Phân dạng bài tập về Peptit

doc 14 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3017Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân dạng bài tập về Peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân dạng bài tập về Peptit
PHÂN DẠNG BÀI TẬP VỀ PEPTIT
I. Lý thuyết cần nắm
- Peptit là những hợp chất chứa từ (2 đến 50) gốc α-amino axit liên kết với nhau qua liên kết peptit.
- Một peptit (mạch hở) chứa n gốc α-amino axit thì chứa (n-1) liên kết peptit
- Cách tính phân tử khối của peptit.
Thông thường người làm sẽ chọn cách là viết CTCT của peptit rồi sau đó đi cộng toàn bộ nguyên tử khối của các nguyên tố để có phân tử khối của peptit. Tuy nhiên, cách làm này tỏ ra chưa khoa học. Ta hãy chú ý rằng, cứ hình thành 1 liên kết peptit thì giữa 2 phân tử amino axit sẽ tách bỏ 1 phân tử H2O. 
Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X được tính nhanh là:
MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)
Ví dụ: Tính phân tử khối của các peptit mạch hở sau:
a. Gly-Gly-Gly-Gly	b. Ala-Ala-Ala-Ala-Ala
c. Gly-Ala-Ala	c. Ala-Val-Gly-Gly
Giải:
a. MGly-Gly-Gly-Gly = 4x75 – 3x18 = 246 (đvC)
b. MAla-Ala-Ala-Ala-Ala = 5x89 – 4x18 = 373 (đvC)
c. MGly-Ala-Ala = (75 + 2x89) – 2x18 = 217 (đvC)
d. MAla-Val-Gly-Gly = (89 + 117 + 75x2) – 3x18 = 302 (đvC)
II. Các dạng bài tập về thủy phân peptit
1. Các câu hỏi lý thuyết cần chú ý
Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Giải:
 (1) (2)
Gly-Ala-Gly-Ala-Gly 
Khi lần lượt phân cắt các liên kết peptit ở các vị trí trên thu được 2 đipeptit khác nhau (Gly Ala và Ala-Gly). Chọn đáp án B.
Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Giải:
 (1) (2)	 
Gly-Val-Gly-Val-Ala
Thực hiện phân căt các liên kết peptit ở hai vị trí (1) hoặc (2) trên thu được các tripeptit: Gly-Val-Gly và Gly-Val-Ala.
Gly-Val-Gly-Val-Ala
Thực hiện phân cắt đồng thời hai liên kết peptit trên thu được thêm một tripeptit là: Val-Gly-Val
Vậy tối đa có thể thu được 3 tripeptit. Chọn đáp án C.
Loại câu hỏi này chú ý xem xét các peptit thu được có trùng nhau hay không.
Câu 3 (ĐH 2010-Khối B): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. 	B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. 
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 	D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Giải:
1 mol X → 1 mol Ala + 1 mol Val + 1 mol Phe + 2 mol Gly
Vậy X chứa 5 gốc amino axit (trong đó 1 gốc Ala, 1 gốc Val, 1 gốc Phe và 2 gốc Gly)
Ghép mạch peptit như sau:
	Gly-Ala-Val
 Val-Phe
 Phe-Gly
 Gly-Ala-Val-Phe-Gly
Vậy chọn C.
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol Lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?
(Đáp án: Gly-Lys-Val-Ala-Glu)
2. Bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit: “Phương pháp bảo toàn số mol gốc aa”
Câu 5 (ĐH 2011-Khối A): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là 
	A. 90,6. 	B. 111,74.	C. 81,54. 	D. 66,44. 
Giải:
Lần lượt tính số mol các sản phẩm:
nAla = 28,48/89 = 0,32 mol;	n Ala-Ala = 32/160 = 0,2 mol;	nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol
Chú ý: Số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau.
Gọi số mol Ala-Ala-Ala-Ala là a (mol). Trước phản ứng: ngốc (Ala) = 4.a	 
Sau phản ứng: ngốc (Ala) = 1. nAla + 2. n Ala-Ala + 3. nAla-Ala-Ala
Ta có: 4a = 1. 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12 → a = 0,27 mol
Vậy m = 302. 0,27 = 81,54 gam. Chọn đáp án C.
Chú ý: Với bài toán loại này có thể cho giá trị m sau đó yêu cầu tìm khối lượng sản phẩm.
