Ôn thi Quốc gia 2015 -2016 môn Sinh học - Lê Thủy – THPT Tĩnh Gia 2

doc 17 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1255Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Quốc gia 2015 -2016 môn Sinh học - Lê Thủy – THPT Tĩnh Gia 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi Quốc gia 2015 -2016 môn Sinh học - Lê Thủy – THPT Tĩnh Gia 2
THI THỬ QUỐC GIA
ĐỀ 42
Họ tên:.......................................................................................Lớp:...........................,
Câu 1: Ở loài lưỡng bội, để cho các alen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn
B. Số lượng cá thể đem lai phải lớn
C. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
D. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường
Câu 2: Trong việc điều trị bệnh ở người bằng liệu pháp gen là thay thế gen bị đột biến trong cơ thể người bằng gen lành. Trong kỹ thuật này người ta sử dụng thể truyền là:
A. Virut ôn hà sau khi đã làm giảm hoặc mất hoạt tính
B. Virut sống trong cơ thể người sau khi đã loại bỏ gen gây bệnh
C. Plasmit của vi khuận E.coli sống trong hệ tiêu hóa của người
D. Virut hoặc plasmit của vi khuẩn sống trong cơ thể người
Câu 3: Trong quá trình điều hòa hoạt động của Operon. Khi môi trường không có Lactozơ thì protein ức chế bám vào vùng nào của Operon Lac?
A. Vùng khởi động (P)	B. Vùng vận hành (O)
C. Vùng gen cấu trúc Z, Y, A	D. Vùng gen điều hòa
Câu 4: Cho các phát biểu sau: 
1. Sinh vật sản xuất chỉ gồm những loài có khả năng quang hợp tạo nên nguồn thức ăn nuôi mình và các loài sinh vật dị dưỡng. 
2. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái. 
3. Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật. 
4. Hệ sinh thái là 1 hệ động lực đóng và tự điều chỉnh. 
5. Trong hệ sinh thái, quy luật bảo toàn năng lượng không đúng do năng lượng chỉ đi theo 1 chiều trong chuỗi hay lưới thức ăn và sự mất mát năng lượng là rất lớn ở mỗi bậc dinh dưỡng. 
Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Thành phần nào dưới đây có thể vắng trong một hệ sinh thái?
A. Các nhân tố vô sinh	B. Các nhân tố khí hậu
C. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt	D. Cây xanh vá các nhóm vi sinh vật phân hủy
Câu 6: Yếu tố quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là 
A. Tỉ lệ sinh – tử	B. Di cư, nhập cư	
C. Mối quan hệ cạnh tranh	D. Khống chế sinh học
Câu 7: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. Số lượng cá thể duy trì ổn định qua các thế hệ trong quần thể đó
B. Tần số alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ 
C. Tần số alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ 
D. Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ 
Câu 8: Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là
A. Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo erectus
B. Homo neanderthalensis → Homo habilis → Homo erectus
C. Homo erectus → Homo habilis → Homo neanderthalensis 
D. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis
Câu 9: Một nhóm cá thể của một loài chim di cư từ đất liền ra đảo. Giả sử tất cả các cá thể đều đến đích an toàn và hình thành nên một quần thể mới. Nhân tố tiên hóa nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này?
A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và đột biến
B. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên 
C. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen
D. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên	
Câu 10: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là mối quan hệ
A. dinh dưỡng	B. Cạnh tranh, nơi ở	C. Hợp tác, nơi ở	D. Cộng sinh
Câu 11: Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất diễn ra theo trình tự
(1). Hình thành các phân tử prôtêin, axit nuclêic, lipit.
(2). Có khả năng phân đôi, trao đổi chất với môi trường, duy trì cấu trúc tương đối ổn định.
(3). Xuất hiện cơ thể đơn bào.
(4). Hình thành một số lipôxôm, côaxecva.
(5). Tổng hợp các phân tử hữu cơ như axit amin, nuclêôtit.
A. (5), (1), (4), (2), (3)	A. (5), (1), (2), (4), (3).	
C. (5), (1), (2), (3), (4).	D. (1), (4), (5), (3), (2).
Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. Làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội
B. Tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể
C. Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chóng lại alen trội
Câu 13: Trong biển và đại dương, do khai thác, nhóm loài nào dễ lâm vào cảnh diệt vong nhất?
