Phương pháp giải bài tập hóa - Phương pháp: Đồng đẳng hoá

docx 5 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 523Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp giải bài tập hóa - Phương pháp: Đồng đẳng hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp giải bài tập hóa - Phương pháp: Đồng đẳng hoá
PHƯƠNG PHÁP: ĐỒNG ĐẲNG HOÁ
NỘI DUNG
Các dạng bài thường gặp:
 Các dạng bài liên quan tới đồng đẳng: tách, ghép –CH2
Dãy đông đẳng hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2, do đó ta có thể quy đổi hỗn hợp phức tạp về các chất đơn giản ( thường là chất đầu dãy) kèm theo một lượng CH2 tương ứng
Chú ý:
- CH2 là thành phần khối lượng, vì vậy có có mặt trong các phương trình liên quan tới khối lượng, phản ứng đốt cháy ( số mol O2, số mol CO2, số mol H2O),
- Tuy nhiên, CH2 không phải là một chất (nó chỉ là nhóm metylen –CH2-), nó không được tính vào số mol hỗn hợp ( hoặc các dữ kiện khác liên quan đến tới số mol các chất)
+ Các dạng bài liên quan tới este: Tách ghép este
Ta có: Axit + ancol ⇔ Este + H2O
⇒ Este = Axit + Ancol – H2O
Do đó ta có thể quy đổi hỗn hợp este thành axit và ancol và trừ đi một lượng nước tương ứng
Tương tự: Với peptit = aminoaxit – H2O
+ Các dạng bài liên quan tới cộng tách hiđro: Tách ghép liên kết ℼ
Ankan → anken + H2
⇒ Anken = Ankan – H2
⇒ Ta có thể quy đổi hỗn hợp X bất kì thành dạng hi đro hóa hoàn toàn của X cùng một lượng H2 tương ứng
PHÂN DẠNG BÀI TẬP, VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY>MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với Giá trị nào sau đây?
A. 86,40.	B. 64,80.	C. 88,89.	D. 38,80.
 (Đề thi thử THPT Quốc Gia - THPT chuyên Đại học Vinh - năm 2018) 
Câu 2: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết π trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 43,2 gam. 	B. 81,0 gam. 	C. 64,8 gam. 	D. 108,0 gam.
 (Đề thi thử THPT Quốc Gia - THPT chuyên Đại học Vinh - năm 2018)
Câu 3: Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức và một este hai chức (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 18,76 gam X bằng lượng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol CO2 và H2O là 1,04 mol. Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi có trong X là 58,00%. Phần trăm khối lượng của axit trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25.	B. 28. 	C. 45. 	D. 50.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol trong đó có một ancol có đồng phân hình học) cần vừa đủ 16,8 lít khí O2 (đktc), thu được 1,2 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho m1 gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m2 gam chất rắn khan. Giá trị của m2 là
A. 13,4. 	B. 16,6. 	C. 27,8.	D. 21,4.
Câu 5. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 68,7.	B. 68,1.	C. 52,3.	D. 51,3.
Câu 6: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức; không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 14,336 lít O2 (đktc) thu được 9,36 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn E trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa 2 axit cacboxylic A, B (MA < MB) và ancol Z duy nhất. Cho các nhận định sau:
X, A đều cho được phản ứng tráng gương.
X, Y, A, B đều làm mất màu dung dịch Br2 trong môi trường CCl4.
Y có mạch cacbon phân nhánh, từ Y điều chế thủy tinh hữu cơ bằng phản ứng trùng hợp.
Đun Z với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken tương ứng.
Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự X < Y < Z < A < B.
(6)Tính axit giảm dần theo thứ tự A > B > Z. 
 Số nhận định đúng là: A. 1.	B. 2.	 C. 4.	D. 5.
Câu 7: X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 21,2 gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Số nguyên tử H (hiđro) có trong este Y là
A. 14.	B. 12.	C. 10.	D. 8.
Câu 8: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là
A. 6,86.	B. 7,28.	C. 7,92.	D. 6,64.
Câu 9: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100); T là hợp chất chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 64,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 59,92 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 46,8 gam nước. Mặt khác, 64,6 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,2 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là
A. 21,6 gam. B. 23,4 gam. C. 32,2 gam. D. 25,2 gam.
 Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 28 gam dung dịch KOH 28%. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 25, 68 gam chất lỏng X và chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và K2CO3, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 18,34 gam. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 13,888 lít khí H2 (đktc). Giá trị m gần nhất với
A. 11.	B. 12.	C. 10.	D. 14.
 Câu 11: X là một axit cacboxylic, Y là một este hai chức, mạch hở (được tạo ra khi cho X phản ứng với ancol đơn chức Z). Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 lấy dư, thu được 0,11 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên, thu được 0,69 mol CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 6,21.	B. 10,68.	C. 14,35.	D. 8,82.
Câu 12: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được 55,2 gam muối khan và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
A. 46,5%.	B. 48,0%.	C. 43,5%.	D. 41,5%.
Câu 13: X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z, đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, a gam E phản ứng vừa đủ với 0,03 mol H2. Khối lượng của X trong E là
A. 8,6.	B. 6,6.	C. 6,8.	D. 7,6.
Câu 14: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol anlylic; Z là axit no, hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít (đktc) khí O2, thu được 7,56 gam H2O. Mặt khác, 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol hỗn hợp E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na (dư) thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,4.	B. 8,5.	C. 8,6.	D. 8,7.
Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức A và một este E tạo bởi một axit no, đơn chức B và một ancol no đơn chức C (A và B là đồng đẳng kế tiếp của nhau). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH rồi đun nóng thì thu được 4,38 gam hỗn hợp D gồm muối của hai axit hữu cơ A, B và 0,03 mol ancol C, biết tỉ khối hơi của C so với hiđro nhỏ hơn 25 và C không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy hai muối trên bằng một lượng oxi vừa đủ thu được một muối vô cơ, hơi nước và 2,128 lít CO2 (đktc). Các phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 1,81.	B. 3,7.	C. 3,98.	D.4,12.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit axetic, metyl fomat, etyl axetat và một axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số mol của anđehit fomic bằng số mol của metyl fomat) cần dùng 21,84 lít (đktc) khí O2, sau phản ứng thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác, 43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị có thể có của m là ?
34,8 gam. 	B. 21,8 gam. 	C. 32,7 gam. 	D. 36,9 gam
Câu 18: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và có MX < MY; Z là một ancol có cùng só nguyên tử C với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16g hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 ( đktc), thu được khí CO2 và 9,36g nước. Mặt khác 11,16g E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:
A. 4,86g	B. 5,04g	C. 5,44g	D. 5,80g
Câu 19: Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A và axit hai chức B đều không no, mạch hở, không phân nhánh ( trong đó oxi chiếm 46% về khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn toàn bộ lượng sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 28,928g. Mặt khác, đem m gam hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 16,848g muối. Để hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần dùng 3,4048 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của A trong X gần nhất với:
A. 64%	B. 66%	C. 68%	D. 70%
Câu 20: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3: 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 68,7             B. 68,1.        C. 52,3.            D. 51,3

Tài liệu đính kèm:

  • docxphuong_phap_giai_bai_tap_hoa_phuong_phap_dong_dang_hoa.docx