Ôn tập môn Địa lý lớp 6 - Chuyên đề 1: Trái đất (2 bài)

doc 44 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2816Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Địa lý lớp 6 - Chuyên đề 1: Trái đất (2 bài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập môn Địa lý lớp 6 - Chuyên đề 1: Trái đất (2 bài)
Thứ 7 ngày 7 tháng 11 năm 2015
 	 CHUYÊN ĐỀ 1: TRÁI ĐẤT(2 BÀI)
 	BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM TRÁI ĐẤT
A: MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Qua bài nay học sinh cần nắm vững được: 
(+) Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Đặc điểm về hình dạng và kích thước của Trái Đất. Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, Tây; vĩ tuyến Bắc, Nam; nữa cầu Đông, Tây, Bắc, Nam.
(+) Trình bày được khái niệm bản đồ,tỉ lệ bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế .
 (+)Trình bày được cách xác định phương hướng trên bản đồ. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ 
(+) Trình bày được đặc điểm của ba loại ký hiệu. Phân biệt được các dạng kí hiệu.
 (+) Trình bày được đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.Trình bày được một số hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
(+) Trình bày được đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo), thời gian chuyển động, tính chất chuyển động. Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
B: NỘI DUNG :
 I.VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT.
1.Vị trí, Hình dạng ,Kích thước
? Em hãy kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời trong hệ mặt trời?
? Trái Đất nằm vị trí thứ mấy trong hệ mặt trời ? ý nghĩa 
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần mặt trời.
-Ý nghĩa của vị trí thứ 3 Là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống.
? Trái Đất có dạng hình gì ?
- Trái Đất có dạng hình cầu
? Em hãy nhắc lại kích thước của Trái Đất ?
- Độ dài bán kính Trái Đất: 6370km
- Độ dài đường Xích Đạo:40.076km
=> Kích thước của Trái Đất rất lớn có diện tích bề mặt 510 triệu km2
2. Hệ thống kinh- vĩ tuyến.
 Cho học sinh quan sát quả địa cầu và trình bày về các đường Kinh tuyến,Vĩ tuyến.
- Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu .có độ dài bằng nhau.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với đường kinh tuyến.song song với nhau có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Nước Anh), kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180.
-Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
-Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
-Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến sồ 00(đường Xích đạo)
- Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. 
-Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam
-Nửa cầu Đông là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến gốc giới hạn từ 00 T và 1800, trên đó có các châu: Âu, Á Phi và Đại Dương).
- Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến giới hạn từ 00T và 1800 Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc(giới hạn từ vĩ tuyến 00 đến 900B).
- Nửa cầu Nam là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam (giới hạn từ vĩ tuyến 00đến 900N).
II.Tỷ lệ bản đồ,xác định phương hướng
1.Tỷ lệ bản đồ.
a.Bản đồ
-Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ
b. Tỷ lệ bản đồ : Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng ngoài thực địa.
-Ý nghĩa tỷ lệ bản đồ 
+Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực tế
Tỷ lệ bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng 
+ Tỉ lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1.Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại
+ Tỉ lệ thước : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mối đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
?Tỉ lệ số và tỉ lệ thước giống nhau và khác nhau ở điểm nào?(Giành riêng cho lớp B)
+ Giống nhau : Cùng để tính khoảng cách thực địa
+ Khác nhau : 
. Tỉ lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1, là số chỉ khoảng cách 1cm trên bản đồ, Mẫu số là số chỉ khoảng cách trên thực địa tính bằng cm
. Tỉ lệ thước : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mối đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.)
- Phân loại bản đồ dựa vào tỉ lệ :
+ Bản đồ có tỉ lệ lớn :Những bản đồ có tỉ lệ trên 1 :200 000
+ Bản đồ có tỉ lệ trung bình :Những bản đồ có tỉ lệ từ 1:1000000 đến 1 :200000
+ Bản đồ có tỉ lệ nhỏ :Những bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 :1000000
2.Cách xác định phương hướng trên bản đồ.
? Lên bảng xác định các hướng chính
-Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính )
- Cách xác định phương hướng trên bản đồ :
+ Với bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến : phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
-Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc,đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam.