A. Có kích thước cơ thể trung bình	B. Có kích thước cơ thể lớn nhất
C. Có kích thước cơ thể lớn	D. Có kích thước cơ thể nhỏ
Câu 14: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ	B. Sức sinh sản	C. Độ đa dạng	D. Tỉ lệ đực, cái
Câu 15: Giống lúa vàng mang lại “niềm hi vọng” trong việc bảo vệ khoảng 1 đến 2 triệu bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em) bị các rối loạn do thiếu vitamin A. Vì trong gạo của giống lúa này chứa - carôten, sau quá trình tiêu hóa ở người, - carôten được chuyển hóa thành vitamin A. Giống lúa này là thành quả của việc tạo giống bằng:
A. Công nghệ tế bào	B. Công nghệ chuyển gen
C. Tạo giống từ nguồn biến dị tổ hợp	 D. Phương pháp gây đột biến
Câu 16: Giả sử trình tự một đoạn ADN thuộc gen mã hóa enzym amylaza được dùng để ước lượng mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn ADN này của 4 loài khác nhau.
Hai loài gần nhau nhất là ..(I).. và xa nhau nhất là..(II)...
A. (I) A và D; (II) B và C	B. (I) B và D; (II) B và C
C. (I) A và B; (II) C và D.	D. (I) A và C; (II) B và D
Câu 17: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại: 
1.cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau. 
2.đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. 
3.sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước lớn. 
4.cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể trong quá trình hình thành loài mới. 
5.Nguồn nguyên liệu bổ sung cho tiến hoá là di nhập gen 
6. Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định đặc điểm thích nghi 
Số đáp án đúng:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò
A. Điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã
B. Điều hòa tỉ lệ đực, cái ở các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã
C. Điều hòa mật độ các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã
D. Điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã
Câu 19: Các quy luật di truyền phản ánh điều gì?
A. Tỉ lệ các loại kiểu hình ở thế hệ lai
B. Tỉ lệ các loại kiểu gen, tỉ lệ các loại kiểu hình ở thế hệ lai
C. Con sinh ra có kiểu hình giống bố mẹ
D. Xu thế tất yếu trong sự iểu hiện các tính trạng của bố mẹ ở các thế hệ con cháu
Câu 20: Người ta không dùng phương pháp nào để tạo ra sinh vật biến đổi gen?
A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
C. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính
D. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen
Câu 21: Trùng roi Trichchomonas sống trong ruột mối có khảnăng phân giải xenlulozơ thành đường để nuôi sống cả hai. Ngược lại mối cung cấp xenlulozơ cho trùng roi phân giải. Quan hệ giữa trùng roi và mối là mối quan hệ:
A. Cộng sinh	B. Hội sinh	C. Cạnh tranh	D. Hợp tác
Câu 22: Chọn phát biểu không đúng? 
A. Đột biến mất đoạn được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST
B. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T – A ở bộ ba thứ 6 của gen β-hemôglôbin đã làm thay thế axit amin Glutamin bằng Valin trên phân tử prôtêin 
C. Đột biến đảo gây nên sự sắp xếp lại của các gen, góp phần tạo sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài
D. Dùng dòng côn trùng mang đột biến mất đoạn nhỏ làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng liệu pháp gen
Câu 23: Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền có thể là:
(1). Plasmit 	(2). Vi khuẩn	(3). Súng bắn gen
(4). Virut	(5). Vi tiêm	(6). NST nhân tạo
A. (1), (4), (6)	B. (1), (3), (4), (5)	C. (3), (5)	D. (1), (2), (4)	 
Câu 24: Có bao nhiêu phát biểu đúng về những quan sát của Đacuyn: 
1.Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn rất nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. 
2. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường. 
3. Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm ( Đacuyn gọi là các biến dị cá thể). Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau. 
4. Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn 
5.Chọn lọc tự nhiên giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của các loài sinh vật
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, mấy phát biểu nào sau đây là đúng? 
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. 
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. 
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. 
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. 
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản. 
