Phân dạng bài tập Hóa - Chương I: Sự điện li. Chất điện li

pdf 18 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 6185Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân dạng bài tập Hóa - Chương I: Sự điện li. Chất điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân dạng bài tập Hóa - Chương I: Sự điện li. Chất điện li
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 1 - 
PHÂN DẠNG BÀI TẬP 
CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI .CHẤT ĐIỆN LI 
Dạng 1: Chất điện li – Phương trình điện li. 
Bài 1: a. Chất điện li là gì? Chất điện li gồm những chất nào ? 
b. Thế nào là chất điện li mạnh? Thế nào là chất điện li yếu ? 
c. Cho các chất sau : HNO3, NaOH, H3PO4, K2CO3, H2S, Ba(OH)2, HClO, HNO2, CH4, C2H5OH, 
NaCl, Cu(OH)2, Al(OH)3, đường saccarozơ ( C12H22O11), Cl2, HCl, H2SO4, SO2. Hãy cho biết 
chất nào là chất điện li mạnh ? chất nào là chất điện li yếu ? chất nào không điện li ? Viết PTĐL 
của các chất điện li. 
Bài 2 : Viết công thức của các chất mà khi điện li tạo ra các ion. 
a. K+ và CO32- b. NH4+ và PO43- c. Al3+ và SO42-. 
d. Fe3+ và Cl- e. Cu2+ và NO3- f. Ba2+ và OH- 
g. H+ và SO42- h. Na+ và OH- k. H+ và Br-. 
Bài 3: Viết PTĐL của các chất sau: 
a. Axit mạnh: HNO3, HCl, H2SO4 . 
b. Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2. 
c. Muối tan: CuSO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4, Al(NO3)3, KMnO4, AgNO3, Fe2(SO4)3, 
K3PO4, Na2SO3. 
d. Axit yếu: H3PO4, HClO, HNO2, H2S, CH3COOH. 
Dạng 2: Tính nồng độ ion có trong dung dịch. 
 Tính nồng độ ion của các chất điện li mạnh. 
Bài 4: Tính [ion] các chất co trong dung dịch sau đây: 
a. dd Ba(OH)2 0,01M. 
b. Hòa tan 4,9g H2SO4 vào nước thu được 200 ml dung dịch. 
c. Hòa tan 8,96 lit khí hidro clorua (đkc) vào nước được 250ml. 
d. Dung dịch HCl 7,3% ( d = 1,25 g/ml). 
e. Dd Cu(NO3)2 0,3 M. 
f. Hòa tan 12,5g CuSO4.5H2O vào nước thu được 500 ml dd. 
Bài 5: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 0,3 lit dd 
HNO3 0,2M. 
Bài 6: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 300g dd 
H2SO4 1M ( d = 1,2g/ml). 
Bài 7: Tính thể tích dung dịch KOH 1M chứa số mol OH- bằng số mol OH- có trong 0,2 lit dd 
NaOH 0,5M. 
Bài 8: Trộn 458,3 ml dung dịch HNO3 32% ( d= 1,2 g/ml) với 324,1 ml dung dịch HNO3 14% ( 
d = 1,08 g/ml). Tính nồng độ mol của các ion có trong dung dịch thu được ( giả thiết thể tích 
dung dịch không thay đổi). 
Bài 9: Trộn lẫn 500ml dd NaOH 5M với 200 ml dd NaOH 30% 
( d = 1,33 g/ml). Tính [OH-] có trong dung dịch thu được? 
Bài 10: Trộn 200ml dd Ca(NO3)2 0,5M với 300ml dd KNO3 2M. Tính nồng độ mol/lit của các 
ion có trong dung dịch sau khi trộn. 
 Tính nồng độ ion của các chất điện li yếu. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 2 - 
Bài 11: Tính [ion] có trong dung dịch. 
a. dd CH3COOH 1,2M, biết = 1,4%. 
b. dd Ca(OH)2 0,0072M , biết = 80%. 
c. dd HNO2 1M, biết = 1,4%. 
Dạng 3: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích. 
Bài 12: Một dd chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol NO3-. Tìm biểu thức liên hệ 
giữa a, b, c, d? 
Bài 13: : Một dd chứa x mol Na+, y mol Ca2+ , z mol HCO3- và t mol Cl-. Tìm biểu thức liên hệ 
giữa x, y, z, t? 
Bài 14: Một dd chứa Na+ (0,9 mol), SO42-(0,1mol), K+(0,1mol) và NO3- ( x mol). Gía trị của x 
là bao nhiêu? Tính khối lượng rắn thu được khi cô cạn. 
Bài 15: Một dd chứa K+ (0,4 mol),Ca2+ (0,3mol) và Cl- ( x mol). Gía trị của x là bao nhiêu? Tính 
khối lượng rắn thu được khi cô cạn. 
Bài 16: Một dung dịch chứa Fe2+( 0,1 mol), Al3+ ( 0,2 mol), Cl- ( x mol), SO42- ( y mol). Biết 
rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thi thu được 46,9g chất rắn khan. Tìm giá trị của x và y? 
Bài 17: Một dung dịch Ca2+ ( 0,03mol), SO42- (0,09 mol), Al3+ (0,06 mol), NO3-( 0,06 mol). 