-Đầu phía phải của Vĩ tuyến chỉ hướng đông,đầu phía trái của Vĩ tuyến chỉ hướng Tây
+ Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến : phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, ngược với hướng Bắc là hướng Nam. Vuông góc với mũi tên về phía bên phải là hướng Đông, ngược lại với hướng Đông là hướng Tây
-Kinh độ, vĩ độ và toạ độ Địa Lí
+Vị trí của một điểm trên bản đồ được xác định là chỗ cắt nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó
+ Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách từ địa điểm đó đến kinh tuyến gốc.
+ Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách từ địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
+Tọa độ địa lý của một điểm là kinh độ,vĩ độ của địa điểm đó
- Cách viết tọa độ địa lý của một điểm : Kinh độ ở trên chỉ (B,N)
 Vĩ độ ở dưới chỉ (Đ,T)
3.Các loại kí hiệu bản đồ
? Có mấy loại,dạng kí hiệu bản đồ?
+Ba loại kí hiệu thường sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ :kí hiệu điểm,kí hiệu đường,kí hiệu diện tích.
+Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ : Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
-Có 2 cách để thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu và bằng đường đồng mức.
 III. Bài tập
Bài tập 1 : Hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó :Cực Bắc,cực Nam,đường xích đạo,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam,kinh tuyến gốc, nửa cầu Đông, nưa cầu Tây.
Bài tập 2 : Xác định tọa độ đia lý các điểm sau : A,B,C,D,E,G trên hình 12 sgk trang 16 
Bài tập 3 : 
Bản đồ có tỉ lệ 1 : 2000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với khoảng cách trên thực địa là bao nhiêu ?
Bản đồ có tỉ lệ 1 : 2000.000 thì 27,5cm trên bản đồ ứng với khoảng cách trên thực địa là bao nhiêu ?
 Bài làm 
 khoảng cách thực là :
5cm x 2 000 000 = 10.000 000cm = 100km
27,5cm x 2 000 000 = 55.000 000cm = 550km.
Bài tập 4 : Khoảng cách từ Hà nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là 1.100 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 55cm. Vậy bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu.
 Bài làm
Đổi 1100 km = 110.000000 cm 
Áp dụng công thức : TLBĐ = KCBĐ : KCTT
Ta có : = = 
-Vậy bản đồ có tỉ lệ :1 : 2000.000
* DÙNG CHO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Bài tập 5 : Hai vị trí A và B trên thực tế cách nhau 600km. Hai vị trí đó sẽ có khoảng cách là bao nhiêu khi thể hiện trên hai bản đồ có tỉ lệ lần lượt là 1 : 500000cm và 1 : 200000 ? 
 Bài làm
Đổi 600 km = 60.000 000 cm 
Áp dụng công thức : TLBĐ = KCBĐ : KCTT
60.000 000 : 500 000 = 120cm
60.000 000 : 200 000 = 300cm
Bài tập 6 : Dựa vào tỉ lệ bản đồ, hãy tính khoảng cách trên bản đồ và khoảng cách trên thực đia và điền vào bảng sau
Tỉ lệ bản đồ
Khoảng cách trên bản đồ(cm)
Khoảng cách trên thực địa(km)
a. 1 : 200.000
 100
b .1 : 3.000.000
 90
c. 1 : 7500
 15
d. 1 : 4.000
 0.2
e. 1 : 15.000.000
 2
 Bài tập 7 : Việc xã định tọa độ địa lý trên bản đồ có ý nghĩa như thế nào ?
Việc xã định tọa độ địa lý trên bản đồ có ý nghĩa rất lớn
- Nó cho phép ta nhận ra vị trí của bất kì địa điểm ào trên bề mặt TĐ(Nằm ở bán cầu nào : Bắc hay Nam, Đông hay Tây)
- Nhờ tọa độ địa lý, ta có thể xác định được vị trí các địa điểm ,từ đó suy ra được các đặc điểm khí hậu cũng như đặc điểm tự nhiên của chúng ra sao.. ?
? Kinh độ, vĩ độ khác kinh tuyến, vĩ tuyến như thế nào ?
+ Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách từ địa điểm đó đến kinh tuyến gốc.
+ Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu .có độ dài bằng nhau.
+ Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách từ địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
+ Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với đường kinh tuyến.song song với nhau có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực. 
Bài tập 8 : Muốn đọc được nội dung thể hiện trên bản đồ ta phải tìm đọc nội dung gì ? vì sao ?