(7) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường xảy ra ở vùng lạnh
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 26: Một quần thể ngẫu phối P ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen; A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Chọn ngẫy nhiên cây hoa đỏ từ quần thể P đem tự thụ phấn thì thấy rằng cứ 2000 cây con thì có 125 cây là biến dị tổ hợp. Tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể P là
A. 12/49	B. 2/5	C. 5/7	D. 8/11
Câu 27: Nhóm sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa NH hoặc NO thành axit amin?
A. Sinh vật sản xuất	B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1	D. Sinh vật phân giải
Câu 28: Ở cà chua alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho hai cây quả đỏ dị hợp (P) lai với nhau thu được F1. Trong quá trình hình thành hạt phấn có 10% tế bào nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Các giao tử hình thành có khả năng thụ tinh như nhau. Theo lí thuyết, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng? 
(1) Ở F1 thu được tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 9 : 18 : 9 : 1 : 1. 
(2) Trong số các cây quả đỏ F1, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0,7241. 
(3) Ở F1 có 5 kiểu gen đột biến. 
(4) Cho các cây lưỡng bội F1 giao phấn đời con thu được cây quả vàng chiếm tỉ lệ 25%. 
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 29: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây: 
(1) Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt. 
(2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài. 
(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ. 
(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy chủ yếu quá trình tiến hóa. 
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến
B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài
C. Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến
D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lai cho đời sau
Câu 31: Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch khuôn của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nu loại A, trên mỗi mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần. Số lượng nu môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là: 
A. 3600 nu và 5985 lượt tARN. B. 7200 nu và 5985 lượt tARN. 
C. 3600 nu và 1995 lượt tARN. D. 1800 nu và 2985 lượt tARN.
Câu 32: Cây P có KG , trội lặn hoàn toàn và có hoán vị gen xảy ra ở 2 giới. Cho cây P tự thụ phấn, số KG dị hợp có thể thu được ở đời con là
A. 268	B. 160	C. 936	D. 94
Câu 33: Ruồi giấm XNXN , XNY : Chết ; XnXn , XnY : Cánh bình thường (hoang dại) XNXn : Cánh có mấu (đột biến)
 P: ♂ hoang dại x ♀ đột biến → Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình giữa những ruồi sống sót ở F1 là 
A. Kiểu gen : ¼ XNXn : ¼ XnXn : ¼ XnY Kiểu hình : ¼ cái đột biến : ¼ cái hoang dại : ¼ đực hoang dại : ¼ chết 
B. Kiểu gen : 1/3 XNXn: 1/3 XnXn : 1/3 XnY Kiểu hình : 1/3 cái đột biến : 1/3 cái hoang dại : 1/3 đực hoang dại 
C. Kiểu gen : 1/3 XNXn : 1/3 XnXn : 1/3 XnY Kiểu hình : ¼ cái đột biến : ¼ cái hoang dại : ¼ đực hoang dại : ¼ chết 
D. Kiểu gen : ¼ XNXn : ¼ XnXn : ¼ XNY : ¼ XnY Kiểu hình : ¼ cái đột biến: ¼ cái hoang dại : ¼ đực hoang dại : ¼ chết 
Câu 34: Trong một hồ nuôi cá nước ngọt hàng năm nhận được nguồn năng lượng là 24 tỷ Kcal. Tảo cung cấp nguồn thức ăn sơ cấp cho cá mè trắng và giáp xác. Cá mương, cá dầu sử dụng giáp xác làm thức ăn, đồng thời hai loài cá trên làm mồi cho cá măng và cá lóc. Hai loài cá dữ này tích lũy được 40% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó và cho sản phẩm quy ra năng lượng là 2304000 Kcal. Cá mương và cá dầu khai thác 50% năng lượng của giáp xác, còn tảo chỉ cung cấp cho giáp xá 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình. Vậy hiệu suất đồng hóa năng lượng của tảo (%) là 
A. 0,1%	B. 0,08%	C. 0,06%	D. 0,12%
Câu 35: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? (1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ. (4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 36: Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?