Muốn có được dung dịch trên phải hòa tan 2 loại muối nào? 
AXIT – BAZƠ – MUỐI 
Dạng 4: ly thuyết axit – bazơ – muối . 
Bài 19: a. Định nghĩa axit , bazơ theo thuyết Arêniut? Mỗi định nghĩa cho 1 ví dụ bằng PTĐL. 
b. . Định nghĩa axit , bazơ theo thuyết Bronsted? Mỗi định nghĩa cho 1 ví dụ bằng PTĐL. 
Bài 20: a. Thế nào là axit 1 nấc, axit nhiều nấc? bằng PTĐL chứng minh H3PO4 là axit 3 nấc. 
b. Thế nào là bazơ 1 nấc, bazơ nhiều nấc? ? bằng PTĐL chứng minh Mg(OH)2 là bazơ 2 nấc. 
c. Thế nào là hidroxit lưỡng tính? ? bằng PTĐL chứng minh Be(OH)2 , Zn(OH)2 , Al(OH)3 , 
Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính. 
Bài 21: a. Định nghĩa muối? bằng PTĐL cho 2 ví dụ? 
b. Thế nào là muối trung hòa? bằng PTĐL cho 1 ví dụ 
c. Thế nào là muối axit? bằng PTĐL cho 1 ví dụ. 
Bài 22: Viết phương trình điện li của: 
a. Muối trung hòa: CH3COONa, FeCl3, K2CO3, NH4NO3, Al2(SO4)3. 
b. Muối axit: NaHSO4, KHCO3, Ca(HSO3)2, Na2HPO4. 
c. Muối phức : [Ag(NH3)2]Cl, [Cu(NH3)4]SO4. 
d. Muối ngậm nước: CuSO4.5H2O, K2SO4Al2(SO4)3.24H2O. 
Bài 23: Hãy cho biết các phân tử và ion sau là là axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính theo thuyết 
Bronsted: HI, CH3COO-, Na+, NH4+, PO43-, HPO42-, NH3, Cl-, HCO3-, S2-, Al3+, CO32-, Zn2+. 
Bài 24: Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò lưỡng tính, trung tính, axit hay bazơ: Al3+ ; 
NH4+ ; C6H5O- ; S2- ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3 ; Na+ ; Cl- ; CO32- . Tại sao? 
 Hoà tan 6 muối sau đây vào nước: NaCl; NH4Cl ; AlCl3 ; Na2S ; Na2CO3 ; C6H5ONa thành 6 
dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dịch một ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì? 
Bài 25: Theo định nghĩa mới về axit- bazơ của Bronsted các ion: Na+ ; NH4+ ; CO32- ; CH3COO- 
; HSO4– ; HCO3-; K+ ; Cl- là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao? Trên cơ sở đó hãy dự 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 3 - 
đoán pH của các dung dịch cho sau đây có giá trị như thế nào so với 7: Na2CO3 ; KCl ; 
CH3COONa ; NH4Cl ; NaHSO4. 
Bài 26: Dùng thuyết Brosted hãy giải thích vì sao các chất AlOH)3 ; Zn(OH)2 ; H2O ; NaHCO3 
được coi là những chất lưỡng tính. 
Bài 27: Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho các trường hợp: HF, 
CH3COO-, HClO, NH4+, F-, ClO-, NO2-, HNO2. 
Bài 28: Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn của dd NaHCO3 lần lượt 
phản ứng với từng dd: H2SO4, KOH. 
Trong mỗi phản ứng đó ion HCO3- đóng vai trò là axit hay bazơ. 
Dạng 5: Toán axit – baơ. 
 Một axit + một bazơ. 
Bài 29: Cho một lượng dd H2SO4 10% tác dụng vừa đủ với 16g CuO thu được 80ml dd muối. 
Tính C% và CM của dd muối? 
Bài 30: Để trung hòa 20cm3 dd HCl cần dùng 50cm3 dd Ba(OH)2 0,5M. 
a. Tính CM của dd HCl? 
b. Tính [ion] trong dd thu được? 
Bài 31: Trộn 15ml dd NaOH 2M với 15ml dd H2SO4 1,5M. Tính [ion] trong dd thu được? 
Bài 32: Đổ 150 ml dd KOH vào 50 ml dd H2SO4 1M thì dd trở thanh dư bazơ. Cô cạn dd sau 
phản ứng thì thu được 11,5g chất rắn, tinh CM của dd KOH ban đầu? 
Bài 33: Trộn lẫn 100ml dd KOH 1M với 100ml dd KOH 0,5M được dd D. 
a. Tính [OH-] có trong dd D. 
b. Tính thể tích dd H2SO4 đủ để trung hòa dd D. 
 Hỗn hợp (axit + bazơ) . 
Bài 34: Tính CM của dd H2SO4 và dd NaOH, biết rằng: 
+ 30 ml dd H2SO4 được trung hòa hết bởi 20ml dd NaOH và 10ml dd KOH 1M. 
+ 30 ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20ml dd H2SO4 và 5ml dd HCl 1M. 
Bài 35: Trộn 200ml dd HCl 0,1M với 100ml dd HNO3 0,1M thu được dd A. Tính thể tích dd 
Ba(OH)2 0,02M cần dùng để trung hòa vừa đúng 100ml dd A. 
