Ôn thi lý thuyết Sinh học 12

docx 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1156Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi lý thuyết Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi lý thuyết Sinh học 12
ÔN TẬP 1
Câu 1: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến và di - nhập gen đều có vai trò
A. làm phong phú vốn gen của quần thể. 
B. cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. 
C. định hướng quá trình tiến hóa. 
D. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. 
Câu 2: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’. 
B. Enzim ARN pôlimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. 
C. Chỉ một trong hai mạch của ADN làm mạch gốc để tổng hợp nên mạch mới. 
D. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 
Câu 3: Công nghệ gen đã đạt được thành tựu nào sau đây? 
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β - carôten ở trong hạt. 
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. 
C. Tạo ra giống lúa IR22 có năng suất cao . 
D. Tạo ra cừu Đôly. 
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở 
A. đại Tân sinh.	B. đại Cổ sinh.	C. đại Thái cổ.	D. đại Trung sinh. 
Câu 5: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá đã tạo ra sự phân hoá về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? 
A. Cách li nơi ở.	B. Cách li sinh sản. 	C. Cách li sinh thái.	D. Cách li địa lí.
Câu 6: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh? 
A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh. 
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. 
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. 
D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau. 
Câu 7: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp tử có trong kiểu gen của con lai. 
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. 
C. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau. 
D. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp sinh sản sinh dưỡng. 
Câu 8: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã? 
A. 5’AUG3’.	B. 5’UAA3’.	C. 5’UAG3’.	D. 5’UGA3’. 
Câu 9: Loại đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi số lượng gen ở hai nhóm gen liên kết? 
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.	B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. 
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.	D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. 
Câu 10: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S. 
B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. 
C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. 
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. 
Câu 11: Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể (NST) của tế bào tinh hoàn châu chấu đực.
(1) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.
(2) Tay trái cần phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.
(3) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.
(4) Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ ra khỏi phiến kính.
(5) Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.
 (6) Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15 – 20 phút.
 (7) Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn.
 (8) Đếm số lượng và qua sát hình thái của NST.
(1) (2) (4) (3) (5) (6) (7) (8).
B. (1) (2) (3) (4) (6) (5) (7) (8).
C. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8).
D. (1) (2) (4) (5) (3) (6) (7) (8).
Câu 12: Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:
(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.
(3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
(4) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần.
Thứ tự đúng là
A. (1) → (2) → (3) → (4).	B. (2) → (3) → (1) → (4). 	
C. (2) → (3) → (4) → (1).	D. (1) → (3) → (2) → (4).
Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực ở động vật lưỡng bội? 
A. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân.
Các gen nằm trong tế bào chất thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử.
Các cặp alen thuộc các lôcut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên một nhiễm sắc thể phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình phần bào. 
Câu 14: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây đúng? 
Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các alen được duy trì không đổi qua các thế hệ, tần số các kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. 
B. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền. 
C. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau có lựa chọn. 
D. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái? 
Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.
C. Mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng, nên khi nuôi chung một ao sẽ tăng mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến giảm năng suất.
D. Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
Câu 16: Ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở vị trí nào sau đây tồn tại thành từng cặp alen?
A. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. 
B. Gen trong ti thể. 
C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. 
D. Gen trong lục lạp.
Câu 17: Trong thực tế sản xuất giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn để tạo ra các dòng thuần, sau đó cho các dòng thuần lai với nhau nhằm mục đích
tạo ADN tái tổ hợp.
loại bỏ các gen lặn.
tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp.
D. tạo ưu thế lai ở thực vật.
Câu 18: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? 
Bệnh mù màu do alen trội nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. 
Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. 
Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin. 
D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể thường. 
Câu 19: Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về hậu quả của các dạng đột biến?
Đột biến ở triplet qui định khởi đầu dịch mã ngăn cản quá trình dịch mã bình thường.
B. Đột biến trên gen của sinh vật nhân thực không làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện mARN bình thường.
C. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường trung tính.
D. Đột biến mất triplet qui định kết thúc dịch mã làm cho sự dịch mã không kết thúc đúng điểm, chuỗi polipeptit bổ sung các axit amin mới có thể làm bất hoạt hay giảm hoạt tính của prôtêin.
Câu 20: Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền plasmit có các đặc điểm:
(1) Có dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu.
(2) Khi đưa vào tế bào chủ dễ chấp nhận.
(3) Không có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào nhận.
(4) Có thể nhân đôi, phiên mã bình thường như các ADN trong tế bào chất của tế bào chủ.
(5) Có kích thước lớn, dễ xâm nhập tế bào chủ.
Số phương án đúng là
A. 3.
2.
4.
5.
Câu 21: Bản chất của quy luật phân li theo Menđen là
sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền, giảm phân diễn ra bình thường trong quá trình hình thành giao tử.
B. sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong mỗi cặp nhân tố di truyền.
C. thế hệ P thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn, số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn.
D. sự phân li đồng đều các alen của từng cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Câu 22: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa.
Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. 
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. 
D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi. 
Câu 23: Cho biết một phần của lưới thức ăn: ốc sên và châu chấu ăn hạt tiêu, nhện ăn châu chấu, chuột chù ăn ốc sên và nhện, cú ăn chuột chù. Chuột chù thuộc: 
	A. Bậc dinh dưỡng 2 hoặc 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc 4.	
	B. Bậc dinh dưỡng 3 hoặc 4; Sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 3.	
	C. Bậc dinh dưỡng 2; Sinh vật tiêu thụ bậc 3.	
	D. Bậc dinh dưỡng 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 24: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Adenine, Uracine và Guanine. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
	A. ATX, TAG, GXA, GAA.	B. AAA, XXA, TAA, TXX.	
	C. TAG, GAA, AAT, ATG.	D. AAG, GTT, TXX, XAA.
Câu 25: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: 
1. Bệnh pheniketo niệu. 2. Bệnh ung thư máu 3. Tật có túm lông ở vành tai. 4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng Tocno. 6. Bệnh máu khó đông. 
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ? 
	A. 6.	B. 5. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 26: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết, có 9 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ 1 đến 9. Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau: 
(1) Có 22 NST. (2) Có 9 NST; (3) Có 25 NST. (4) Có 11 NST; (5) Có 12 NST. (6) Có 35 NST; (7) Có 15 NST. (8) Có 18 NST; (9) Có 21 NST. 
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 NST? 
	A. 3.	B. 5.	C. 4. 	D. 2.
Câu 27: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây đúng? 
	A. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau. 	
	B. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau. 	
	C. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.	
	D. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau. 
Câu 28: Xét các nhóm loài thực vật: 1. Thực vật thân thảo ưa sáng. 3. Thực vật thân gỗ ưa sáng. 2. Thực vật thân thảo ưa bóng. 	4. Thực vật thân cây bụi ưa sáng. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là:
	A. 1®2®3®4.	B. 1®4®3®2. 	C. 3®4®2®1.	D. 1®2®4®3.
Câu 29: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên	(2) Giao phối không ngẫu nhiên	(3) Giao phối ngẫu nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (5) Đột biến	 (6) Di nhập gen. Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.	
Câu 30: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.	
	B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.	
	C. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.	
	D. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 31: Cho các trường hợp sau: 1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit; 2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit; 3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit; 	4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit; 5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin; 6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen? 
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 32: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau: (1) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. (2) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.(3) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. (4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. Quy trình tạo giống theo thứ tự:
	A. (1), (4), (3), (2). 	B. (1), (2), (3), (4).	C. (1), (3), (4), (2).	D. (2), (3), (4), (1).
Câu 33: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) AaBbdd × AaBBdd. (2) AAbbDd × AaBBDd. (3) Aabbdd × aaBbDD. (4) aaBbdd × AaBbdd. (5) aabbdd × AaBbDd. (6) AaBbDd × AabbDD. Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1?
	A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 34: Lai phân tích cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng 45% : 45% : 5% : 5%. Tần số hoán vị gen bằng:
	A. 22,5%.	B. 15%.	C. 10%.	D. 5%.
Câu 35: Cho các ví dụ sau:(1) Cây bụi mọc hoang dại. (2) Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều. (3) Đàn chó rừng. (4) Các loài sò sống trong phù sa vùng triều. (5) Sự phân bố của chim cánh cụt. Kiểu phân bố ngẫu nhiên là: 
	A. (2), (4).	B. (1), (2), (3).	C. (4).	D. (4), (5).
Câu 36: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi hemoglobin như nhau chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc, bằng chứng đó gọi là:
	A. bằng chứng tế bào học.	B. bằng chứng phôi sinh học.	
	C. bằng chứng giải phẫu so sánh.	D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 37: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau nhiều là: 
	A. vật ăn thịt - con mồi.	 B. ký sinh.	C. ức chế cảm nhiễm.	D. cạnh tranh.
Câu 38: Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ để gây ngộ độc cấp tính. 
	A. Sinh vật sản xuất.	B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.	
	C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.	D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 39: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? 1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki; 	
2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới; 3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản; 4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn; 	5. Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN;	6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu. Phương án đúng là: 
	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6. 