A. 5	B. 10	C. 8	D. 4
Câu 37: Một cơ thể có KG AaBbDdEe. Nếu trong quá trình giảm phân, có 12% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Ee ở giảm phân 1, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến mang gen ABDe với tỉ lệ
A. 6,25%	B. 5,5%	C. 10,5%	D. 0,75%
Câu 38: Cho một vây lưỡng bội (cây X) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả sau: - Với cây thứ nhất, đời con F1-1 gồm 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn. - Với cây thứ hai, đời con F1-2 gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầudục; 150 cây thân thấp, quả tròn. Cho biết: Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a), tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b), các cặp gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? 
(1)Cây X có kiểu gen AB/ab 
(2)Cây thứ nhất có kiểu gen aB/ab 
(3)Cây thứ hai có kiểu gen Ab/ab 
(4)Khoảng cách giữa gen quy định chiều cao thân và gen quy định hình dạng quả là 25Cm 
(5)Các cây có kiểu gen dị hợp hai cặp gen thu được ở thế hệ F1-1 chiếm tỉ lệ 25% 
(6)Các cây có kiểu gen Ab/Ab thu được ở thế hệ F1-1 chiếm tỉ lệ 6,25% 
(7)Các cây có kiểu gen AB/ab thu được ở thế hệ F1-2 chiếm tỉ lệ 18,75% 
(8)Các cây có kiểu gen dị hợp hai cặp gen thu được ở thế hệ F1-2 chiếm tỉ lệ 18,75%. 
A.2. B.1. C.5. D.6.
Câu 40: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên? 
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. 
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. 
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng. 
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
 A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 41: Cho cây lưỡng bội cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 7 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 3072 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm đã tạo ra tối đa 2048 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử nói trên là: 
A. 3n = 36	B. 2n = 16	C. 2n = 24	D. 3n = 24
Câu 42: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 100% mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở F2 thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên, 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ, 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen đều nằm trên NST giới tính X và một số ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi. Tính theo lí thuyết, số lượng ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi là:
A. 15	B. 20	C. 10	D. 38
Câu 43: Một cơ thể thực vật dị hợp tử 3 cặp gen Aa, Bb, Dd khi giảm phân đã tạo ra 8 loại giao tử với số lượng như nhau: ABD = 20, aBD = 180, ABd = 20, aBd = 180,AbD= 180, abD = 20, Abd = 180, abd = 20. Biết rằng các gen đều nằm trên thường. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể thực vật trên là:
 A. Aa, f = 25%	B. Dd, f = 10%	C. Bb, f = 20%	D. Bb, f = 25%
Câu 44: Ở một loài thực vật, đem cây hoa tím thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa tím. Đem cây F1 lai phân tích thu được đời con có 4 loại KH là hoa tím, hoa trắng, hoa đỏ và hoa vàng với tỉ lệ ngang nhau. Đem các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Đem loại bỏ các cây hoa vàng và hoa trắng F2, sau đó cho các cây còn lại giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F3. Cho các kết luận sau:
(1). Tỉ lệ hoa trắng ở F3 là 1/81
(2). có 3 loại kiểu gen quy định hoa vàng ở loài thực vật trên
(3). Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen không alen kiểu bổ sung
(4). Tỉ lệ hoa tím thuần chủng trong tổng số hoa tím ở F3 là 1/6
(5). Có 9 loại KG ở F3
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 45: Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt quy định bởi một gen có hai alen (A,a); tính trạng chiều dài đốt thân được quy định bởi một gen có hai alen(B,b). Khi lai giữa hai cá thể (P) chưa biết kiểu gen; F1 thu được kết quả: 560 con mắt đỏ, đốt thân ngắn; 187 con mắt nâu, đốt thân ngắn; 193 con mắt đỏ, đốt thân dài; 60 con mắt nâu, đốt thân dài. Cho biết quá trình giảm phân của cá thể đực và cá thể cái diễn ra giống nhau. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? 
(1). AB/ab x AB/ab; hoán vị xảy ra hai bên với tần số f% = 12%. 
(2). Ab/aB x Ab/aB; hoán vị xảy ra hai bên với tần số f% = 30% 
(3). AB/aB x Ab/ab; hoán vị xảy ra hai bên với tần số f% = 0%. 