Bài 36: Cho 400ml dd gồm HNO3 0,2M và HCl 0,5M trung hòa vừa đủ với V ml dd X gồm 
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính giá trị của V ml? 
Bài 37: Tính thể tích dd A chứa đồng thời 2 axit HCl 0,4M và H2SO4 0,3M cần dùng để trung 
hòa 200 ml dd B chứa đồng thời NaOH 2M và Ba(OH)2 0,5M ? 
 Toán hidroxit lưỡng tính. 
Bài 38: Chia 19,8g Zn(OH)2 làm 2 phần bằng nhau: 
Phần 1: Cho vào 100 ml dd H2SO4 1M. 
Phần 2: Cho vào 150 ml dd NaOH 1M. 
Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng ở mỗi phần? 
Bài 39: Chia 19,8g Al(OH)3 làm 2 phần bằng nhau: 
Phần 1: Cho vào 200 ml dd H2SO4 1M. 
Phần 2: Cho vào 50 ml dd NaOH 1M. 
Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng ở mỗi phần? 
Bài 40:Cho 100ml dd AlCl3 1M tác dụng với 100 ml dd NaOH 3,5M. Tính CM các chất trong dd 
thu được sau phản ứng? 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 4 - 
Bài 41: Một lượng Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với 0,3 lit dd HCl 1M. Để lam tan hết lượng 
Al(OH)3 này cần dùng bao nhiêu ml dd KOH 14% ( d = 1,128g/ml). 
 Các loại toán khác. 
Bài 42: Cho 12g MgSO4 vào nước để thu được 0,5 lit dd. 
a. Tính [ion] trong dung dịch? 
b. Tính thể tích dd NaOH 1M đủ để làm kết tủa hết ion Mg2+ trong dd? 
Bài 43: Hòa tan 80g CuSO4 vào lượng nước vừa đủ được 500 ml dd. 
a. Tính [ion] có trong dung dịch? 
b. Tính V dung dịch KOH 0,5M đủ để làm kết tủa hết ion Cu2+ ? 
c. Tính V dung dịch BaCl2 0,25M đủ để làm kết tủa hết ion SO42- ? 
Bài 44: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dd HCl vừa đủ thì thu được 0,8g H2 và 
dd A. 
a. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd A? 
b. Cho từ từ dd KOH 2M vào dd A. Tính thể tích dung dịch KOH tối thiểu cần dùng để 
thu được kết tủa cực đại? 
Bài 45: Một dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm dd NaOH vào 100ml dd A cho đến dư. 
Lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 2g chất rắn. Mặt 
khác người ta phải dùng 40 ml dd AgNO3 2M để làm kết tủa hết ion Cl- có trong 50ml dd A. 
Tính nồng độ mol/l của dd A? 
SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC – pH .CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ. 
Dạng 6: Toán pH. 
Loại 1: pH của axit mạnh hoặc bazơ mạnh. 
Bài 46: Tính pH cúa dung dịch sau: 
a. dd H2SO4 0,0005M ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
b. 0,5 lit dd HCl có hòa tan 224 ml khí HCl ở đktc. 
c. Lấy 10 ml dd HBr 1M pha loãng thành 100ml dd. 
d. Dd KOH 0,01M. 
e. 200 ml dd có chứa 0,8g NaOH. 
f. 400 ml dd chứa 3,42g Ba(OH)2 ( điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
g. Cho m gam natri vào nước thu được 1,5 lit dd có pH = 13. Tính m? 
h. Cần bao nhiêu g NaOH để pha chế 250 ml dd có pH = 10. 
Bài 47: Tính nồng độ mol/l của các dd. 
a. dd HCl có pH = 1. b. dd H2SO4 có pH = 4. 
c. dd KOH có pH = 11. d. dd Ba(OH)2 có pH = 13. 
Loại 2 : pH của axit yếu hoặc bazơ yếu. 
Bài 48: Tính pH của dung dịch sau: 
a. Dd CH3COOH 0,01M biết  = 4,25%. 
b. Dd CH3COOH 0,10M ( Ka= 1,75.10-5). 
c. Dd NH3 0,10M ( Kb= 1,80.10-5). 
d. dung dịch CH3COOH 0.1 M sau khi đã cho thêm CH3COONa đến nồng độ 0,1 M. Biết 
hằng số phân li Ka = 1,8.10-5. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 5 - 
Loại 3: Pha loãng dung dịch hoặc pha trôn dd không có phản ứng xảy ra ( phương pháp 
đường chéo). 
Bài 49: Có 250 ml dd HCl 0,4M. Thêm vào đó x ml nước cất và khoấy đều , thu được dung dịch 
có pH =1. Hỏi x ml nước cất bằng bao nhiêu? 
Bài 50: Có 10 ml dd HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khoấy đều , thu được dung dịch 
có pH = 4. Hỏi x ml nước cất bằng bao nhiêu? 
Bài 51: Pha loãng bằng nước dd NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 
11. 
Bài 52: Tính pH của dung dịch sau: 
a. Trộn 100 ml dd HNO3 0,8M với 100 ml dd HNO3 0,2M. 
b. Trộn 100 ml dd Ba(OH)2 0,1M với 100 ml dd KOH 0,1M. 
Loại 4: Pha trộn dung dịch có phản ứng xảy ra. 