Câu 6: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
	A. 40,0	B. 59,2	C. 24,0	D. 48,0
Giải:
nAla = 42,72/89 = 0,48 mol; 	nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol
n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17/302 = 0,335 mol;	n Ala-Ala = a mol
Ta có số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên:
4.0,335 = 1. 0,48 + 2.a + 3. 0,12 → a = 0,25 mol
m = 160. 0,25 = 40 gam. Chọn đáp án A.
Câu 7: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là 
	A. 29,006. 	B. 38,675. 	C. 34,375. 	D. 29,925.
Giải:
Số mol các sản phẩm:
nAla-Gly = 0,1 mol; 	nGly-Ala = 0,05 mol;	nGly-Ala-Val = 0,025 mol;	
nGly = 0,025 mol;	nVal = 0,075 mol
Gọi số mol Ala-Val và Ala lần lượt là a, b
Từ hỗn hợp sản phẩm dễ dàng ghép mạch peptit ban đầu là: Ala-Gly-Ala-Val (x mol)
Chú ý bảo toàn gốc Gly ta có: x.1 = 0,025.1 + 0,025.1 + 0,05.1 + 0,1.1 → x = 0,2 mol
Xét bảo toàn với gốc Val ta có: 0,2.1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 → a = 0,1 mol
Xét bảo toàn với gốc Ala ta có: 0,2.2 = 0,1.1 + 0.05.1 + 0.025.1 + a.1 + b.1 → b = 0,125 mol
Vậy m = 0,125.89 + 0,1. 188 = 29,925 gam. Chọn đáp án D.
Câu 8: Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit (A) no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị m là:
	A. 149 gam	B. 161 gam	C. 143,45 gam	D. 159,25 gam
Giải:
A có CTPT là H2N-CnH2n-COOH
Từ % khối lượng N → n = 2. Vậy A là Alanin
X: Ala-Ala-Ala-Ala
Giải tương tự câu 5 tìm được m = 143,45 gam)
Câu 9: Thủy phân m gam pentapeptit A tạo bởi phân tử amino axit (glyxin) thu được 0,3 gam Glyxin; 0,792 gam đipeptit Gly-Gly; 1,701 gam tripeptit Gly-Gly-Gly; 0,738 gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly và 0,303 gam A. Giá trị của m là:
	A. 4,545 gam	B. 3,636 gam	C. 3,843 gam	D. 3,672 gam
(Đáp án: B. 3,636 gam)
Câu 10: A là một hexapeptit mạch hở tạo thành từ một α-amino axit X no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X là 42,667%. Thủy phân m gam A thu được hỗn hợp gồm 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam tripeptit; 39,6 gam đipeptit và 45 gam X. Giá trị của m là:
	A. 342 gam	B. 409,5 gam	C. 360,9 gam	D. 427,5 gam
(Đáp án: A. 342 gam)
Câu 11: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là: 
	A. 27,9 gam 	B. 28,8 gam 	C. 29,7 gam 	D. 13,95 gam
	(Đáp án: A. 27,9 gam)
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn 25,83 gam X thu được 11,34 gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y. Giá trị của m là:
	A. 2,64 gam	B. 6,6 gam	C. 3,3 gam	D. 10,5 gam.
(Đáp án: B. 6,6 gam)
Câu 13: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
A. 4,1945. B. 8,389. C. 12,58. D. 25,167.
 HD: aa là Gly; theo bảo toàn gốc Gly ta có: 3x + 4x = 0,005.3 + 0,035.2 + 0,05 → x= 27/1400→ m= 8,389 gam→ đáp án B
3. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit( axit hoặc kiềm chỉ với vai trò xt).
Xn + (n-1) H2O à n aa.
Ta luôn có: - Số mol Peptit = Số mol aa - Số mol H2O và Số mol Peptit = Tổng số mol aa/n
	 - m Peptit + m H2O = m aa
Câu 1: Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alalin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alalin duy nhất. X thuộc loại nào?
A. Tripeptit B. Tetrapeptit C. Hexapeptit D. Đipeptit
HD: BTKL: mH2O = 16,02-13,32= 2,7; n H2O = 0,15; nAla = 0,18 --> 5/6
Câu 2: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alalin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?
