Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần sinh vật và môi trường

doc 12 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1605Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần sinh vật và môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời nói đầu.
 Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng như vũ bão nên chúng ta không thể hy vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không ngừng phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà quan trọng là phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp truyền thống “thầy đọc – trò chép” tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.
 Như chúng ta đã biết phương pháp dạy học hiện nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; thầy là người chỉ đạo, trọng tài , tổ chức hướng dẫn người học giúp người học tìm ra kiền thức.
 Mặt khác môn sinh học là một môn khoa học tự nhiên vừa khó vừa mang tính trừu tượng vì nó chuyên nghiên cứu về các cơ thể sống, quá trình sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt kiến thức kiến thức sinh học sẽ nâng cao cuộc sống của con người. Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kỳ quan trọng.
 Có rất nhiều phương pháp dạy học, tuy nhiên tuỳ nội dung chương trình mà áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy các môn học đặc biệt là những bài học hệ thống hoá kiến thức hoặc tổng kết được sử dụng phương pháp sơ đồ hoá. Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích, tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới và đặc biệt là dễ nhớ. Sử dụng phương pháp sơ đồ hoá giúp cho việc phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện trí nhớ tạo điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực.
II. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
Thực trạng.
 Sinh học 9 được chia làm hai phần: Phần I “ Di truyền và biến dị” ,Phần II “ Sinh vật và môi trường”. Phần II nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường xung quanh nó. Phần này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Ngay từ xa xưa con người chỉ biết dựa vào tài nguyên thiên nhiên nhờ những hiểu biết về môi trường xung quanh mà họ tồn tại và phá triển. Mọi hoạt động của con người từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng nông thôn, thành thị, quốc phòngNói chung mọi hoạt động kinh tế xã hội đề liên quan đến môi trường, nếu không chú ý đến vấn đề đó mà sử dụng thiên nhiên một cách tuỳ tiện, phá vỡ sự cân bằng của các quy luật tự nhiên thì có thể chỉ đạt được nhu cầu trước mắt nhưng sẽ để lại hậu quả tai hại lâu dài đến môi trường. Trên cơ sở đó việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nắm được những điều kiện cần thiết để thuần hoá, cải tạo giống vật nuôi, cây trồng là vô cùng cần thiết.
 Kiến thức “ Sinh vật và môi trường” là kiến thức sinh thái học cấu trúc hệ thống chặt chẽ vì nghiên cứu các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau. Do đó nếu giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống, giảng giải, minh hoạ thì học sinh nhớ kiến thức một cách máy móc, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức tiếp thu được một cách rời rạc, không logic theo một hệ thống, không biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
 Qua khảo sát chất lượng học sinh của 2 lớp 9A và 9B ở trường THCS Hạ Trung tôi thấy:
Đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hoá kiến thức đối với môn sinh học.
Kiến thức thực tế đặc biệt là kiến thức về môi trường rất kém.
Tỉ lệ học sinh yếu, kém nhiều. Tỉ lệ học sinh khá giỏi ít.
 Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 – 8
Điểm 9 – 10
SL
Tỉ lệ%
SL
Tỉ lệ%
SL
Tỉ lệ%
SL
Tỉ lệ%
9A
20
7
35
10
50
3
15
0
0
9B
25
7
28
12
48
6
24
0
0
 Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp “ Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần sinh vật và môi trường”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các giải pháp thực hiện.
 Quá trình dạy học gồm hai hoạt động liên quan mật thiết với nhau, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó đối tượng học sinh vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học.
 Học sinh trong quá trình học tập ở trong nhà trường và ở ngoài nhà trường cũng như quá trình lớn lên trong gia đình và xã hội đã có vốn sống về thiên nhiên về xã hội, về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi 14 và 15, ở giai đoạn này các em muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động tự quản, có năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, có tiềm năng năng động sáng tạo trong học tập. Do đỏtên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu giáo viên có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, có như vậy hiệu quả giờ dạy mới cao. Phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học.
 Để sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học sinh học trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng bài, từng chương, từng phần. Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề để gây hứng thú, lòng ham hiểu biết để giải quyết vấn đề, đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi; Biết kích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Muốn làm được như vậy giáo viên chỉ cần hướng cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề từng bước một, mặt khác phải hình thành cho các em kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa, kỹ năng tư duy,sáng tạo, vận dụng liên hệ.
 Trong mỗi bài giảng giáo viên cần định hướng cho các em mục nào có thể dùng sơ đồ, lập sơ đồ dạng nào sao cho hợp lý hơn, có hiệu quả nhất. Giáo viên cần hình thành dần cho các em khả năng hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ; Đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và cần phải nhớ sâu sắc bài học, nhờ đó khả năng tự học của các em ngày càng được nâng cao.
 Để tổ chức bài giảng theo phương pháp sơ đồ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách nội dung thông báo giáo khoa, Nội dung kênh hìnhđể hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ
Học sinh tự lập sơ đồ.