Bài 53: Hòa tan 2,4 g Mg trong 150 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch thu được có pH bằng bao 
nhiêu? 
Bài 54: Trộn 100 ml dd HCl 1,2 M với 100ml dd Ca(OH)2 0,5M được dd D. Tính pH của dd D? 
(Coi Ca(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc) 
Bài 55: Trộn 200 ml dd Ba(OH)2 0,1M với 100ml dd H2SO4 0,3M . Tính pH của dd thu được? 
(Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc) 
Bài 56:Trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dd NaOH 0,02M. Tính 
pH của dung dịch thu được? 
Bài 57: Cho 100 ml dd H2SO4 có pH = 2 tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,01M. Tính nồng độ 
mol/l của các ion và pH của dd sau phản ứng?( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 58: Trộn 500 ml dd NaOH 0,006M với 500 ml dd H2SO4 0,002 M. Tính pH của dung dịch 
thu được? ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 59: Lấy 200ml dd H2SO4 có p H = 1 , rồi thêm vào đó 0,88g NaOH. Tính pH của dd thu 
được?( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 60: Tính V ml dd HCl 0,094M cần cho vào 200ml dd NaOH 0,2M để thu được dung dịch có 
pH = 2. 
Bài 61: Dung dịch Ba(OH)2 có p H = 13 (dd A). Dung dịch HCl có pH = 1 (dd B). 
a. Tính CM của A và B ?( coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
b. Trộn 2,25 lít dd A với 2,75 lít dd B. Tính pH của dd thu được? 
Bài 62: Trộn X là dd H2SO4 0,02M với Y là dd NaOH 0,035M thu được dd Z có pH = 2.Tính tỉ 
lệ về thể tích giữa dd X và dd Y? ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 63: Tính V ml dd KOH 0,1M cần dùng để trung hòa 10 ml dd X gồm 2 axit HCl và HNO3 có 
pH = 2 ? 
Bài 64: Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần cho vào 0,5 lit dd H2SO4 1M để thu được dung 
dịch có pH = 13.( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 65: Trộn 100 ml dd NaOH có pH = 12 với 100ml dd H2SO4 thu được dd có pH = 2. Tính CM 
của dd H2SO4 ban đầu? 
Bài 66: Cho 40 ml dd HCl 0,75 M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04 
M. Tính pH của dung dịch thu được? 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 6 - 
Bài 67: Trộn 300 ml dd chứa đồng thời NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,025M với 200 ml dd H2SO4 
có nồng độ x mol/l thu được m g keert tủa và 500 ml dd có pH = 2. Hãy tính m và x?(coi H2SO4 
và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 68: Trộn 250 ml dd chứa đồng thời HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd Ba(OH)2 có 
nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH = 12. Hãy tính m và x?(coi H2SO4 
và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc). 
Bài 69: Trộn 200 ml dd X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dd Y chứa 
đồng thời Ba(OH)2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dd thu được.(coi H2SO4 và Ba(OH)2 
điên li hoàn toàn cả 2 nấc). 
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI. 
Dạng 7: Viết phản ứng trao đổi ion 
Bài 70: Nêu các điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Lấy 
ví dụ minh họa mỗi điều kiện bằng phương trình ion rút gọn? 
Loại 1: Từ phương trình phân tử suy ra ion đầy đủ và ion rút gọn. 
Bài 71: Viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn cho các 
phản ứng sau?(nếu có). 
1. FeSO4 + NaOH 2. Fe2(SO4)3 + NaOH 
3. (NH4)2SO4 + BaCl2 4. NaF + HCl 
5. NaF + AgNO3 6. Na2CO3 + Ca(NO3)2 
7. Na2CO3 + Ca(OH)2 8. CuSO4 + Na2S 
9. NaHCO3 + HCl 10. NaHCO3 + NaOH 
11. HClO + KOH 12. FeS ( r ) + HCl 
13. Pb(OH)2 ( r ) + HNO3 14. Pb(OH)2 ( r ) + NaOH 
15. BaCl2 + AgNO3 16. Fe2(SO4)3 + AlCl3 
17. K2S + H2SO4 18. Ca(HCO3)2 + HCl 
19. Ca(HCO3)2 + NaOH 20. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 21. KHCO3 + 
HCl 22. Cu(NO3)2 + Na2SO4 
23. CaCl2 + Na3PO4 24. NaHS + HCl 
25. CaCO3 + H2SO4 26. KNO3 + NaCl 
27. Pb(NO3)2 + H2S 28. Mg(OH)2 + HCl 
29. K2CO3 + NaCl 30. Al(OH)3 + HNO3 
31. Al(OH)3 + NaOH 32. Zn(OH)2 + NaOH 
33. Zn(OH)2 + HCl 34. Fe(NO3)3 + Ba(OH)2 
35. KCl + AgNO3 36. BaCl2 + KOH 
37. K2CO3 + H2SO4 38. Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 
39. NaNO3 + CuSO4 40. Na2S + HCl. 
Loại 2: Từ phương trình ion viết phương trình phân tử. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 7 - 
Bài 72: Viết phương trình phân tử của các phản ứng có phương trình ion rút gọn sau: 
a. Ag+ + Br-  AgBr 
b. Pb2+ + 2OH-  Pb(OH)2 
c. CH3COO- + H+  CH3COOH 
d. S2- + 2H+  H2S. 
e. CO32- + 2H+  CO2 + H2O 
f. SO42- + Ba2+  BaSO4 
g. HS- + H+  H2S 
h. Pb2+ + S2-  PbS 
k. H+ + OH-  H2O. 
l. HCO3- + OH-  CO2 + H2O. 
m. 2H+ + Cu(OH)2  Cu2+ + H2O. 
n. Al(OH)3 + OH-  AlO2- + 2H2O. 