A. Tripeptit B. Tetrapeptit C. Hexapeptit D. Đipeptit
HD: Phương trình phản ứng: [Ala] a[Gly] b(a+b-1) + (a+b-1)H2O → aAla + bGly Theo bảo toàn khối lượng: mH2O = 22,25 + 56,25 - 65 → nH2O =0,75 Vậy (a+b-1)0,25= 0,75 và 0,75a=0,25b → a=1, b=3 → X là tetrapeptit → đáp án B hoặc: 0,75:0,25:0,75 = 3:1:3
4. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm.
Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch NaOH (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:
TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + nNaOH → nMuối + H2O
TH2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm –COOH (Glu), còn lại là các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + (n+x)NaOH → nMuối + (1 + x)H2O
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước
Câu 13 (CĐ 2012): Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 1,46. 	B. 1,36. 	C. 1,64. 	D. 1,22.
Giải:
Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala + 2KOH → muối + H2O
 	 a mol 2a mol a mol
Gọi số mol Gly-Ala là a (mol), ta có: 146.a + 2a.56 = 2,4 + 18.a → a = 0,01 mol
Vậy m = 146.0,01 = 1,46 gam. Chọn đáp án A.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
	A. 47,85 gam	B. 42,45 gam	C. 35,85 gam	D. 44,45 gam
Giải:
nAla-Gly-Ala = 0,15 mol. Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:
Ala-Gly-Ala + 3NaOH → muối + H2O
 	 0,15 mol 0,15.3 mol 0,15 mol
Ta có: 32,55 + 0,45.40 = mmuối + 0,15.18 → mmuối = 47,85 gam. Chọn đáp án A.
Câu 15 (ĐH 2012-Khối B): Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là 
	A. 54,30. 	B. 66,00. 	C. 44,48. 	D. 51,72. 
Giải:
Do X, Y tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + 4NaOH → muối + H2O
	a mol 4a mol a mol
Y + 3NaOH → muối + H2O
	2a mol 6a mol	 2a mol
Ta có: 10.a = 0,6 → a = 0,06 mol
Áp dụng BTKL ta có: m + 0,6.40 = 72,48 + 18.3.0,06 → m = 51,72 gam. Chọn đáp án D.
Câu 16: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:
	A. 10	B. 9	C. 5	D. 4
Giải:
mNaOH = 20 gam; Gọi số gốc amino axit trong X là n
Do X tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + nNaOH → muối + H2O
	 0,5 mol 0,05 mol
Ta có: mX + mNaOH = mmuối + mnước → mH2O = 32,9 + 20 – 52 = 0,9 gam → nH2O = 0,05 mol
Ta có: 0,05.n = 0,5 → n = 10.
Chú ý: X là peptit mạch hở tạo thành từ n gốc amino axit thì số liên kết peptit là n – 1
Vậy trong trường hợp này số liên kết peptit trong X là 9 liên kết. Chọn đáp án B.
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 28,0	B. 24,0	C. 30,2	D. 26,2
Giải:
Do phân tử axit glutamic có chứa 2 nhóm -COOH nên:
Glu-Ala + 3NaOH → muối + 2H2O
	 	 0,1 mol	0,3 mol 	 0,2 mol
Áp dụng BTKL ta có: 21,8 + 0,3.40 = mmuối + 0,2.18 → mmuối = 30,2 gam. Chọn đáp án C.
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2a mol tripeptit mạch hở X và a mol tetrapeptit mạch hở Y (biết rằng X, Y đều được tạo thành từ các α-amino axit có cùng 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 7%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 104,6 gam muối. Giá trị m là:
	A. 69,18 gam	B. 67,2 gam	C. 82,0 gam	D. 76,2 gam
(Đáp án: A. 69,18 gam)
Câu 19: Cho X là đipeptit mạch hở Gly-Ala; Y là tripeptit mạch hở Ala-Ala-Gly. Đun nóng 36,3 gam hỗn hợp gồm hai peptit X và Y (tỉ lệ mol 1:1) với lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 43,6 gam	B. 52,7 gam	C. 40,7 gam	D. 41,1
(Đáp án: B. 52,7 gam)
Câu 20: X là tetrapeptit mạch hở: Ala-Gly-Val-Ala; Y là tripeptit mạch hở: Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 	A. 68,1. 	B. 17,025. 	C. 19,455. 	D. 78,4
(Đáp án: B. 17,025 gam)
5. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit.
Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch HCl (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:
TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm NH2 thì
Xn + nHCl + (n -1)H2O → n muối 
TH2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm NH2 (Lys), còn lại là các amino axit có 1 nhóm –NH2 thì
Xn + (n+x)HCl + (n -1)H2O → n muối
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + maxit p/ư + mnước = mmuối 
Câu 21: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
	A. 37,50 gam	B. 41,82 gam	C. 38,45 gam	D. 40,42 gam
Giải:
Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối
 0,12 mol 0,36 mol 0,24 mol
mmuối = 24,36 + 36,5.0,36 + 18.0,24 = 41,82 gam. Chọn đáp án B.
Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 14.	B. 9.	C. 11.	D. 13.
Giải:
Gọi số gốc amino axit trong X là n
Do X, Y tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + nHCl + (n-1)H2O → muối
	 0,1 mol 0,1.n mol 0,1.(n-1) mol
Khối lượng chất rắn lớn hơn khối lượng X chính là tổng khối lượng HCl và H2O tham gia phản ứng, do đó ta có: 36,5.0,1.n + 18.0,1(n-1) = 52,7 → n =10. Vậy số liên kết peptit trong X là 9. Chọn đáp án B.
Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoaxit (Các Aminoaxit chỉ chứa 1nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m gam muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt là:
A. 8,145 gam và 203,78 gam. B. 32,58 gam và 10,15 gam.
C. 16,2 gam và 203,78 gam D. 16,29 gam và 203,78 gam.
6. Phản ứng cháy của Peptit: 
Câu 24: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y được tạo từ một Aminoacid no, hở trong phân tử có 1nhóm (-NH2 ) và 1nhóm (-COOH). Đốt cháy X và Y. Vậy làm thế nào để đặt CTPT cho X,Y? Ta làm như sau:
Từ CTPT của Aminoacid no 3 CnH2n+1O2N – 2H2O thành CT C3nH6n – 1O4N3(đây là công thứcTripeptit) Và 	4 CnH2n+1O2N – 3H2O thành CT C4nH8n – 2O5N4(đây là công thứcTetrapeptit) ...... Nếu đốt cháy liên quan đến lượng nước và cacbonic thì ta chỉ cần cân bằng C,H để tình toán cho nhanh.
	C3nH6n – 1O4N3 + pO2 3nCO2 + (3n-0,5)H2O + N2 
	C4nH8n – 2 O5N4 + pO2 4nCO2 + (4n-1)H2O + N2
Tính p(O2) dùng BT nguyên tố Oxi?
Câu 25: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoacid no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?
	a. 2,8(mol).	b. 1,8(mol).	c. 1,875(mol).	d. 3,375 (mol)
Hướng dẫn:	
Rõ ràng X,Y đều sinh ra do Aminoacid có CT CnH2n+1O2N. 
Do vậy ta có CT của X,Y tương ứng là: C3nH6n – 1O4N3(X) , C4nH8n – 2O5N4(Y). 
Phản ứng cháy X: C3nH6n – 1O4N3 + pO2 3nCO2 + (3n-0,5)H2O + N2 
	 0,1mol	 0,3n(mol) 0,3(3n-0,5)mol	
Ta có phương trình tổng khối lượng H2O và CO2 : 0,3[44.n + 18. (3n-0,5)] = 36.3 n = 2
	Phản ứng cháy Y: C4nH8n – 2 O5N4 + pO2 4nCO2 + (4n-1)H2O + N2 .
	0,2mol 0,2.p 0,8n (0,8n -0,2)
Áp dụng BT nguyên tố Oxi : 
0,2.5+ 0,2.2p = 0,8.2.2 +(0,8.2 -0,2) p = 9. nO2 = 9x0,2 = 1,8(mol)
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn (a) mol 1 peptit X tạo thành từ aminoaxit mạch hở (1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thu được (b) mol CO2 ;(c)mol H2O;(d) mol N2.THủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH ( lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu.Giá trị m là?( biết b-c=a)
A 60,4 	B.60,6	C.54,5	D.60
Gọi công thức aa là CnH2n+1O2N
Tạo thành m−peptit là: mCnH2n+1O2N−(m−1) H2O
Cứ 1 mol m−peptit đốt cháy thì CO2 sinh ra hơn H2O là m2−1 mol
có b−c=a nên(m2−1)=1
→ m=4
→ nNaOH=1.6mol ,nH2O sinh ra = 0.2 mol
m= 1.6∗40−0.2∗18=60.4g
Câu 27: :(Đề thi tuyển sinh đại học Khối B- 2010):Đipeptit mạch hở X và mạch hở Y đều được tạo ra từ một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 45. B. 120. C. 30. D. 60.
