Ôn tập Sinh 11 HK II, Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu

docx 13 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1184Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh 11 HK II, Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Sinh 11 HK II, Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu
ÔN TẬP SINH 11 HK II, TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU , 15-16
Tự luận: 34, 37, 41, 42
Trắc nghiệm: 26, 27, 38, 39
Lý thuyết phần tự luận
1. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể thực vật do có sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào.
2. Cơ chế: của sinh trưởng là hoạt động nguyên phân của tế bào
3.Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.
4.
 Loại mô
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Đối tượng
Cây 1 lá mầm (lúa, ngô, cau....) và 2 lá mầm ( cam, quýt...)
Cây 2 lá mầm( cam, quýt...)
Cây 1 lá mầm(lúa, ngô, cau....)
Phân bố
Tại chồi đỉnh, chồi nách và đỉnh rễ
Ở thân và rễ
Giữa các lóng nằm ở các mắt
Chức năng
Gia tăng chiều dài của thân, rễ
Tăng độ dày của thân và rễ
Làm cho lóng dài ra
5.
Nội dung so sánh
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Đối tượng
Cây 1 lá mầm (lúa, ngô, cau....) và 2 lá mầm ( cam, quýt...)
 Cây 2 lá mầm( cam, quýt...)
Nguyên nhân
Do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tạo ra.
Do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh bên tạo ra.
Kết quả
Tăng chiều dài của thân và rễ
Tăng đường kính thân và rễ
6. Cấu tạo thân cây gỗ
Gồm 2 phần:
- Vỏ: ở ngoài cùng, bao quanh thân, bảo vệ thân.
- Gỗ 
 + Gỗ dác: có màu sáng, bao quanh phần gỗ lõi, gồm những mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và các ion khoáng.
 +Gỗ lõi (ròng): nằm ở trung tâm của thân, có màu sẫm. Gồm các mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng trong một thời gian ngắn, chủ yếu làm nhiệm vụ nâng đỡ cho thân.
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
+ Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền (tùy mỗi loài mà có tốc độ sinh trưởng khác nhau)
- Thời kì sinh trưởng ( tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà có tốc độ sinh trưởng khác nhau)
- Hoocmon thực vật ( Tùy vào lượng hoocmon tiết ra)
+ Các nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ (mỗi loài đều có 1 giới hạn nhiệt độ để sinh trưởng bình thường, nằm ngoài giới hạn đó cây sẽ sinh trưởng chậm đi)
- Ánh sáng ( ảnh hưởng đến hình thái và quang hợp)
- Dinh dưỡng khoáng ( thiếu chất dinh dưỡng, cây sẽ bị ức chế sinh trưởng, có thể chết)
- Hàm lượng nước (lượng nước phải > 95%)
- Oxi (< 5%, sinh trưởng bị ức chế)
8. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
9. -Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
10. Sự phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính sau:
-Đối với động vật đẻ trứng: Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
-Đối với động vật đẻ con: Giai đoạn phôi và giai đoạn sau sinh. 
-Phát triển của động vật gồm:
+Phát triển không qua biến thái. 
+Phát triển qua biến thái: Phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. 
11. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái,cấu tạo và sinh lí động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. 
12. Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
13.Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con rưởng thành,trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
14. Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
15.
Đại diện
Lột xác
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Hình thái, cấu tạo, sinh lý con non so với con trưởng thành
Phát triển không qua biến thái
Đa số ĐVCXS và số ít ĐVKXS
(người)
K
Phôi thai
Sau sinh
Tương tự
-Diễn ra trong tử cung người mẹ
 Phân chia
-Hợp tử
 Nhiều lần
Phôi
 Phân hóa
Cơ quan
-Kết quả: hình thành thai nhi
-Diễn ra trong môi trường sống
-Không có biến thái
-Kết quả: người trường thành
Phát triền qua biến thái
Biến thái không hoàn toàn
Một số côn trùng (châu chấu, cào cào, gián...)
