệ giưa các sự kiện lịch sử.
+ Năng lực so sánh nhân vật, sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử ; phân tích một nhân vật, một sự kiện lịch sử ; phản biện các nhận đinh hay luận điểm lịch sử ; khái quát hóa thời kì, giai đoạn lịch sử.
+ Nhận xét đánh giá các vấn đề lịch sử, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử.
+ Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn tranh chấp đặt ra trong cuộc sống hiện nay như ô nhiễm môi trường, xung đột, biển đảo, xu thế hội nhập toàn cầu hóa.
4.2. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương đất nước.
- Nhân ái, khoan dung.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỉ luật pháp luật.
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Hình thức : Dạy học trên lớp, dạy học cả lớp, dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án học tập, tự học của học sinh.
- Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật KWL và KWLH, kĩ thuật phòng tranh,
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Phiếu học tập, máy chiếu, lược đồ, bản đồ.
2. Học sinh
- Tìm hiểu kiến thức theo phiếu học tập và câu hỏi của giáo viên đã giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- SGK, vở bài tập, tài liệu liên quan, bút dạ, sơ đồ, lược đồ.
3. Tổ chức lớp 
- Phần hoạt động khởi động: Chung cả lớp, HS hoạt động cá nhân
- Phần hoạt động hình thành kiến thức, vận dụng: Chia lớp thành .... nhóm (Mỗi nhóm ... HS). Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Các nhóm tự phân công nhiệm vụ.
- Phần HĐ ...: ...
IV. Các hoạt động dạy học
Tổ chức
Thứ tự 
Lớp ...
Lớp ...
Lớp ...
Ngày giảng
Sĩ số
Ngày giảng
Sĩ số
Ngày giảng
Sĩ số
Tiết 1
Tiết ...
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
(Vì trong phạm vi khuôn khổ quy định độ dài của SKKN, cho nên tôi xin mạn phép chỉ trình bày tóm lược những ý chính chung nhất - định hướng về phương pháp cách thức tổ chức các nội dung mà không trình bày chi tiết)
I. NỘI DUNG 1
1. Nội dung 1 : Sự thành lập nhà Lý và nhà Trần
2. Thời gian : 2 tiết
3. Hoạt động của giáo viên (Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : 
+ Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu.
+ Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh)
- Giáo viên giới thiệu lí do tích hợp nội dung kiến thức chương 2 và chương 3 thành một chủ đề.
- Giới thiệu cách thức, tổ chức 1 giờ học chủ đề.
- Giới thiệu cho HS các nguồn tư liệu tham khảo liên quan đến chủ đề học.
- Chia nhóm học tập và phân công đội trưởng, thư ký mỗi nhóm.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức theo các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho học sinh chuẩn bị trước.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét và chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu về sự thành lập nhà Lý, Trần và khẳng định : Lý - Trần là thời đại hoàng kim của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
4. Hoạt động của học sinh
a. Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành bảng thống kê
Quá trình thành lập và phát triển
Nhà Lý
Nhà Trần
- Thời gian
1009 - 1225
1226 - 1400
- Vị vua đầu tiên
- Kinh đô
- Quốc hiệu
b. Nhiệm vụ 2 : Nhà Lý và Nhà Trần trải qua bao nhiêu đời vua ?
TT
Nhà Lý
Nhà Trần
1
Lý Thái Tổ ( 1009 - 1028)
Trần Thái Tông ( 1226 - 1258)
2
c. Nhiệm vụ 3 : Hoàn cảnh thành lập nhà Trần có điều gì đặc biệt ?
d. Nhiệm vụ 4 : Tại sao nhà Lý lại dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ?
e. Nhiệm vụ 5 : Tên gọi nước ta là Đại Việt có từ bao giờ ?
g. Nhiệm vụ 6 : Nhận xết về Lý công Uẩn qua việc dời đô ?
h. Nhiệm vụ 7 : Đánh giá nhân vật Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần ?
5. Năng lực hướng tới 
- Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử ; xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện ; so sánh, phân tích, phản biện ; nhận xét đánh giá rút ra bài học lịch sử ; vận dụng liên hệ kiến thức thực tiễn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hiên nay.
II. NỘI DUNG 2
1. Nội dung 2 : Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần
2. Thời gian : 1 tiết
3. Hoạt động của giáo viên 
(Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : 
+ Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu.
+ Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh)
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức theo các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho học sinh chuẩn bị trước : vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần và so sánh.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét và chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần và khẳng định năng lực quản lý nhà nước được năng cao hơn so với các triều đại trước.
4. Hoạt động của học sinh
a. Nhiệm vụ 1 : Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý và Trần.
b. Nhiệm vụ 2 : So sánh và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước ở 2 triều đại này.
c. Nhiệm vụ 3 : So sánh với tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh, tiền Lê và so sánh với tổ chức bộ máy nhà nước ngày nay.
d. Nhiệm vụ 4 : Em hiểu như thế nào về chế độ Thái Thượng Hoàng dưới thời nhà Trần.
5. Năng lực hướng tới
- Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng : Đánh giá sự kiện, tái hiện sự kiện, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.
III. NỘI DUNG 3
1. Nội dung 3: Quân đội và pháp luật thời Lý, Trần
2. Thời gian : 2 tiết
3. Hoạt động của giáo viên 
(Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : 
+ Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu.
+ Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật mảnh ghép)
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức dưới hình thức thảo luận nhóm theo các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho học sinh chuẩn bị sau chủ đề 2 : tìm hiểu về quân đội thời Lý, Trần và so sánh bộ luật Hình Thư và Quốc Triều Hình Luật.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét và chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu về quân đội, pháp luật thời Lý, Trần và khẳng định pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà nước bởi nó là cơ sở pháp lí để tổ chức bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động. Sức mạnh của quân đội, quốc phòng thời Lý, Trần góp phần bảo vệ lãnh thổ, giữ vững độc lập dân tộc.
4. Hoạt động của học sinh 
a. Nhiệm vụ 1 : Quân đội nhà Trần có gì giống và khác nhà Lý ? Giải thích chính sách tuyển binh : “Ngụ binh ư nông” ?
b. Nhiệm vụ 2 : So sánh pháp luật thời Lý và Trần ? Trước thời Lý đã có bộ luật thành văn chưa ? Liên hệ với pháp luật ngày nay của nước Việt Nam.
Pháp luật
Thời Lý
(Luật Hình Thư )
Thời Trần
(Quốc Triều Hình Luật)
5. Năng lực hướng tới 
- Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng : Đánh giá sự kiện, tái hiện sự kiện, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, so sánh, nhận xét, phản biện.
IV. NỘI DUNG 4
1. Nội dung 4 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Nguyên - Mông của nhà Lý và nhà Trần 
2. Thời gian : 5 tiết
3. Hoạt động của giáo viên 
(Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : 
+ Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu.
+ Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh)
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức dưới hình thức thảo luận nhóm theo các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho học sinh chuẩn bị sau chủ đề 3 : Thực hành thuyết trình, tường thuật diễn biến các cuộc kháng chiến trên lược đồ.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ hướng dẫn học sinh cách sử dụng lược đồ trình bày diễn biến. Nhận xét về kết quả chuẩn bị của các nhóm và kĩ năng trình bày, sử dụng lược đồ của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu về cuộc kháng chiến chống Tống và Nguyên Mông.
4. Hoạt động của học sinh 
a. Nhiệm vụ 1 : Thời Lý - Trần, nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_chu_de_dinh_huong_phat.docx