Câu 40: Những kết luận nào sau đây thuộc về yếu tố ngẫu nhiên? (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. (2) Hiệu quả tác động thường phụ thuộc vào kích thước quần thể. (3) Một alen nào đó cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể. (4) Kết quả có thể dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới. (5) Làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
	A. (2), (3), (4), (5).	B. (1), (3), (5).	C. (1), (3), (4).	D. (1), (2), (3).
Câu 41: Khi muốn bảo tồn các nguồn gen thực vật quý hiếm, người ta sử dụng phương pháp:
	A. Chọn dòng tế bào xoma.	B. Nuôi cấy hạt phấn.	
	C. Dung hợp tế bào trần. 	 D. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. 
Câu 42: Dưới đây liệt kê một số hoạt động của con người trong thực tế sản xuất: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp; (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh; (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá; (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí; (5) Bảo vệ các loài thiên địch; (6) tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? 
	A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 3.
Câu 43: Vì sao các gen liên kết với nhau:
	A. Vì chúng có lôcut giống nhau.	 B. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST.
	C. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện. D. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng.
Câu 44: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:
	A. ADN của vi khuẩn có dạng vòng.	B. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
	C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.	D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 45: Cho các thành tựu : 1. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. 2. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. 3. Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. 4. Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
	A. 3, 4.	B. l, 3.	C. 1, 4.	D. l, 2.
Câu 46: Thứ tự nào dưới đây của các kỉ trong đại cổ sinh là đúng:
	A. Pecmơ – Cambri - Ôcđovic – Xilua – Than đá – Đêvôn.	
	B. Xilua – Pecmơ – Ôcđovic - Cambri – Than đá – Đêvôn.	
	C. Cambri – Ôcđovic - Xilua – Than đá – Đêvôn – Pecmơ.	
	D. Cambri – Ôcđovic - Xilua - Đêvôn – Than đá – Pecmơ.
Câu 47: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: 
	A. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.	
	B. sự phân li độc lập của các tính trạng.	
	C. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.	
	D. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh.
Câu 48: Cho các thông tin: (1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào; (2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể; (3) Không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể; (4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN; (5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể; (6) Xảy ra ở cả thực vật và động vật.Trong 6 thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội?
	A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 49: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ có lợi cho cả 2 loài?(1). Kiến đỏ và rệp sống trên cây cam. (2). Kiến và cây keo. (3). Chim Chìa vôi và bò Bison (4). Cỏ dại và lúa sống trong ruộng lúa. (5). Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu. (6). Cá sấu và chim choi loi. (7). Thủy tức xanh Chlorohydra viridissima và tảo đơn bào zoochlorellae.
	A. (2), (3), (5), (6), (7).	B. (1), (2), (5), (6).	
	C. (1), (2), (4), (5), (6).	D. (1), (3), (4), (6).	
Câu 50: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài:
	A. thực vật. 	B. động vật ít di chuyển.	
	C. động vật có khả năng di chuyển nhiều.	D. thực vật và động vật ít di chuyển.	
Bài tập này dùng cho câu 65, 66, 67
Một HST nhận được Easmt 109kcal/m2/ngày. Năng suất sinh học sơ cấp chiếm 2%. Năng lượng mất đi khi chuyển sang SVTT bậc 1 là 80%. SVTT bậc 2 sử dụng được 4.105kcal, HSST của SVTT bậc 3 là 15%.
65. Năng lượng SVTT bậc 1 sử dụng được:
A. 4. 106kcal;
B. 4.105kcal
C. 3.105kcal
D. 6.103kcal
66. HSST của SVTT bậc 2: 	A. 90%	B. 20%	C. 10%	D. 15%
67. Nguồn năng lượng SVTT bậc 3 sử dụng:
A. 4. 105kca;
B. 2.107kcal
C. 4.106kcal
D. 6.104kcal
Một ao cá nhận nguồn E =12 tỉ kcal. Tảo cung cấp thức ăn cho cá mè trắng và giáp xác. Cá mương, cá dầu dùng giáp xác làm thức ăn, đồng thời 2 loài này làm thức ăn cho cá quả và cá măng. Cá măng và cá quả tích tụ được 40% năng lượng từ mắc xích thấp liền kề với nó và cho sản phẩm quy ra E là 1152000kcal. Cá mương và cá dầu khai thác được 60% năng lượng của giáp xác, còn tảo chỉ cung cấp cho giáp xác 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng.
68. Năng lượng tích tụ trong cá mương và cá dầu:
A. 288.104kcal	B. 480.104 kcal	C. 12.106kcal	D. 240.104kcal.
69. Năng lượng tích tụ trong giáp xác:
A. 288.104kcal	B. 480.104 kcal	C. 12.106kcal	D. 240.104kcal.
70. Năng lượng tích tụ tảo:
A. 288.104kcal	B. 480.104 kcal	C. 12.106kcal	D. 240.104kcal.
71. Năng lượng mà cá mè trắng khai thác được từ tảo:
A. 288.104kcal	B. 480.104 kcal	C. 12.106kcal	D. 240.104kcal.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGUI_LAI_ON_TAP_LY_THUYET_THI_TNQG_2016.docx