HD: Công thức của X: [CaH2a+1O2N]2(-1)H2O và Y: [CaH2a+1O2N] 3(-2)H2O
PT cháy Y: [CaH2a+1O2N] 3(-2)H2O + O2→ 3aCO2 + (6a-1)/2H2O + 3/2N2 0,1 0,3a 0,05(6a-1) Ta có: 0,3a.44 + 0,05(6a-1)18 = 54,9→ a= 3 PT cháy X: : [C3H7O2N] 2(-1)H2O + O2 → 6CO2 → CaCO3 →m=120→đáp án B 0,2 1,2 1,2
7. Một số câu Peptit khó và lạ: 
Câu 28 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn
toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên
kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn
10. Giá trị của m là
 A. 96,7.	B. 101,74.	C. 100,3.	D. 103,9.
Giải: ta có ngly = 0,7 mol, nala = 0,8 mol => tỉ lệ ngly : nala = 7 : 8 vậy với tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 thì có tổn 7+8 =15 gốc gly và ala
Gọi số gốc aa lần lượt là a, b, c và số mol tương ứng là x : x : 2x => a + b + 2c = 15
BT nitơ ta có ax + bx + 2cx = 0,15 mol => x = 0,1 mol
A + (a-1) H2O -> aa B + (b-1) H2O -> aa C + (c-1) H2O -> aa
nH2O = x(a-1) + x(b-1) + 2x(c-1) => nH2O = ax + bx + 2cx - 4x = 1,1 mol
BTKl: m = 52,5 + 71,2 – 1,1. 18 = 103,9 
Đây là cách hay nhất dễ hiểu nhất cho loại bài peptit này
Câu 29 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn
toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên
kếtpeptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn
17. Giá trị của m là
 A. 30,93.	B. 30,57.	C. 30,21.	D. 31,29.
Tương tự giống câu 9 ở trên
Giải: ta có ngly = 0,29 mol, nala = 0,18 mol => tỉ lệ ngly : nala = 29 : 18 vậy với tỉ lệ mol 2 : 3 : 4 thì có tổn 29+18 =47 gốc gly và ala
Gọi số gốc aa lần lượt là a, b, c và số mol tương ứng là 2x : 3x : 4x => 2a + 3b + 4c = 47
BT nitơ ta có 2ax + 3bx + 4cx = 0,47 mol => x = 0,01 mol
A + (a-1) H2O -> aa B + (b-1) H2O -> aa C + (c-1) H2O -> aa
nH2O = 2x(a-1) + 3x(b-1) + 4x(c-1) => nH2O = 2ax + 3bx + 4cx - 9x = 0,38 mol
BTKl: m = 21,75 + 16,02 – 0,38. 18 = 30,93 
Câu 30: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần nhất với
50.	B. 40.	C. 45.	D. 35.
X +NaOH -> aa-Na + H2O 	Y +2NaOH -> aa-Na + H2O	Z +3NaOH -> aa-Na + H2O
nH2O = nE = 0,4 mol
Theo BT Na => nNaOH = 0,5+0,4+0,2 = 1,1 mol
BTKL mE + 40. 1,1 = 0,5 . 97 + 0,4 . 111 + 0,2 . 139 + 0,4. 18 => mE = 83,9gam
BT C => nC(E) = nC(muối) = 2. 0,4 + 0,4. 3 + 5. 0,2 = 3,2 mol => C trung bình trong E = 8
BT H => nH(E) + nNaOH = 4. 0,5 + 6. 0,4 + 10. 0,2 + 0,4. 2 => nH = 6,1 mol => H trung bình trong E = 15,25
Đốt m gam E E + O2 à 8CO2 + 15,25/2H2O
 a mol 8a mol 7,625a mol
=> 44. 8a + 18. 7,625a = 78,28 => a = 0,16 mol
Vậy quy đổi 0,4 mol E có khối lượng 83,9 gam
=> 0,16 mol E có khối lượng m = 33,56 gam gần bằng 35 gam
Câu 31: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là A. 490,6	B. 560,1	C. 470,1	D. 520,2
Nếu X có a gốc aa Y có b gốc aa ta có tổng oxi là a + b + 2 = 13 è a + b = 11 trong đó a,b >4 => a = 5 b = 6
X + 5KOH à muối + H2O Y + 6KOH à muối + H2O
x mol 5x y mol 6y
x + y = 0,7, 5x + 6y = 3,9 => x = 0,3, y = 0,4 => nX : nY = 3:4
Khi đốt 66,075 gam A số mol X, Y là z : t = 3 : 4 (1)
Gọi công thức của X,Y khi đốt là
Nếu aa là CnH2n+1O2N => X có công thức là (CnH2n+1O2N)5-4H2O ó C5nH10n-3O6N5 làm gọn lại thành CnH2n-3O6N5 (z mol)
Tương tự với Y có công thức là CmH2m-4O7N6 (t mol)
14nz + 163z + 14mt + 192t = 66,075 (2)
mCo2+mH2O: 44(nz + mt) + 9(2n-3)z + 18t(m-2) = 147,825 (3)
Giải hệ Pt 3 ẩn với 1 ẩn ghép là nz + mt, z , t từ đó tính toán tiếp ra kết quả (các em giải tiếp)