- Trước khi sử dung bản đồ ta cần đọc kĩ nội dung bảng chú giải vì trong bảng chú giải có giải thích đầy đủ nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu ghi trên bản đồ.
- Có hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu thì ta mới đọc được bản đồ và tìm thấy các thông tin(như là số lượng, chất lượng của chúng) trên bản đồ.
Thứ 7 ngày 21 tháng 11 năm 2015
 	BÀI 2: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
A: MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Qua bài nay học sinh cần nắm vững được: 
- Trình bày được đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Trình bày được một số hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Trình bày được đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo), thời gian chuyển động, tính chất chuyển động.
+ Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả của sự vận động của TĐ quanh Mặt trời.
- Nêu được các khái niệm về các đường : chí tuyến Bắc, Nam, Vòng cực Bắc, Nam
- Học sinh nêu được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp, mỗi lớp điều có đặc điểm của từng lớp.
+ Trình bày đuợc cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
B: NỘI DUNG .
I .Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là từ Tây -> Đông.
 - Thời gian tự quay một vòng hết 24 giờ (một ngày đêm)
- Chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
- Giờ gốc (GMT) là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa là khu vực giờ gốc và được đánh số 0 (còn được gọi là giờ quốc tế)
- Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây
 - Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày Quốc tế.
2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a. Hiện tượng ngày, đêm.
- Do TĐ có dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. 
. Diện tích được mặt trời chiếu sáng -> Ngày.
. Diện tích nằm trong bóng tối -> Đêm. 
 - Nhờ có vận động tự quay quanh trục của Trái Đất mà sinh ra hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
b. Do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Nếu nìn xuôi theo chiều chuyển động, thì :
 - Nửa cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải.
 - Nửa cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái
II.Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời.
1.Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn.
-Hướng chuyển động từ Tây sang Đông. 
-Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất bao giờ cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. 
2. Hệ quả của sự chuyển động Trái Đất quanh mặt trời
a. Hiện tượng các mùa.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.
+ Ngày 22/ 6:
 - Nửa cầu Bắc ngả về phía MT nhận được nhiều nhiệt là mùa Hạ 
 - Nửa cầu Nam chếch xa MT nhận được ít nhiệt là mùa Đông 
 + Ngày 22/12:
 - Nửa cầu Nam ngả về phía MT nhận được nhiều nhiệt là mùa Hạ 
 - Nửa cầu Bắc chếch xa MT nhận được ít nhiệt là mùa Đông 
 + Ngày 21/3và ngày 23/9 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với đường Xích đạo nên sự phân bố ánh sáng và lượng nhiệt là như nhau.Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh của TĐ
b. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất : (Giành riêng cho lớp B)
- Đường sáng tối và trục Trái Đất không trùng nhau nên sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Ngày 22 - 6 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến 23027’B, đó là đường chí tuyến Bắc.
+ Chí tuyến Bắc : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 23027’ về phía Bắc, nơi vào giữa trưa ngày 22-6(Hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào đây.
- Ngày 22 - 12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến 23027’N, đó là đường chí tuyến Nam.
+ Chí tuyến Nam : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 23027’ về phía Nam, nơi vào giữa trưa ngày 22-12(Đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào đây.
- Ngày 22 - 6 và ngày 22 -12 ở vĩ tuyến 66033’B và N có ngày và đêm dài 24 giờ.
- Các địa điểm nằm từ 66033’B và N đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ giao động theo mùa , từ 1 ngày đến 6 tháng.
-Các địa điểm nằm Ở cực Bắc và Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng
* Vòng cực Bắc : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 66033’ về phía Bắc, là ranh giới cuối cùng của ánh sáng Mặt Trời vào ngày 22-12.
* Vòng cực Nam : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 66033’ về phía Nam, là ranh giới cuối cùng của ánh sáng Mặt Trời vào ngày 22-6
Kết luận : Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. 
+ Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau.Càng đi xa đường xích đạo độ chênh lệch ngày và đêm càng lớn
+ Từ hai vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ
- Độ dài ngày đêm thay đổi theo mùa:
+ Mùa hạ có ngày dài hơn đêm
+ Mùa đông có ngày ngắn hơn đêm =>Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ là do trục TĐ nghiêng và không đổi hướng khi TĐ chuyển động xung quanh Mặt Trời.
III.Cấu tạo bên trong của Trái Đất. 