Học sinh thảo luận trước lớp vê kết quả làm được.
Giáo viên chỉnh lý để có sơ đồ chính xác khoa học.
Ra bài tập bổ sung, củng cố.
 II. Các giải pháp để tổ chức thực hiện.
Một số dạng sơ đồ chủ yếu sử dụng trong phần “ Sinh vật và môi trường”
Sơ đồ dạng thẳng:
Ví dụ: Ý nghĩa của khống chế sinh học.
 Nhờ khống chế sinh học Số lượng cá thể trong mỗi quần thể dao động trong thể cân bằng Quần thể dao động ở thể cân bằng Trạng thái cân bằng trong quần xã.
Ví dụ: Chuỗi thức ăn.
 Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật.
 Chất mùn bã hữu cơ Động vật đáy Cá chép Vi sinh vật.
Sơ đồ nhánh:
Ví dụ: Các loại môi trường
 Đất Nước mặn
 Môi trường Nước Nước lợ
 Không khí Nước ngọt
 Sinh vật Động vật
 Thực vật
 Con người
Sơ đồ dạng lưới:
ví dụ: Lưới thức ăn trong một quần xã
 Trâu Hổ
 Cỏ Thỏ Cáo VSV
 Gà Mèo rừng
 d. Sơ đồ dạng biểu
 Ví dụ: Sinh vật hằng nhiệt nà biến nhiệt
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
Vi khuẩn cố định đạm
Cây lúa
Ếch đồng
Rắn hổ mang
.
Rễ cây họ đậu
Ruộng lúa
Ao, hồ, ruộng lúa
Cánh đồng lúa
..
Sinh vật hàng nhiệt
Chim bồ câu
Chó nhà
..
- Vườn cây
- Trong nhà
- .
e. Sơ đồ kiểm tra đánh giá
 Ví dụ: So sánh quần thể sinh vật và quần xã
Các đặc điểm so sánh
Quần thể
Quần xã
Thành phần loài
Thời gian
Các mối quan hệ
Tính chất
Phạm vi phân bố
f. Sơ đồ khuyết thiếu 
 Đất
 Nhân tố vô sinh
 Các nhân tố sinh thái ?
 ? 
g. Sơ đồ câm
 b c g
 h
 a e f d h. Mô hình hoá.
Ví dụ: Sơ đồ quần thể
A1, A2, A3 là các cá thể của quần thể
Mts
 A1
 A2 A3
 Mts A1 
 A2 A3
2. Phương pháp và biện phapswr dụng sơ đồ trong dạy học “ sinh vật và môi trường”
 a. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới. 
 Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu kiến thức mới làm cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có thể sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Mặt khác, học sinh phải biết móc xích những kiến thức vừa học với những kiến thức đã học ở bài trước. Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và trình độ nhận thức của tùng đối tượng học sinh để sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả.
 Ở nội dung này có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách:
a.1 Cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể sử dụng cho những bài đầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình.
 Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm bắt kiến thức một cách máy móc, không phát huy được tính tích cực sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
 Ví dụ: Khi dạy bài khái niệm quần thể:
 + Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài như: các con chim, các con voi, các con ngựa.thường tạo thành đàn, ở thực vật như: Đồi cọ, rừng thôngNếu các cá thể không sống chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi
 Giáo viên vẽ sơ đồ:
Mts
 A1
 A2 A3
 A2 A3
+ Sau đó giáo viên giải thích A1, A2, A3là các cá thể của quần thể ( A1, A2, A3cùng loài), chhúng cùng sống trong một môi trường tạo thành quần thể
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể.
a.2 Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây dựng sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên bảng. Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của học sinh, tạo cho học sinh tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh dẽ dàng tiếp thu và tiếp thu một cách chủ động tích cực khi thấy sơ đồ được hình thành dần dần trên bảng.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Môi trường và các nhân tố sinh thái” ( Tiết 41 – Bài 41)
 Ở mục I “ Môi trường sống của sinh vật”
 - Sau khi hình thành xong khái niệm môi trường.
 - Giáo viên hỏi: Có mấy loại môi trường?
 - Học sinh trả lời có 4 loại môi trường và kể tên từng loại môi trường.
- Giáo viên: Bắt đầu lập sơ đồ:
 Đất – không khí
 Môi trường Nước
 Trong đất
 Sinh vật
 Ở mục II “ Các nhân tố sinh thái”
 - Giáo viên hỏi: Có mấy nhân tố sinh thái?
 - Học sinh trả lời: Có 2 nhóm nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
 - Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: Kể tên các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
 - Học sinh trả lời: + Nhân tố vô sinh gồm: Đất, nước, gió, mưa, nhiệt độ.
 + Nhân tố hữu sinh gồm: Động thực vật, VSV và con người.