(4). AB/ab x Ab/aB; hoán vị xảy ra hai bên với tần số f% = 20%.
 (5). Ở F1 thu được tối đa 10 kiểu gen khác nhau. 
(6). Ở F1, có 5 kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình mắt đỏ, đốt thân ngắn.
 (7). Trong tổng số cá thể có kiểu hình mắt đỏ, đốt thân ngắn; các cá thể có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 3/28 A.2. B.4. C.5. D.3.
Câu 46: Cho biết: A-B- và A-bb quy định hoa trắng, aaB- quy định hoa vàng, aabb quy định hoa tím. Alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Trong một phép lai P người ta thu được F1 có tỉ lệ KH: 4 hoa trắng, dài: 8 hoa trắng, tròn: 3 hoa vàng, quả tròn: 1 hoa tím, quả tròn. Kiểu gen của P có thể là
A. Aa x Aa	B. Bb x Bb
C. Aa x Aahoặc Aa x Aa	D. Bb x Bb hoặc Bb x Bb
Câu 47: Cho cơ thể có kiểu gen , cặp có hoán vị gen xảy ra, còn cặp liên kết hoàn toàn. Cho các phát biểu sau:
(1). Nếu 2 cặp gen phân li bình thường trong quá trình giảm phân thì số loại giao tử tạo ra từ cơ thể trên là 8.
(2) Nếu ở một số tế bào cặp không phân li trong giảm phân 2, cặp giảm phân bình thường thì số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là 22
(3). Cặp không phân li trong giảm phân 1, khi kết thúc giảm phân 2 cặp này sẽ tạo ra giao tử: , , 0
(4). Nếu ở một số tế bào cặp không phân li trong giảm phân 1 thì cơ thể có kiểu gen tạo ra tối đa 9 loại giao tử.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 48: Ở một loài thực vật, xét 2 gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, mỗi gen có 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng. Xét phép lai P giữa 2 cây dị hợp và 2 cặp gen, gọi x là tỉ lệ số cây có kiểu hình lặn về 2 cặp gen ở F1. Biết quá trình phát sinh giao tử ở 2 cây là như nhau và xảy ra hoán vị gen ở cả 2 cây. Cho các kết luận sau:
(1). Tỉ lệ cây mang 2 tính trạng trội ở F1 là + x
(2). Tỉ lệ cây mang 1 tính trạng trội ở F1 là - 2x
(3). x không lớn hơn 6,25%
(4). Tỉ lệ cây mang ít nhất một tính trạng trội ở F1 là 1 – x
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 49: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với đực lông trắng thu được F1 có 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được 9 lông đen: 6 lông vàng: 1 lông trắng. Trong đó, lông trắng chỉ có con đực. Các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông vàng thu được ở F3 là bao nhiêu?
A. 1/8	B. 3/7	C. 21/45	D. 15/72
Câu 50: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật có vú, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho biết không phát sinh thêm đột biến mới.
Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu sau:
(1). Có 6 kiểu gen đồng hợp về cả hai gen trên
(2). Số kiểu gen tối đa ở giới cái nhiều hơn số kiểu gen ở giới đực là 6
(3). Gen thứ hai có 3 kiểu gen dị hợp
(4). Hai gen này cùng nằm trên một cặp NST thường
(5). Gen thứ hai nằm trên NST X ở đoạn tương đồng với Y
(6). Có tối đa 216 kiểu giao phối khác nhau có thể xảy ra trong quần thể
A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 24: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1aa. Tần số tương đối của A và a lần lượt là:
A. 0,4 và 0,6	B. 0,5 và 0,5	C. 0,6 và 0,4	D. 0,3 và 0,7
Hướng dẫn
p(A) = 0,3 + = 0,6 (chọn C)
Câu 25: Ở cà chua, A. Đỏ >> a vàng. Cho cây 4n quả đỏ có KG AAAa giao phấn với cây 4n quả vàng thu được F1. Cho các cây quả đỏ F1 giao phấn với nhau thu được F2. Ở F2 cây quả đỏ chiếm tỉ lệ: (Biết các cây chỉ tạo giao tử 2n và các giao tử có sức sống ngang nhau)
A. 15/16	B. 8/9	C. 35/56	D. 3/4
Hướng dẫn
(P): AAAa 	x 	aaaa → F1: 1Aaaa: 1Aaaa
F2 (đỏ) x F2 (đỏ ): (1AAaa; x 1Aaaa) x (1Aaaa: Aaaa)
	G: aa = 1/2. 1/6 + 1/2. 1/2 = 1/3	 	aa = 1/3
F3: Quả vàng: 1/9 => Quả đỏ 1- 1/9 = 8/9. (Chọn B	)	
Câu 26: Một quần thể ngẫu phối P ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen; A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Chọn ngẫy nhiên cây hoa đỏ từ quần thể P đem tự thụ phấn thì thấy rằng cứ 2000 cây con thì có 125 cây là biến dị tổ hợp. Tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể P là
A. 12/49	B. 2/5	C. 5/7	D. 8/11
Hướng dẫn
Gọi P khi cân bắng là: p2AA : 2pqAa : q2aa
Cây hoa đỏ tự thụ xuất hiện biến dị tổ hợp (aa) có KG Aa với xs: 2pq/ (p2 + 2pq) (1) 
Aa x Aa => 1/4 aa (2) 
(1) và (2) => 2pq/ (p2 + 2pq). = => p = 6q
Mặc khác p + q = 1 → p= 6/7, q = 1/7
→ Tỉ lệ Aa trong QT P: 2pq = 12/49. (Chọn A)
Câu 27: Nhóm sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa NH hoặc NO thành axit amin?
A. Sinh vật sản xuất	B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1	D. Sinh vật phân giải
Câu 28: Cho P thuần chủng về các cặp gen tương phản giao phấn với nhau thu được F1, sau đó cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 trong đó có 60 cây mang kiểu gen aabbdd. Tính theo lý thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là 
A. 480 cây	B. 240 cây	C. 120 cây 	D. 300 cây
Hướng dẫn
F1: AaBbDd 	x 	AaBbDd →	1/64 aabbcc tương ứng 60 cây
	1/8 AaBbDd tương ứng: 60 x 8 = 480 cây. (Chọn A)
Câu 29: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?
A. 	AaBbDd	B. AaBBDd	C. AABbDd	D. aaBBaa
Câu 30: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến
B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài
C. Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến
D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lai cho đời sau
Câu 31: Cho các nhóm thực vật sau:
(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn
(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh
(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ
(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ
(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới
Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?
A. (5)	B. (1), (3) và (5)	C. (2), (4) và (5)	D. (1) và (3)
Câu 32: Cây P có KG , trội lặn hoàn toàn và có hoán vị gen xảy ra ở 2 giới. Cho cây P tự thụ phấn, số KG dị hợp có thể thu được ở đời con là
A. 268	B. 160	C. 936	D. 94
Hướng dẫn
Phép lai: P: x → F : cho 10 KG, trong đó có 4 KG đồng hợp(, , , )
Phép lai: P: x → F : cho 10 KG, trong đó có 4 KG đồng hợp(, , , )
Phép lai: P: x → F : cho 3 KG, trong đó có 2 KG đồng hợp(, )
Số KG dị hợp = Tổng số KG – Số KG đồng hợp = (10.10.3) – (4. 4. 2) = 268. (Chọn A)