1.Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của TĐất gồm 3 lớp:
 + Lớp vỏ
 + Lớp trung gian
 + Lớp lõi ( nhân)
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Lớp vỏ TĐ
Từ 5- 70 km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa chỉ tới 10000C
Lớp trung gian
Gần 3.000 km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 1.500 đến 4.7000C
Lõi TĐ
Trên 3.000 km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 5.0000C
2.Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
-Lớp vỏ TĐất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc nằm ngoài cùng của TĐ.
- Lớp vỏ TĐất rất mỏng ( độ dày 5-70 km) chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của TĐất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí, nước , sinh vật... và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- Ở lớp vỏ nhiệt độ tăng dần theo độ sâu, nhưng tối đa không vượt quá 1.0000C
- Vỏ TĐ không phải là một khối liên tục mà do một số địa mảng nằm kề nhau tạo thành. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao nằm trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng thường xuyên dịch chuyển ( tách xa nhau, xô vào nhau, hoặc trượt lên nhau) làm biến đổi địa hình bề mặt TĐ.
Các tác động từ dưới sâu trong lòng TĐ đều có ảnh hưởng đến lớp vỏ và vì vậy có liên quan trực tiếp đến đời sống và hoạt động của con người.
III. Bài tập
Bài tập 1 : Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
- Do Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chiếu sáng được một nửa.Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Bài tập 2: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
+ Do trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng không đổi và hướng nghiêng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo, làm cho có lúc nửa cầu bắc,có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. 
. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và nhiều ánh sáng nửa cầu đó là mùa hạ nửa cầu đó .
. Nửa cầu nào chếch xa mặt trời thì góc chiếu nhỏ nhận được ít ánh sáng và ít nhiệt lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó . 
+ Từ sau 21/3 đến trước 23/9 : Nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời thì nhận được nhiều nhiệt và nhiều ánh sáng nửa cầu đó là mùa hạ, còn nửa cầu Nam chếch xa Mặt trời thì góc chiếu nhỏ nhận được ít ánh sáng và ít nhiệt lúc ấy là mùa lạnh. 
+ sau 23/9 đến trước 21/3: Nửa cầu Bắc chếch xa Mặt trời thì góc chiếu nhỏ nhận được ít ánh sáng và ít nhiệt lúc ấy là mùa lạnh. còn nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời thì nhận được nhiều nhiệt và nhiều ánh sáng lúc đó là mùa hạ
Bài tập 3 : * Bài tập về cách tính giờ trên Trái Đất.
VD 1 : Giả sử một trận bóng đá quốc tế diễn ra ở Luân Đôn vào hồi 16 giờ ngày 20/7/2013. ở việt Nam sẽ xem truyền hình trực tiếp trận bóng đá đó vào giờ nào, ngày nào?
Bài làm
- Luân Đôn thuộc mũi giờ số 0
- Việt Nam thuộc mũi giờ số 7
Vậy VN sớm hơn Luân Đôn : 7 - 0 = 7
Khi đó ở Luân Đôn là 18 giờ thì ở VN là: 16 + 7 = 23(giờ) 
Tức 23 giờ cùng ngày 
VD 2 : Hãy tính giờ và ngày ở VN .biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24 giờ ngày 30/7/2013.
Bài làm
Ta biết giờ GMT thuộc mũi giờ số 0
Giờ Việt Nam thuộc mũi giờ số 7
Vậy VN sớm hơn GMT : 7 - 0 = 7
Khi ở GMT là 24 giờ thì ở VN là: 24 + 7 = 31(giờ) 
Tức 7 giờ ngày 31/7/2013
VD 3 : Hãy cho biết : khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở nước ta lúc đó là mấy giờ ? khi ở Hà Nội là 16 giờ thì các nơi sau đây là mấy giờ: Bắc kinh, Tô- ki-ô, Mát- xcơ-va, Niu Đê-li, Pa-ri, Niu oóc ? (Giành riêng cho lớp B)
 Bài làm
* Khu vực giờ gốc thuộc mũi giờ số 0 
- Việt Nam thuộc mũi giờ số 7
 Vậy VN sớm hơn giờ gốc : 7 - 0 = 7
Khi ở giờ gốc là 12 giờ thì ở VN là: 12 + 7 = 19(giờ)
 * Khi ở Hà Nội là 16 giờ thì các nơi sau đây là mấy giờ:
+ Bắc kinh: 16 + 1 = 17 giờ
+ Tô- ki-ô : 16 + 2 = 18 giờ
+ Mát- xcơ-va : 16 - 4 = 12 giờ
+ Niu Đê-li : 16 - 2 = 14 giờ
+ Pa-ri : 16 - 7 = 9 giờ
+ Niu oóc : 16 - 12 = 4 giờ
* DÙNG CHO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.