Câu 324: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là
A. 104,28.	B. 116,28.	C. 109,50.	D. 110,28.
Loại này dễ hơn câu 1,2,3
Ta có n gly = 1,08 mol, nala = 0,48 mol => gly:ala = 9:4 +> theo tỉ lệ mol 1:3 thì có tổng số gốc aa là 9+4 = 13
Nếu số gốc aa trong X, Y lần lượt là a, b => Số liên kết peptit là a +b -2 = 5 => a+b=7
Và theo tỉ lệ 1:3 => a + 3b = 13 => a = 4, b = 3 nX : nY = x : 3x mol
X + 3H2O à aa 	Y + 2H2O à aa
x 3x 3x 6x
BT nito: 4x + 3x.3 = 1,08 + 0,48 => x = 0,12 mol
BTKL m(X,Y) + 18. 9.0,12 = 42,72 + 81 => m = 104,28
Nhận xét về cơ bản cách giải giống bài 9, 1,2 nhứng ở đây ta dễ đàng tìm được số gốc aa có trong X, Y khi dựa vào số liên kết peptit và số gốc khi lấy 1 X và 3Y =13 so với các cách giải khác trên mạng thì dễ hiểu hơn rất nhiều
Câu 33: Người ta thủy phân 15,26 gam hỗn hợp X gồm 3 peptit có số mol bằng nhau, được tạo bởi ala, gly, Val trong dung dịch NaOH dư thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng đồng thời dung dịch sau phản ứng chứa m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tắng 39,14 gam. Biết các phản ứng xay ra hoàn toàn giá trị của m
Vì sp là ala, gly, Val nên ta có thể gọi công thức chung ccs peptit là H[NH-CnH2n-CO]mOH 
 X + mNaOH à Muối + H2O 
 0,18/m 0,18
Đốt X + o2 -à (mn+m)Co2 + (2nm +m +2)/2H2O
 0,18/m 0,18(n+1) mol (2nm +m +2) 0,09/m mol
Dựa vào khối lượng ban đầu và tổng khối lượng CO2 + H2O các em lập được hệ PT với ẩn ghép giống bài tập 3 từ đó ta tìm được m và n đều là những giá trị trung bình
Hoặc các em sau khi lập được 2 PT rồi lấy mX/m(Co2+H2O) ta sẽ rút gọn mất giá trị m giả ra cũng thuận lợi 
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là? m=148 
Bài này giải tương tự giống bài số 4 nhưng có điều cần chú ý là gly: ala : Val = 0,4 : 0,8 : 0,6 
Nếu đưa về tỉ lệ rút gon 2:4:3 => tổng số gốc là 9 thì sẽ có điều vô lí
X có a gốc aa, Y có b gốc aa 
Ta có a + b -2 = 7 
Theo tỉ lệ mol 4: 1 => 4a + b = 9 => Vô lí
Vậy bài này tỉ lệ gly: ala : Val = 0,4 : 0,8 : 0,6 = 4:8:6 => tổng gốc = 18(theo tỉ lệ 4:1)
=> 4a + b = 18 => tính được a và b lúc đó giải quyế bài toàn cớ bản 
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 0.09 mol hỗn hợp X gồm Tripeptit, tetapeptit, pentapetit với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16.49 gam muối của Glyxyl, 17.76 gam muối của Alanin và 6.95 gam muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 46.5 gam. Giá trị gần đúng của m là:
Xử lí giống bài số 2
Câu 36: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,50.	B. 0,76.	C. 1,30.	D. 2,60.