Câu 33: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác đọng cộng gộp quy định. Sự có mặt của alen trội làm cây cao lên 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220 cm. Về lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con có số cây cao 190 cm chiếm tỉ lệ
A. 15/52	B. 27/52	C. 35/128	D. 17/115
Hướng dẫn
Công thức tính nhanh: Trong phép lai bố mẹ không dị hợp n cặp gen ta có:
Tỉ lệ KH mang m alen trội bằng = C/ 2n ( k: tổng số cặp gen đồng hợp trội trong phép lai, n: tổng số cặp gen dị hợp trong phép lai) 
KG cây cao 190 cm có 4 alen trội → Tỉ lệ: C4 -18-1/ 27 =35/128. (Chọn C)
Câu 34: Trong một hồ nuôi cá nước ngọt hàng năm nhận được nguồn năng lượng là 24 tỷ Kcal. Tảo cung cấp nguồn thức ăn sơ cấp cho cá mè trắng và giáp xác. Cá mương, cá dầu sử dụng giáp xác làm thức ăn, đồng thời hai loài cá trên làm mồi cho cá măng và cá lóc. Hai loài cá dữ này tích lũy được 40% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó và cho sản phẩm quy ra năng lượng là 2304000 Kcal. Cá mương và cá dầu khai thác 50% năng lượng của giáp xác, còn tảo chỉ cung cấp cho giáp xá 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình. Vậy hiệu suất đồng hóa năng lượng của tảo (%) là 
A. 0,1%	B. 0,08%	C. 0,06%	D. 0,12%
Hướng dẫn
Tổng năng lượng của cá măng và cá lóc: 2.304.000 Kcal
→ Tổng năng lượng của cá mương và cá dầu: m. 0,4 = 2. 304. 000 => m = 5.760.000 Kcal
→ Năng lượng tích lũy của Giáp xác: n. 0,5 = 5. 760.000 => n = 11.520.000 Kcal
→ Năng lượng tích lũy của Tảo: k. 0,4 = 11. 520.000 => k = 28.800.000 Kcal
→ Hiệu suất đồng hóa của tảo = 288 105/ 24. 109 . 100% = 0,12%. (Chọn D)
Câu 35: Cho quần thể có cấu trúc di truyền như sau: (P) 0,4AABb : 0,4AaBb : 0,2aabb. Người ta tiến hành cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn ở F3 là 
A. 49/640	B. 177/640	C. 324/640	D. 161/ 640
Hướng dẫn
Sử dụng công thức sau: Nếu P có cấu trúc 1Aa → Fn: aa = [1 – ()n]. 
Để tự thụ phấn cho đời con có KG aabb => P có 2 KG thõa mãn: AaBb và aabb
- TH 1: 0,4 AaBb tự thụ phấn: 0,4(Aa x Aa)(Bb x Bb) 
→ F3: aabb = 0,4.[1 – ()3]. .[1 – ()3]. = (1)
- TH 2: 0,2 aabb tự thụ phấn: 0,2(aabb x aabb) → F3: aabb = 0,2 (2)	
→ Đáp số: (1) + (2) = 177/640 (Chọn B)
Câu 36: Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?
A. 5	B. 10	C. 8	D. 4
Hướng dẫn
Ta có: (2n + 1)(25 – 1) = 279 → 2n = 8 → n = 4
Số loài thể một có ở loài náy là C= C= 4 (Chọn D)
Câu 37: Một cơ thể có KG AaBbDdEe. Nếu trong quá trình giảm phân, có 12% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Ee ở giảm phân 1, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến mang gen ABDe với tỉ lệ
A. 6,25%	B. 5,5%	C. 10,5%	D. 0,75%
Hướng dẫn
Giao tử ABDe chỉ được tạo ra bởi các tế bào giảm phân bình thường (chiếm tỉ lệ 88% )
Tỉ lệ giao tử ABDe = 0,88. = 5,5%. (Chọn B)
Câu 38: Một quần thể có 1500 cá thể, tỉ lệ sinh sản là 15%, tỉ lệ tử vong là 10%, tỉ lệ xuất cư là 0,6%, tỉ lệ nhập cư là 0,8%. Sau một năm, số lượng cá thể của quần thể là
A. 1575	B. 1587	C. 1578	D. 1557
Hướng dẫn
ADCT: Nt = No x (1 + n)t , trong đó: n = tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử + nhập cư – xuất cư
Theo bài ra, ta có: 1500. (1 + 0,052) = 1578. (Chọn C)
Câu 40: Quá trình giảm phân của một gế bào sinh tinh có KG XDXd không xảy ra đột biến gen nhưng xảy ra hoán vị giữa alen A và alen a. Theo lý thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. AB XD, Ab XD, aB Xd, ab Xd hoặc AB Xd, Ab XD, aB Xd, ab XD
B. AB XD, Ab Xd, aB XD, ab Xd hoặc AB Xd, Ab Xd, aB XD, ab XD
C. AB XD, Ab Xd, aB XD, a

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_dai_hoc.doc