VD 4 : a. Một bức điện được đánh từ Hà Nội đến Niu oóc hồi 9 giờ ngày 2/7/2013, Một giờ sau trao cho người nhận hỏi lúc đó ở Niu oóc mấy giờ ? ngày nào ?
b.Điện trả lời được đánh từ Niu oóc hồi 1 giờ ngày 2/7/2013, một giờ sau trao cho người nhận lúc đó ở Hà Nội mấy giờ ? ngày nào ?
Bài làm
a. Giờ Niu oóc thuộc mũi giờ số 19
- Giờ Hà Nội thuộc mũi giờ số 7
Vậy Hà Nội sớm hơn Niu oóc : 19 - 7 = 12 giờ
- Khi ở Hà Nội là 9 giờ ngày 2/7/2013 thì Niu oóc ở là: 9 + 12 = 21(giờ) ngày 1/7/2013
Sau 1 giờ trao cho người nhận tức là 22 giờ ngày 1/7/2013
b.Điện trả lời được đánh từ Niu oóc.
Hà Nội sớm hơn Niu oóc : 19 - 7 = 12 giờ
Khi Niu oóc là 1 giờ ngày 2/7/2013 thì ở Hà Nội là : 1+ 12 =13 giờ ngày 2/7/2013
Một giờ sau trao cho người nhận lúc đó ở Hà Nội tức là : 13 +1 = 14 giờ ngày 2/7/2013
VD 5 : Một bức điện được đánh từ TPHCM đến Pari vào hồi 2 giờ ngày 1/7/2013. 2 giờ sau trao cho người nhận. Hỏi lúc đó ở Pari mấy giờ ? ngày mấy.
Bài làm
Giờ TPHCM thuộc mũi giờ số 7
Giờ ở Pa ri thuộc mũi giờ số 0
Vậy Hà Nội sớm hơn Pa ri : 7 - 0 = 7 giờ
Khi ở TPHCM là 2 giờ ngày 1/8/2013. thì Pa ri là : 2 -7 = -5 + 24 = 19 giờ
Sau 2 giờ sau là : 19 + 2 = 21 giờ ngày 30/6/2013
VD 6 : Vào lúc 3 giờ ngày 6/10/2013, tại kinh tuyến gốc, một người ở Hà Nội gửi fax cho một người ở Tô- ki-ô . hai giờ sau giờ sau người đó mới nhận được và sau khi nhận một giờ , họ lại chuyển cho một người ở Mát- xcơ-va  và người này nhận được ngay. Vậy hãy cho biết : Người ở Hà Nội gửi fax lúc mấy giờ ? Người ở Tô- ki-ô nhận được fax lúc mấy giờ ? người ở Mát- xcơ-va nhận được fax lúc mấy giờ ? 
Bài làm
-Tại kinh tuyến gốc thuộc mũi giờ số 0
- Hà Nội thuộc mũi giờ số 7
- Tại kinh tuyến gốc : 3 giờ thì ở Hà Nội sẽ là : 7 +3 = 10 giờ
- Khi ở Hà Nội là 10 giờ thì ở Tô- ki-ô sẽ là : 10 + 2 = 12 giờ
=> .Mà sau 2 giờ người đó mới nhận được fax, tức là 12 + 2 = 14 giờ.
- Khi ở Tô- ki-ô thuộc mũi giờ số 9 là 14 giờ
 Thì ở Mát- xcơ-va thuộc mũi giờ số 3 : sẽ là : 14- 6 = 8 giờ.
=>Mà sau khi nhận một giờ , người Tô- ki-ô mới chuyển cho một người ở Mát- xcơ-va  và người này nhận được ngay. Vậy người Mát- xcơ-va nhận được fax lúc 9 giờ
VD7 : Một trận bóng đá ở Anh tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 8/6/2013. được truyền hình trực tiếp . tính giờ truyền hình trực tiếp tại các địa điểm sau.