Giáo viên vẽ sơ đô:
 Đất
 Nhân tố vô sinh Độ ẩm
 Nhiệt độ
 Nhân tố sinh thái Ánh sáng 
 Nhân tố con người
 Nhân tố hữu sinh
 Động vật
 Sinh vật
 Thực vật
 VSV
b. Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức
 Thông thường sau khi học xong một phần, một bài hay một chương giáo viên phải củng cố kiến thức cho học sinh để các em hiểu và nắm chắc kiến thức đã học một cách hệ thống. Như vậy hoc sinh sẽ dần dần sẽ hoàn thiện kiến thức trong nội dung chương trình.
 Trong phần “ Sinh vật và môi trường” giáo viên có thể củng cố hoàn thiện kiến thức cho học sinh bằng phương pháp sơ đồ hoá.
 Ví dụ: Sau khi học xong bài “ Quần xã sinh vật” giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập so sánh quần thể với quần xã theo bảng mẫu sau:
Đặc điểm so sánh
Quần thể
Quần xã
Thành phần
Mối quan hệ
Tính chất
Phạm vi phân bố
Thời gian
Học sinh vận dụng kiến đã học cùng thảo luận hoàn thành bài tập.
Sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá.
Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ. Để có thể sử dụng sơ đồ trong khâu này cũng có nhiều cách.
Có thể sử dụng sơ đồ điền khuyết hoặc sơ đồ câm để yêu cầu học sinh hoàn thành.
 Ví dụ: Khi học bài “ Hệ sinh thái” giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1: Điền vào ? để hoàn thiện sơ đồ
 Hệ sinh thái
 ? ? ? ? ? ?
Bài tập 2: Lập lưới thức ăn đơn giản ở ao hồ có dạng sau:
 2 5
 1 3 7 8 
 4 6
Như vậy sau khi học sinh được làm quen với sơ đồ giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập sơ đồ cho một khái niệm, quy luật, một quá trình hay một cơ chế nào đó. Tóm lại trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa nhiều phương pháp, có thể sử dụng phương pháp sơ đồ hoá cho từng khâu, từng phần của tiết dạy nhàm tạo cho học sinh dễ ghi nhớ, dẽ dàng móc xích các kiếm thức cũ và mới tạo thành một hệ thống kiến thức, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú với môn học.
C. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian tôíap dụng phương pháp sơ đồ hoá lồng ghép trong các tiết dạy ở chương I và chương II phần “Sinh vật và môi trường” (sinh học 9 ) và theo dõi sự thay đổi tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra từ 10 đến 15 phút. Ở các bài kiểm tra này tôi không đề cập đến kỹ năng vẽ sơ đồ mà yêu cầu các em trả lời theo kiến thức đã học, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để so sánh kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
 Đề bài:
Nêu định nghĩa quần thể?
Vì sao quần thể có biến động về số lượng mà vẫn duy trì được trạng thái ổn định?
 Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy số lượng học sinh làm bài theo phương pháp sơ đồ hoá ở lớp 9A là cao hơn hẳn so với lớp 9B và chất lượng các bài kiểm tra cao hơn, số điểm yếu kém ít hơn. Điều đó chứng tỏ là các em ở lớp thực nghiệmtheo phương pháp sơ đồ hoá có kết quả học tập cao hơn. Đặc biệt các em đã hình thành được năng lực tự lập sơ đồ, có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trình độ lĩnh hội kiến thức ngày càng được nâng lên.
 Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 – 10
SL
Tỉ lệ%
SL
Tỉ lệ%
SL
Tỉ lệ%
SL
Tỉ lệ%
9A
20
1
5
8
40
7
35
4
20
9B
25
6
24
12
48
7
28
0
0
 Trong đề tài này tôi đã làm được một số việc sau đây:
Tôi đã nắm vững kiến thức phần sinh vật và môi trường.
Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào thực tế đem lại hiệu quả cao.
Tăng cường thực hành thực tế đảm bảo tính trực quan khi triển khai vẽ sơ đồ.
Kiến nghị đề xuất.
 Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh tính độc lập nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo hơn trong học tập. Để khẳng định được tính hiệu quả của phương pháp này tôi mong tiếp tục được nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn. Mặt khác cần có các phương tiện hiện đại giúp giáo viên trình chiếu trực quan mối quan hệ trong sơ đồ; tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ trong giảng dạy phần sinh vật và môi trường.
 Khi tiến hành thực nghiệm và viết sáng kiến này tôi đã được sự quan tâm của BGH, đồng nghiệp nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp cùng quý độc giả để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: Lương Văn Thiệp
Ngày, tháng, năm sinh: 25 / 01 / 1980
Đơn vị: Trường THCS Hạ Trung – Bá Thước.
Địên thoại: 0914478636	
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN: Sử dụng sơ đồ hoá dạy phần “sinh vật và môi trường” Sinh học 9
Áp dụng: Giảng dạy môn Sinh học THCS - lớp 9.
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự nghiên cứu và đã áp dụng thành công trong giảng dạy tại trường THCS Hạ Trung – Bá Thước. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
 Xác nhận của BGH
Hạ trung, ngày 15 tháng 3 năm 2015
Người cam kết
Lương Văn Thiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Cap_tinh.doc