Sau khi tìm ra tỉ lệ mol khi tác dụng với KOH phần đốt cháy xử lí giống phần đót cháy ở cấu 3 luôn có hệ 2 PT 3 ẩn và luôn có 1 ẩn ghép ( đây là điều luôn xảy ra với loại peptit này và nó khá phức tạp các em cần chú ý kiên trì, cẩn thận, đừng ngại và đừng bỏ loại bài này khi đã biết cách giải
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 25,08.            B. 99,15.              C. 54,62.              D. 114,35.
Đáp án: D
CTPT của từng peptit lần lượt là: C6H12O3N2; C8H15O4N3; C10H18O5N4; C12H21O6N5
Gọi CTTQ của X là C2x+2H3x+6Ox+1Nx
C2x+2H3x+6Ox+1Nx + (2,25x + 3)O2 (2x + 2)CO2 + (1,5x + 3) H2O + x/2 N2
 1,155 mol
1,155.(57x + 46)/(2,25x + 3) = 26,26 x = 3,8
X + 3,8 KOH Muối + H2O
m = 0,25. 262,6 + 0,25.3,8.56 – 0,25.18 = 114,35 gam
Cần chú ý công thức tổng quát C2x+2H3x+6Ox+1Nx chỉ đúng cho dãy chất peptit lập thành một cấp số cộng với công sai là 57 các trường hợp khác áp dụng công thức này có thể sẽ sai đi các em cần chú ý
Câu 38: Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 153,3 gam hỗn hợpX gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Val-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cân vừa đủ 6,3 mol O2. Gía trị m gần giá trị nào nhất dưới đây?
 A.138,2	 	B. 145,7. C.160,82.	 D. 130,88
Giải tương tự câu 10
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). 
a. Khối lượng X đem dùng gần nhất với giá trị:
A. 3,23 gam B. 3,28 gam C. 4,24 gam D. 14,48 gam
b. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3
Gọi CT chung của amino axit tạo ra là CnH2n+1O2N có 0,22 mol; 
k là số mol H2O cần để thủy phân E.
Bảo toàn khối lượng 0,22(14n + 47)- 18k = 46,48 + 0,11. 28 – 0,99. 32 = 17,88; n = 3,5
Bảo toàn C, H 0,22. 44. n + 18. 0,11(2n +1) – 18k = 46,48 => k = 0,18
→ số mol gly = số mol val = 0,11???
X là (gly)x; (val)y có amol (x + y) – 1 + (z + t) – 1 = 8) và (x + y) a + (z + t)3a = 0,22
Y là (gly)z; (val)t có 3a mol (x + y – 1)a + (z + t -1 )3a = 0,18
→ a = 0,01 ; (x +y ) = 4; (z +t) = 6 → x = y = 2; t = z = 3 → mX = (75.2 + 117.2 – 18.3)0,01 = 3,24 g
Câu 2:Hỗn hợp M gồm 2 peptit X và Y đều cấu tạo từ 2 loại amino axit có tổng số liên kết peptit trong phân tử X và Y là 5 và có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 . Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 g Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là 
A 115,28 B 104,28 C 109,5 D 110,28
Câu 3. Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730.	B. 0,810.	C. 0,756.	D. 0,962.
Câu 4:Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly,Ala và Val.Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X,Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
A.102,4.  B.97,0.  C.92,5.  D.107,8.
Câu 5/ĐH2014:Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
	A. 18,83	B. 18,29	C. 19,19	D. 18,47
Câu 6: Hỗn hợp M gồm peptit X và peptit Y chúng cấu tạo từ cùng một loại a-amino axit và có tổng số nhóm
-CO-NH- trong hai phân tử là 5, tỉ lệ số mol X : số mol Y = 1: 2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12 gam glyxin và 5,34 gam alanin. Giá trị của m và loại peptit của X là
 A. 14,61và tripeptit. 	 B. 14,61 và tetrapeptit.	
 C. 14,46 và tripeptit .	D. 14,46 và tetrapeptit.
Câu 7: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các -amino axit có công thức dạng H2N-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lư

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan_dang_bai_tap_ve_Peptit.doc