A : 1050 Đ B : 460Đ C : 1580Đ D : 1200T
Bài làm
Xác định mũi giờ :
* Mỗi mũi giờ rộng 150 kinh tuyến : 
 Lấy Kinh độ : 15 = a dư r
Nếu r < 5 lấy a 
 Nếu r > 5 lấy a + 1
- Điểm A thuộc mũi giờ số: 1050 : 15 = 7 
- Điểm B thuộc mũi giờ số: 460 : 15 = 3 dư 1 = 3
- Điểm C thuộc mũi giờ số: 1580 : 15 = 10 dư 8 = 11
- Điểm D thuộc mũi giờ số: 24 – (1200 : 15) = 16 
b. khi ở Anh thuộc mũi giờ số o là 15giờ ngày 8/6/2013 thì ở các địa điểm sau có giờ là :
- Điểm A : 15 + 7 = 22 giờ ngày 8/6/2013
- Điểm B : 15 + 3 = 18 giờ ngày 8/6/2013
- Điểm C : 15 + 11 = 26 - 24 = 2 giờ ngày 9/6/2013
- Điểm D : 15 –( 24- 16) = 7 giờ ngày 8/6/2013
VD8: một máy bay cất cánh sân bay tân sơn nhất lúc 4 giờ ngày 3/7/2013 đến Luân Đôn. Sau 12 giờ máy bay hạ cánh. Tính giờ khi máy bay hạ cánh tại các địa điểm sau đây là mấy giờ ? ngày nào ?
Bài làm
Vì máy bay bay hết 12 giờ nên đến tại Luân Đôn là : 4 + 12 = 16 giờ ngày 3/7/2013
Khi ở Luân Đôn mũi giờ số 0 là 16 giờ thì ở các địa điểm sau có giờ là :
Vị trí
Nhật Bản
 Niu-đê-li
ô- xtrây- li a
Oa-sinh-tơn 
Lốt-an-giơ-lét
Kinh độ
1350Đ
 750Đ
 1560Đ
 750T
 1190T
Thuộc
mũi giờ
9
 5
 10
 19
 8
Giờ, ngày,tháng
16 + 9=25
Tức 1h ngày 4/7/2013
16 + 5 = 21
Tức 21h ngày 3/7/2013
16 + 10 = 26 Tức 26 – 24 = 2h ngày 4/7/2013
16 – (24-19) = 11h ngày 3/7/2013
16 –(24-8) = 0h ngày 3/7/2013
Bài tập 4 : (Câu 1 trang 30SGK) .Dựa vào hình 24 sgk, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12. từ đó rút ra kết luận hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độTrái Đất.
+ Vào ngày 22/6( Hạ chí)
 Địa điểm
Vĩ độ
Thời gian ngày đêm
Mùa gì
Kết luận
Bắc bán cầu
900B
 66033'B
 23027'B
Ngày = 24 giờ
Ngày = 24 giờ
Ngày > Đêm
Hạ
Càng lên vĩ độ cao ngày càng dài ra. Từ 66 33'B -> Cực có ngày dài suốt 24 giờ.
Xích đạo
00
Ngày = Đêm
Quanh năm ngày = Đêm
Nam bán cầu
23027'N
 66033'N
 900N
Ngày < Đêm
Đêm = 24 giờ
Đêm = 24 giờ
Đông
Càng lên vĩ độ cao ngày càng ngắn lại. Từ 66 33'B -> Cực có đêm dài suốt 24 giờ.
+ Vào ngày 22/12( Đông chí)
 Địa điểm
Vĩ độ
Thời gian ngày đêm
Mùa gì
Kết luận
Bắc bán cầu
900B
 66033'B
 23027'B
Đêm = 24 giờ
Đêm = 24 giờ
Đêm > Ngày
Đông
Càng lên vĩ độ cao đêm càng dài ra. Từ 66 33'B -> Cực có ngày đêm dài suốt 24 giờ.
Xích đạo
00
Đêm = Ngày
Quanh năm ngày = Đêm
Nam bán cầu
23027'N
 66033'N
 900N
Đêm < Ngày
Ngày = 24 giờ
Ngày = 24 giờ
Hạ
Càng lên vĩ độ cao đêm càng ngắn lại. Từ 66 33'B -> Cực có ngày dài suốt 24 giờ.