Châu chấu
có
Phôi
Hậu phôi
khác
-Diễn ra trong trứng đã thụ tinh
 Phân chia
-Hợp tử
 Nhiều lần
Phôi
 Phân hóa
Cơ quan của ấu trùng
-Kết quả: Ấu trùng chui ra từ trứng
- Diễn ra trong môi trường sống
 Lột xác
-Ấu trùng
 Nhiều lần
Con trưởng thành
+Ấu trùng: tương tự như con trưởng thành, nhưng không có cánh
-Kết quả: châu chấu trưởng thành
Biến thái hoàn toàn
Đa số côn trùng ( bướm, ong, ruồi...) và lưỡng cư
Bướm
có
-Diễn ra trong trứng đã thụ tinh
 Phân chia
-Hợp tử
 Nhiều lần
Phôi
 Phân hóa
Cơ quan của sâu bướm
-Kết quả: sâu bướm chui ra từ trứng
- Diễn ra trong môi trường sống
-Sâu bướm
Nhộng
Bướm
+Sâu bướm: không có cánh, có hàm, ăn lá cây
+nhộng: không hàm, không ăn (giai đoạn tu chỉnh, trung gian)
+Bướm: có cánh, 6 chi, có vòi hút mật hoa
-Kết quả: bướm trưởng thành
Rất khác
16. Sinh sản là quá trình tạo ra cơ thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài
Có 2 kiểu sinh sản: + Sinh sản vô tính + Sinh sản hữu tính.
17. SSVT ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
SSVT ở TV có 2 hình thức: + Sinh sản bào tử. + Sinh sản sinh dưỡng.
18. a. Sinh sản bào tử:
* Đại diện: Rêu, dương xỉ,
Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản vô tính mà cá thể con được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử
* Ý nghĩa:
- Tạo ra số lượng lớn cây con trong cùng một thế hệ.
- Mở rộng vùng phân bố của loài.
19. - Khái niệm: SSSD là hình thức sinh sản vô tính mà cá thể mới sinh ra từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Ý nghĩa:
+Duy trì sự tồn tại và phát triển của loài
+Sống qua điều kiện bất lợi
20.Giâm, chiết , ghép
- cơ sở KH: khả năng SSSD của TV nhờ quá trình NP
- Ý nghĩa: 
+Duy trì các đặc tính tốt
+Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây
21. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
- Khái niệm: Đó là sự nuôi cấy các tế bào, mô lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởngtrên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thủy tinh đề tạo ra cây con.
- Lưu ý: Tất cả các thao tác phải được thực hiện ở điều kiện vô trùng.
- Cơ sở khoa học: Tính toàn năng của TB.
-Ý nghĩa
+Tạo giống sạch virut
+Khôi phục giống quý hiếm
+Tạo ra số lượng giống lớn
22.
Đặc điểm so sánh
Sinh sản hữu tính
Sinh sản vô tính
Khái niệm
Kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Kiểu sinh sản trong đó không có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái.
Cơ sở KH
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Nguyên phân.
Đặc điểm thế hệ sau
Con cái kết hợp đặc điểm của bố, mẹ, 
Con cái giống nhau và giống cây mẹ
Ưu, nhược điểm
-Ưu: - tăng khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi., tạo nên sự đa dạng di truyền
-Nhược: Trong điều kiện mật độ cá thể thấp thì khó duy trì số lượng cá thể
Ưu: Trong điều kiện mật độ cá thể thấp thì khó duy trì số lượng cá thể
-Nhược: kém thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi
Ý nghĩa; Tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
23. Cấu tạo của hoa gồm các bộ phận:
 + Cuống hoa.
 + Đế hoa.
 + Đài hoa.
 + Tràng hoa.
 + Nhị hoa: chỉ nhị và bao phấn ( chứa hạt phấn ).
 + Nhụy hoa: đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy ( chứa noãn).
24. -Sự hình thành hạt phấn: 25. Sự hình thành túi phôi
 TB mẹ hạt phấn (2n)
 Gphân
 4 tiểu bào tử
 O O O O
 NP 
 1 lần. Tương tự
Thể gtử đực(hạt phấn)(n)
1 TB 1 TB ống
Sinh sản (n) phấn (n)
26. Thụ phấn:
-Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy
-Có 2 hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
27. Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
29. Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ 2 hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên TB tam bội. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín( thực vật có hoa).
30. nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi, đảm bảo sự phát triển tốt của thế hệ sau
31. Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành
Dựa vào hạt có hay không có nội nhũ chia hạt 2 loại hạt:
 +Hạt có nội nhũ: hạt cây 1 lá mầm như lúa, ngô
 + Hạt không có nội nhũ: hạt cây 2 lá mầm như cam , chanh
32. -Qủa là do bầu nhụy phát triển thành
Vai trò của quả:+ bảo vệ hạt
+phát tán hạt
+Cung cấp chất dinh dưỡng
Lý thuyết phần trắc nghiệm:
1. -Cảm ứng là khả năng nhận biết kích thích và phản ứng lại kích thích đó.
-Phản xạ là biểu hiện điển hình của cảm ứng
-Cung phản xạ gồm
+bộ phận tiếp nhận kích thích( thụ thể, cơ quan thụ cảm)
+ bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin( hệ TK)
 +bộ phận thực hiện ( cơ, tuyến) 
2. -Cảm ứng ở động vật xảy ra nhanh hơn so với cảm ứng ở thực vật
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
-Đại diện: -ĐV đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang
- các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên kết với các tế bào cảm giác, liên hệ với tế bào biểu mô.
-Khi có kích thích ->phản ứng với kích thích bằng toàn bộ cơ thể => tiêu tốn nhiều năng lượng
4. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch
-Đại diện: ĐV có cơ thể đối xứng 2 bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp
-TK dạng chuỗi hạch: nằm dọc chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định, nên phản ứng chính xác, ít tiêu tốn năng lượng.
5.ưu điểm dạng TK chuỗi hạch:
- Số lượng TBTK tăng ( nhất là hạch đầu ở côn trùng)
- TBTK hạch nằm gần nhau-> hình thành mối liên hệ => khả năng phối hợp tăng cường.
- Mỗi hạch TK điều khiển 1 vùng => phản ứng chính xác, tiết kiệm năng lượng.
6. Cấu trúc của HTK ống:
-Cấu trúc gồm:
+ TK trung ương: Gồm Não (gồm 5 phần) và tuỷ sống
+ TK ngoại biên: Dây TK và hạch TK 
-TK tập trung ở phía lưng
7. Hoạt động của HTK ống:
-Theo nguyên tắc phản xạ
- Có 2 loại: +Phản xạ đơn giản +Phản xạ phức tạp
8. Cung phản xạ có 5 bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích
- Đường truyền về(sợi TK cảm giác )
- Xử lý thông tin (Trung ương thần kinh)
- Đường truyền ra (vận động)
- Bộ phận thực hiện
Nhờ đó ĐV thích nghi hơn với môi trường sống.
9. Hoocmon động vật là các hợp chất hữu cơ do cơ thể động vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt đống sống.
10 Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
Tên HM
Nơi sản xuất
Tác dụng
Hiệu quả tác động
HM
Sinh trưởng
Thùy trước tuyến yên
-Kích thích sự phân chia tế bào, tăng kích thước của tế bào thông qua tăng tổng hợp protein
-Kích thích sự phát triển của xuơng (xương dài và to ra )
-HM tiết ra ít ,làm giảm sự phân chia tế bào ,giảm số lượng và kích thước tế bào 
-HM tiết ra nhiều ,tăng sự phân chia tế bào,tăng số lượng và kích thước tế bào 
HM
Tyroxin
Tuyến giáp
Kích thích sự chuyển hóa tế bào, kích thích sự ST và PT bình thường của cơ thể.
-Iốt là thành phần cấu tạo của Tyroxin.Nếu thiếu Tyroxin:
+Giảm các quá trình chuyển hóa ,giảm quá trình sinh nhiệt→chịu lạnh kém.
+Bướu cổ ,trí tuệ chậm phát triển
HM
Ơstrogen
Buồng trứng
-Kích thích sự ST và PT mạnh trong giai đoạn dậy thì ở nữ:
+Tăng phát triển xương.
+Kích thích phân hóa tế bào, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nữ (tiết sữa, nuôi con, hình thái,...)
Rối loạn bài tiết HM Ơstrogen dẫn đến cơ quan sinh dục phụ phát triển không bình thường, mất bản năng sinh dục.
HM
Testosterol
Tinh hoàn
-Kích thích sự ST và PT mạnh trong giai đoạn dậy thì ở nam :
+Tăng tổng hợp protêin,phát triển mạnh cơ bắp
+Kích thích sự ST và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nam
Rối loạn bài tiết HM Testosterol dẫn đến cơ quan sinh dục phụ phát triển không bình thường, mất bản năng sinh dục.
11. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống:
*HM Ecdixon:
-Nơi sản xuất: tuyến trước ngực
- Gây lột xác ở sâu bướm,kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Thiếu Ecdixon thì sâu không lột xác ,không biến thành nhộng và bướm được
*HM juvenin
-Thể Allata
Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm
--Khi Juvenin ngừng tiết sớm, sâu nhanh chóng biến đổi thành nhộng và bướm, sâu chóng già.
-Juvenin tiết ra liên tục thì sâu buớm lột xác mãi ,không biến đổi thành nhộng và bướm.
12. Thức ăn
- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.
VD: Thiếu protein động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh.
13. Nhiệt độ
- Mỗi loài ĐV sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình trưởng,phát triển của ĐV. Đặc biệt là ĐV biến nhiệt.
VD:Cá rô phi :
GHST:từ 5,6-42 độ.Nhiệt độ thuận lợi từ 20-35 độ. Nếu nhiệt độ hạ xuống thấp hoặc lên quá cao thì cá sẽ ngừng lớn, ngừng đẻ.
14. Ánh sáng
- Tác động :
+ Giúp ĐV thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt khi trời lạnh.
+ Ảnh hưởng gián tiếp lên quá trình chuyển hóa Ca để hình thành xương
15. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở ĐV và người
Cải tạo giống:
- Tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh,năng suất cao thích nghi với điều kiện môi trường nhằm mục đích kinh tế.
-Biện pháp Chọn lọc nhân tạo,Lai giống ,Công nghệ phôi
Cải thiện môi trường sống:
- Tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
-Cung cấp đầy đủ thức ăn,chất lượng thức ăn đảm bảo.
-Có các chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi ở các giai đoạn khác nhau.
-Xây dựng chuồng trại hợp lí.
-Phòng bệnh cho vật nuôi.
cải thiện chất lượng dân số
-Mục đích là nâng cao chất lượng dân số, Cải thiện đời sống kinh tế văn hóa.
-Biện pháp:
+ Nâng cao đời sống,cải thiện chế độ dinh dưỡng.
+ Luyện tập TDTT.
+Tư vấn di tryền.
+Phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai.
+Cải thiện môi trường giảm ô nhiễm môi trường.
+Chống sử dụng thuốc lá, ma túy, lạm dụng rượu bia.
Một số câu trắc nghiệm tham khảo:
1: Phản xạ là gì?
A.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
B.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
C.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
D.Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
2: Cảm ứng của động vật là:
A.Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
B.Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C.Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
D.Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
3: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận phản hồi thông tin.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện phản ứng à Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận phản hồi thông tin.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận thực hiện phản ứng.
D. Bộ phận trả lời kích thích à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện phản ứng.
4: Hệ thần kinh của giun dẹp có:
A. Hạch đầu, hạch thân.	B. Hạch đầu, hạch bụng.
C. Hạch đầu, hạch ngực.	D.Hạch ngực, hạch bụng.
5: Ý nào không đúng đối với phản xạ?
A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.	B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.	D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
6 Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.	B.Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.
C. Tiêu phí nhiều năng lượng.	D. Tiêu phí ít năng lượng.
7: Cung phản xạ diến ra theo trật tự nào?
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à Hệ thần kinh à Cơ, tuyến.
B. Hệ thần kinh à Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à Cơ, tuyến.
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à Cơ, tuyến à Hệ thần kinh.
D. Cơ, tuyến àThụ thể hoặc cơ quan thụ cảm à Hệ thần kinh.
8: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
A. Duỗi thẳng cơ thể .	B. Co toàn bộ cơ thể.
C. Di chuyển đi chỗ khác,	D. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
9: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:
A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.
10: Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào?
A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích à Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
B. Các giác quan tiếp nhận kích thích à Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các nội quan thực hiện phản ứng.
C. Các giác quan tiếp nhận kích thích à Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các tế bào mô bì, cơ.
D. Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các giác quan tiếp nhận kích thích à Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
11: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
A. Co rút chất nguyên sinh.	B. Chuyển động cả cơ thể.
C. Tiêu tốn năng lượng.	D. Thông qua phản xạ.
12: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
13: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
A. Tế bào cảm giác à Mạng lưới thần kinh à Tế bào mô bì cơ.
B. Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh.
C. Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ.
D. Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác.
14: Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:
A. Hạch ngực.	B. Hạch não.	C. Hạch bụng.	D. Hạch lưng.
15: Hệ thần kinh của côn trùng có:
A. Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.	B. Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.
C. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.	D. Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.
16: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể?
A. Hạch não.	B. hạch lưng.	C. Hạch bụng.	D.Hạch ngực.
17: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:
A. Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
B. Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
C. Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
D. Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
18: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
	A. Diễn ra ngang bằng.	B. Diễn ra chậm hơn một chút.
	C. Diễn ra chậm hơn nhiều.	 D. Diễn ra nhanh hơn.
19: Phản xạ phức tạp thường là:
	A. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
	B. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
	C. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống.
	D. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
20: Bộ phận của não phát triển nhất là:
A. Não trung gian.	B. Bán cầu đại não.	C. Tiểu não và hành não.	D. Não giữa.
21: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.	B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.	D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
22: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?
A. Là phản xạ có tính di truyền.	B. Là phản xạ bẩm sinh.	
C. Là phản xạ không điều kiện.	D. Là phản xạ có điều kiện.
23: Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:
A. Não và thần kinh ngoại biên.	B. Não và tuỷ sống.	
C. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.	D. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.
24: Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là:
A. Não giữa.	B. Tiểu não và hành não.
C. Bán cầu đại não.	D. Não trung gian.
25: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?
A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.
B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.
C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.
D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.
26: Phản xạ đơn giản thường là:
A. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
B. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển.
C. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
D. Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
27: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Thường do tuỷ sống điều khiển.	B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
C. Có số lượng không hạn chế.	D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
28: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
C. Có số lượng hạn chế.	D. Thường do vỏ não điều khiển.
29: Căn cứ vào chức năng hệ thần kinh có thể phân thành:
A. Hệ thần kinh vận điều khiển vận động hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh si dưỡng điều khiển các hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động.
B. Hệ thần kinh vận điều khiển những hoạt động của các nội quan và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động không theo ý muốn. 
C. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động không theo ý muốn và thần kinh kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động theo ý muốn.
D. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động không theo ý muốn.
30: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?
A. Thụ quan đau ở da à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
B. Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Các cơ ngón ray.
C. Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
D. Thụ quan đau ở da à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
31: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.	B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.	D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
32: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A. Nhân tố di truyền.	B. Hoocmôn.	C. Thức ăn.	D. Nhiệt độ và ánh sáng
33 Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
34: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.	B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Châu chấu, ếch, muỗi.	D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
35: Ơstrôgen được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp.	B. Buồng trứng.	C. Tuyến yên.	D. Tinh hoàn.
36 Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
A. Tinh hoàn.	B. Tuyến giáp.	C. Tuyến yên.	D.. Buồng trứng.
37: Tirôxin được sản sinh ra ở:
	A. Tuyến giáp.	B. Tuyến yên.	C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
38: Tirôxin có tác dụng:
	A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
	B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
	C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
	D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
39.Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có :
A. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
40. Nhân tố ánh sáng giúp cơ thể tổng hợp:
A. Vitamin A	B. Vitamin B	C. Vitamin C	D. Vitamin D
 41: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
42: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:
A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.
C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
43: Testostêrôn có vai trò:
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B.Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
44: Vì sao đối vớ động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?
A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
45: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.	 D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
46: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.
47: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.
48: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
A.Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
49: Ecđixơn có tác dụng:
A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.	
D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.	
.50: Juvenin có tác dụng:
A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.	
B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.	
C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành
51 . Hooc môn sinh trưởng ( GH) do:
A. tuyến yên tiết ra	B. tuyến giáp tiết ra	C. tinh hoàn tiết ra	D. buồng trứng tiết ra
 52 . Hooc môn tirôxin do:
A. tuyến yên tiết ra	B. tuyến giáp tiết ra	C. tinh hoàn tiết ra	D. buồng trứng tiết ra
 53 . Hooc môn Testostêron do:
A. tuyến yên tiết ra	B. tuyến giáp tiết ra	C. tinh hoàn tiết ra	D. buồng trứng tiết ra
 54 . Hooc môn Ơstrôgen do:
A. tuyến yên tiết ra	B. tuyến giáp tiết ra	C.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_thi_hk2_sh11.docx