Loại 3: Điền khuyết phản ứng. 
Bài 73: Viết PTPT và ion rút gọn cho các phản ứng theo sơ đồ sau: 
a. MgCl2 + ?  MgCO3 + ? 
b. Ca3(PO4)2 + ?  ? + CaSO4 
c. ? + KOH  ? + Fe(OH)3 
d. ? + H2SO4  ? + CO2 + H2O 
e. FeS + ?  ? + FeCl2. 
f. Fe2(SO4)3 + ?  K2SO4 + ? 
g. BaCO3 + ?  Ba(NO3)2 + ? 
h. K3PO4 + ?  Ag3PO4 + ? 
Dạng 8: Nhận biết. 
 Bài 74: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt. 
a. 4 dung dịch: Na2CO3, K2SO4, MgCl2, Ca(NO3)2. 
b. 4 muối rắn: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, CaCl2. 
c. Chọn 2 dung dịch muối thích hợp để nhận biết 4 dd: BaCl2, HCl, KNO3, Na3PO4. 
Bài 75: Chỉ dùng thêm quì tím để phân biệt các dung dịch sau: 
a. Na2SO4, BaCl2, H2SO4, Na2CO3. 
b. CuSO4, BaCl2, NaOH, Al2(SO4)3. 
c. FeCl3, MgCl2, KOH, Ba(NO3)2. 
d. MgCl2, Na2SO4, KOH, Zn(OH)2. 
e. H2SO4, NaOH, BaCl2, Na2CO3, Al2(SO4)3. 
Dạng 9: Xác định dung dịch muối. 
Bài 76: Có 2 dung dịch, mỗi dd chứa 1 cation và 1 anion ( không trùng lặp) trong các ion sau: 
SO42-, Ba2+, Cu2+, NO3-. Xác định 2 dung dịch? 
Bài 77: Có 3 dung dịch, mỗi dd chứa 1 cation và 1 anion ( không trùng lặp) trong các ion sau: 
SO42-, Na+, Fe3+, NO3-, CO32-, Mg2+. Xác định 2 dung dịch? 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 8 - 
Bài 78: Có 4 dung dịch, mỗi dd chứa 1 cation và 1 anion ( không trùng lặp) trong các ion sau: 
SO42-, Ba2+, Na+, NO3-, Mg2+, Pb2+, Cl-, CO32-. Xác định 4 dung dịch? 
Bài 79: Trong 3 dung dịch có các loại ion sau: SO42-, Ba2+, Na+, NO3-, Mg2+, CO32-. Mỗi dung 
dịch chứa 1 cation và 1 anion. 
a. Cho biết đó là 3 dung dịch nào? ( công thức, gọi tên). 
b. Hãy chọn 1 axit thích hợp để phân biệt 3 lọ đựng dd trên. 
Dạng 10: Toán ion. 
Bài 80: Trộn lẫn 200ml dung dịch K2CO3 4M với 300 ml dd CaCl2 1M được dung dịch X. 
a. Tính [ion] trong dung dịch X? ( Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể). 
b. Cho 100ml dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí bay ra ở đktc? 
Bài 81:Một dung dịch A gồm 0,03 mol Mg2+, 0,06 mol Al3+, 0,06 mol NO3-, 0,09 mol SO42-. 
Muốn có dung dịch A cần hòa tan 2 muối nào vào nước và khối lượng mỗi muối là bao nhiêu 
gam? 
Bài 82: 100 ml dung dịch X có chứa các ion: Cu2+, Na+, SO42-. 
 Để làm kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X cấn 50 ml dung dịch NaOH 0,4M. 
 Để làm kết tủa hết ion SO42- trong dung dịch X cần 30 ml dung dịch BaCl2 1M. Khi cô 
cạn 100ml dd X thì thu được bao nhiêu gam muối. 
Bài 83: Nhỏ từ từ dd NaOH 2M vào 100 ml dd Y chứa các ion: Zn2+, Fe3+, SO42+ cho đến khi kết 
tủa hết các ion Zn2+, Fe3+ thì thấy thể tích của dd NaOH đã dùng là 350 ml. Tiếp tục thêm 200 ml 
dd NaOH 2M vào hệ trên thì một chất kết tủa vừa tan hết. 
Tính nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch Y? 
Bài 84:Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-. 
 Nếu cho dd này tác dụng với dd KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa. 
 Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dd AgNO3 2,5M và sau 
phản ứng thu được 85,1 g kết tủa. 
a. Tính [ion] trong dd đầu? biết Vdd = 2 lít. 
b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 9 - 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
1. Sự điện li là: 
A. Sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hoặc nóng chảy. 
B. Sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. 
C. Sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. 
D. Là quá trình oxi hóa - khử. 
2. Dung dịch của các bazo, axit, muối dẫn được điện là do trong dung dịch chúng có các: 
A. Ion trái dấu. B. Anion. C. Cation. D. Phân tử chất. 
3. Câu nào dưới đây là đúng ? 
A. Axit là chất có khả năng cho proton. 
B. Axit là chất hòa tan được mọi kim loại. 
C. Axit là chất điện li mạnh. D. Axit tác dụng được với mọi bazo. 
4. Câu nào dưới đây không đúng ? 
A. Trong thành phần phân tử của bazo phải có nhóm –OH. 
B. Axit hoặc bazo có thể là phân tử hoặc ion. 
C. Trong thành phần phân tử của bazo có thể không có nhóm –OH. 
D. Trong thành phần phân tử của axit có thể không có hidro. 
5. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh: 
A. HCl, NaOH, CaO, NH4NO3. B. Ba(OH)2, H2SO4, H2O, Al2(SO4)3. 
C. HNO3, KOH, NaNO3, (NH4)2SO4. D. KOH, HNO3, NH3, Cu(NO3)2. 
6. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: 
A. BaO, (NH4)SO4, H2SO4, Al2(SO4)3.B. Ba(NO3)2, Na2CO3, Ba(OH)2, NaNO3 
C. KCl, NaNO3, Ba(OH)2, BaCl2. D. Ba(OH)2, BaCl2, NaNO3, NH4NO3. 
7. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: 
A. HCl , (NH4)SO4, Al2(SO4)3, NaNO3. B. HCl, Al2(SO4)3, NaNO3, Na2CO3. 
C. HCl, BaCl2, NaNO3, Na2SO4. D. BaCl2, NaNO3, NaAlO2, Na2CO3. 
8. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: 
A. H2SO4, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4. B. H2SO4, HCl, NH4Cl, NaNO3. 
C. Ba(OH)2, NaNO3, NaAlO2, BaCl2. D. NaOH, NaAlO2, NaNO3, Na2CO3. 
9. Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là: 
A. H2O, CH3COOH, NH3. B. H2O, CH3COOH, CuSO4. 
C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH. D. CH3COOH, CuSO4, NaCl. 
10. Trong một dung dịch có thể cùng tồn tại các ion sau: 
A. NH4+, Na+, Cl-, SO42-. B. NH4+, Na+, Cl-, OH-. 
C. NO3-, Fe2+, Cl-, H+. D. Ba2+, Na+, Cl-, SO42-. 
11. Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10 M. Môi trường của dung dịch là: 
A. Axit. B. Kiềm. C. Trung tính. D. Không xác định được. 
12. Cho các dung dịch: dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd Na2CO3, dd Ba(OH)2, dd NaNO3, dd 
NH4NO3, dd Cu(NO3)2, dd KHSO4, dd NaCl. Dãy gồm các dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu 
đỏ là: 
A. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd Na2CO3. 
B. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd NaCl. 
C. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd Ba(OH)2. 
D. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd Cu(NO3)2, dd KHSO4. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 10 - 
13. Cho các dung dịch sau: dd Na2CO3, dd Ba(OH)2, dd NaNO3, dd NH4NO3, dd NaAlO2, dd 
HCl, dd C6H5ONa, dd Al2(SO4)3, dd BaCl2. Dãy gồm các dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu 
xanh là: 
A. dd Na2CO3, dd Ba(OH)2, dd C6H5ONa, dd NaAlO2. 
B. dd Na2CO3, dd NH4NO3, dd NaAlO2, dd C6H5ONa. 
C. dd NaNO3, dd NH4NO3, dd HCl, dd Al2(SO4)3. 
D. dd Ba(OH)2, dd Na2CO3, dd NaNO3, dd NaAlO2. 
14. Cho các chất: NaNO3, NaAlO2, HCl, BaCl2, H2SO4, Na2SO3, NaHCO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. 
Dãy gồm các chất mà dung dịch của nó trong nước không làm thay đổi màu quỳ tím là: 
A. NaNO3, BaCl2, Na2SO4, Ba(NO3)2. B. NaNO3, NaAlO2, Na2SO4, Ba(NO3)2. 
C. NaNO3, Na2SO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. D. H2SO4, HCl, Na2SO3, NaNO3. 
15. Dãy các chất và ion chỉ đóng vai trò axit: 
A. HSO4-, NH4+, CH3COOH. B. NH4+, CH3COOH, Al2O3. 
C. HSO4-, NH4+, CO32-. D. Al(OH)3, HCO3-, NH4+. 
16. Dãy các chất và ion chỉ đóng vai trò bazo: 
A. CO32-, CH3COO-, NH3. B. CO32-, CH3COO-, ZnO. 
C. HCO3-, CH3COO-, HSO4-. D. Zn(OH)2, CO32-, AlO2-. 
17. Dãy các ion trung tính: 
A. Na+, Ba2+, Cl-. B. NH4+, Ba2+, Cl-. 
C. Cl-, CO32-, OH-. D. Al3+, Cu2+, Ba2+. 
18. Dãy các chất và ion lưỡng tính: 
A. Al2O3, HCO3-, H2O. B. HSO4-, HCO3-, H2O. 
C. PO43-, CO32-, AlO2-. D. Zn(OH)2, CO32-, AlO2-. 
19. Có 3 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 loại cation và 1 loại anion ( không trùng 
lặp giữa các dd) trong số các loại ion sau: Ba2+, Na+, Mg2+, SO42-, NO3-, CO2-3. Ba dung dịch đó 
là: 
A. dd Ba(NO3)2, dd MgSO4, dd Na2CO3. B. dd Ba(NO3)2, dd MgCO3, dd Na2SO4. 
C. dd BaSO4, dd Mg(NO3)2, dd Na2CO3. D. Cả 3 phương án đều sai. 
20. Cho phản ứng: 2 NO2 + 2 NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O. 
Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì pH của dung dịch thu được có giá 
trị: 
A. 7. C. = 7. D. = 0. 
22. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng: 
A. Dung dịch muối trung hòa luôn có pH = 7. 
B. Dung dịch muối axit luôn có pH < 7. 
C. Nước cất có pH = 7. 
D. Dung dịch các muối trung hòa đều không làm quỳ tím đổi màu. 
23. Muối axit là muối: 
A. Mà dung dịch luôn có pH < 7. B. Phản ứng được với bazo. 
C. Vẫn còn nguyên tử hidro trong phân tử. D. Mà phân tử vẫn có khả năng cho proton. 
24. Sauk hi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0.5M thì độ điện li 
của axit trong dung dịch: 
A. Không đổi. B. Giảm. 
C. Tăng. D. Cả 3 phương án đều sai. 
25. Dãy gồm các chất có tác dụng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: 
A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3. B. Na2SO4, HNO3, Al2O3, Na2CO3. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 11 - 
C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2, NaHCO3. D. CuSO4, Al(OH)3, BaCl2, Na2CO3. 
26. Phương trình H+ + OH- → H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình 
phân tử sau: 
A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O. 
C. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl. D. 3 HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3 H2O. 
27. Phương trình hóa học nào dưới đây viết không đúng: 
A. FeS + ZnCl2 → ZnS + FeCl2. B. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl. 
C. FeS + 2 HCl → FeCl2 + H2S. D. 2 HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2 H2O. 
28. Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau 
phản ứng có môi trường: 
A. Trung tính. B. Bazo. C. Axit. D. Không xác định được. 
29. Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức đúng là: 
A. a + 2 b = c + 2 d. B. a + 2 b = c + d.C. a + b = c + d.D. 2 a + b = 2 c + d 
30. pH của dung dịch CH3COOH 0,1M phải: 
A. Nhỏ hơn 1. B. Bằng 1. 
C. Lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 7. D. Bằng 7. 
31. Phát biểu nào sau đây sai: 
A. Dung dịch chất điện li dẫn điện được vì trong dung dịch điện li có chứa các phần tử mang 
điện. 
B. Khi pha loãng hoặc cô cạn dung dịch, nồng độ mol của chất tan tỉ lệ thuận với thể tích dung 
dịch. 
C. Độ tan của chất khí tăng khi áp suất tăng. 
D. Dung dịch NaOH 10-9 M có pH không phải là 9. 
32. Chất chỉ thị được dùng để: 
A. Làm thay đổi màu của dung dịch theo pH. 
B. Làm thay đổi tính oxi hóa khử của một chất. 
C. Làm thay đổi tính axit, bazo của dung dịch. 
D. Làm thay đổi độ dẫn điện của dung dịch. 
33. Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu 
được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 
0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là: 
A. 0,134. B. 0,214. C. 0,414. D. 0,424. 
34. Ion OH- có thể phản ứng được với các ion: 
A. H+, NH4+, HCO3-, CO32-. B. Fe2+, Zn2+, HS-, SO42-. 
C. Ca2+, Mg2+, Al3+, Cu2+. D. Fe2+, Mg 2+, Cu2+, HSO4-. 
35. Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg 2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại được nhiều 
cation ra khỏi dung dịch, có thể cho tác dụng với dung dịch của chất: 
A. K2CO3. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na2CO3. 
36. Khi cô cạn 400 gam dung dịch muối có nồng độ 20% thì khối lượng giảm: 
A. 120 gam. B. 320 gam. C. 380 gam. D. Kết quả khác. 
37. Trong phản ứng: NaH + H2O → NaOH + H2. 
H2O đóng vai trò chất: 
A. Axit. B. Bazo. C. Oxi hóa. D. Khử. 
38. Trong phản ứng: HSO4- + H2O → SO42- + H3O+. 
H2O đóng vai trò chất: 
A. Axit. B. Bazo. C. Oxi hóa. D. Khử. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 12 - 
39. Cần thêm bao nhiêu lít nước vào V lít dung dịch HCl có pH = 3 để thu được dung dịch có pH 
= 4: 
A. 3V. B. 9V. C. 10V. D. Kết quả khác. 
40. Dãy gồm các chất ko dẫn điện được là: 
A. KCl ( rắn); KOH ( dd); HCl ( trong benzen); rượu etylic. 
B. NaOH ( rắn); HCl ( nước); rượu etylic; MgCl2 ( nóng chảy). 
C. NaCl ( rắn); HCl ( trong benzen); rượu etylic; glucozo. 
D. NaOH ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); HCl ( trong benzen); glucozo. 
41. Dãy gồm các chất dẫn điện được là: 
A. KOH ( dd); MgCl2 ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); NaCl ( dd); CuSO4 ( nóng chảy). 
B. NaCl ( rắn); MgCl2 ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); NaCl ( dd); glucozo. 
C. NaOH ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); HCl ( trong benzen); glucozo. 
D. NaHSO4 ( rắn); NaOH ( dd); H2SO4 ( dd); xaccarozo; MgCl2 ( nóng chảy). 
42. Có một dung dịch điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của chất tan trong dung dịch ( nhiệt độ 
không thay đổi) thì: 
A. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. 
B. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. 
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi. 
D. Độ điện li không thay đổi và hằng số điện li thay đổi. 
43. Một dung dịch có [H+] = 2,3.10-3 M. Môi trường của dung dịch là: 
A. Bazo. B. Axit. C. Trung tính. D. Không xác định. 
44. Một dung dịch có [OH-] = 2,3.10-3 M. Môi trường của dung dịch là: 
A. Bazo. B. Axit. C. Trung tính. D. Không xác định. 
45. Một dung dịch có [OH-] = 2,3.10-13 M. Môi trường của dung dịch là: 
A. Bazo. B. Axit. C. Trung tính. D. Không xác định. 
46. Một dung dịch có [OH-] = 2,3.10-3 M. Đánh giá nào dưới đây là đúng: 
A. pH = 2. B. pH = 3. C. pH > 11. D. pH < 3. 
Cần pha loãng dung dịch KOH 0,001M bao nhiêu lần bằng nước để được dung dịch có pH = 9. 
A. 90 lần. B. 80 lần. C. 100 lần. D. 110 lần. 
47. Điều nhận xét nào sau đây là đúng: 
A. Axit nitric là chất điện li mạnh. B. Đường saccarozo là chất điện li. 
C. BaCl2 là chất điện li yếu. D. Axit sunfuhidric là chất điện li mạnh. 
48. Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh: 
A. NaCl. B. Na2CO3. C. NH4Cl. D. K2SO4. 
49. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước: 
A. Na2O. B. MgCl2. C. Ba(OH)2. D. C2H5OH. 
50. Dung dịch NaOH 0,1M có pH là bao nhiêu: 
A. 13. B. 12. C. 2. D. 1. 
51. Có 4 lọ đựng 4 dung dịch AlCl3; NaNO3; K2CO3; NH4NO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử thì 
có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 4 lọ trên: 
A. dd H2SO4. B. dd Ba(OH)2. C. dd K2SO4. D. dd AgNO3. 
52. Có 5 dung dịch ( đều có nồng độ 0,1 mol). Mỗi dung dịch có chứa một trong các chất tan: 
NaCl; ancol etylic; CH3COOH; K2SO4; HCOOH. ( Biết Ka của CH3COOH, HCOOH tương ứng 
bằng 10-4,76; 10-3,75). Độ dẫn điện của các dung dịch giảm theo trật tự: 
A. NaCl > K2SO4 > CH3COOH > HCOOH > ancol etylic. 
B. K2SO4 > NaCl > ancol etylic > HCOOH > CH3COOH. 
 LỚP HÓA VIP – Thầy Đại - 13 - 
C. K2SO4 > NaCl > HCOOH > CH3COOH > ancol etylic. 
D. ancol etylic > HCOOH > NaCl > CH3COOH > K2SO4. 
53. Một dung dịch có [OH-] = 0,1.10-6M. Môi trường của dung dịch là: 
A. Trung tính. B. Kiềm. C. Axit. D. Không xác định. 
54. Chọn câu đúng trong các câu sau: 
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. B. dd có pH < 7 làm quỳ tím hóa xanh. 
C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. D. dd có pH > 7 làm quỳ tím hóa đỏ. 
55. Theo định nghĩa axit, bazo của Bronstet, hãy xét các chất và ion sau: Na+, Cl-, HCO3-, CO32-, 
H2O, HSO4-, ZnO, NH4+, Al2O3, CH3COO-. Các chất và ion lưỡng tính là: 
A. Cl-, Na+, NH4+, H2O. B. ZnO, Al2O3, H2O, HCO3-. 
C. Cl-, Na+, H2O. D. NH4+, Cl-, H2O. 
56. Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,06 mol SO42-, thì trong dung dịch đó có chứa: 
A. 0,12 mol Al2(SO4)3. B. 0,06 mol Al3+. 
C. 0,06 mol Al2(SO4)3. D. 0,04 mol Al3+. 
57. Trong các muối sau, dung dịch nào trong nước có môi trường trung tính: 
A. FeCl3. B. Na2CO3. C. CuCl2. D. KCl. 
58. Các chất nào vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH: 
A. Pb(OH)2, ZnO. Fe2O3. B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3. 
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3. D. Na2HPO4, ZnO, Zn(OH)2. 
59. Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dd NaCl 0,2M và 300 ml dd Na2SO4 0,2M nếu bỏ 
qua hiệu ứng thể tích trộn lẫn thì dung dịch mới có nồng độ [Na+] là bao nhiêu: 
A. 0,32M. B. 1M. C. 0,2M. D. 0,1M. 
60. Thể tích dung dịch HCl 0,5M chứa số mol H+ bằng số mol H+ co strong 0,3 lít H2SO4 0,2M 
là: 
A. 600 ml. B. 1200 ml. C. 120 ml. D. 240 ml. 
61. Trộn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfPhan_loai_bt_dien_li.pdf