* Rút ra kết luận :
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất : 
+ Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau.Càng đi xa đường xích đạo độ chênh lệch ngày và đêm càng lớn
+ Từ hai vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ
- Độ dài ngày đêm thay đổi theo mùa:
+ Mùa hạ có ngày dài hơn đêm
+ Mùa đông có ngày ngắn hơn đêm =>Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ là do trục TĐ nghiêng và không đổi hướng khi TĐ chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Bài tập 5 : Em hiểu thế nào là chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam
Chí tuyến Bắc : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 23027’ về phía Bắc, nơi vào giữa trưa ngày 22-6(Hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào đây.
Chí tuyến Nam : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 23027’ về phía Nam, nơi vào giữa trưa ngày 22-12(Đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào đây.
Vòng cực Bắc : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 66033’ về phía Bắc, là ranh giới cuối cùng của ánh sáng Mặt Trời vào ngày 22-12.
Vòng cực Nam : Là vòng song song với đường xích đạo, cách đường xích đạo 66033’ về phía Nam, là ranh giới cuối cùng của ánh sáng Mặt Trời vào ngày 22-6
Bài tập 6: Giải thích câu ca dao: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
Do trục TĐ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’, nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời , Phần được chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối ở hai nửa cầu có sự khác nhau 
Tháng 5 trong câu ca dao là tháng năm âm lịch tương đương với tháng 6 dương lịch mà tháng sáu là khoảng thời gian BBC ngả nhiều nhất về phía mặt trời nên diện tích được chiếu sáng nhiều hơn và có hiện tượng ngày dài đêm ngắn do vậy được nhân dân nói quá lên . 
	“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
Tháng 10 trong câu ca dao là tháng mười âm lịch tương đương với tháng 11 dương lịch là khoảng thời gian Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời nên BBC có phần chiếu sáng ít sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài nói quá lên
 “Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
Câu ca dao này chỉ đúng ở nước ta và một số nước ở BBC
Bài tập 7: Quan sát hình23 h·y cho biÕt:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, thu phân, đông chí.
+ Trong các ngày 22/6 (Hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? Lúc ấy bán cầu đó đang là mùa nào?
+ Trong các ngày 22/12 (Đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? Lúc ấy bán cầu đó đang là mùa nào?
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt trời như nhau vào các ngày nào?
+ Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất 
Bài làm
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, thu phân, đông chí đều không thay đổi.
+ Trong các ngày 22/6 (Hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiều nhiệt hơn. Đây là mùa nóng ở Bắc bán cầu
+ Trong các ngày 22/12 (Đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiều nhiệt hơn. Đây là mùa nóng ở Nam bán cầu
nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? Lúc ấy bán cầu đó đang là mùa nào?
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt trời như nhau vào các ngày 21/3(Xuân phân) và 23/9 (Thu phân)
+ Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo lúc 12 giờ trưa, cả hai bán cầu đều có góc chiếu sáng của mặt trời như nhau. Đây là lúc chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất
Bài tập 8: Thế nào là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất? Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
* Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có đặc điểm là dù ở bất cứ vị trí nào trên quỹ đạo, Trái Đất vẫn luôn giữ độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. đó là sự chuyển động tịnh tiến
* Chuyển động tịnh tiến của TĐ quanh Mặt Trời làm cho ta cảm giác là hằng năm Mặt Trời di chuyển giữa hai chí tuyến. Chuyển động nhìn thấy nhưng không có thực gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
 HỌC SINH GIỎI LÀM THỬ ĐỀ THI THỬ LẦN 1
Câu 1: Trái Đất có mấy vận động ? Trình bày sự vân động của chúng và hệ quả.
Câu 2: :Quan sát hình23 h·y cho biÕt:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, thu phân, đông chí.
+ Trong các ngày 22/6 (Hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? Lúc ấy bán cầu đó đang là mùa nào?
+ Trong các ngày 22/12 (Đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? Lúc ấy bán cầu đó đang là mùa nào?
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt trời như nhau vào các ngày nào?
+ Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất 
Câu 3: Dựa vào hình hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12. từ đó rút ra kết luận hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độTrái Đất.
Câu 4 : a. Em hiểu thế nào là chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam
b. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
c. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
 Câu 5 : a. Một bức điện được đánh từ Hà Nội đến Niu oóc hồi 9 giờ ngày 2/7/2013, Một giờ sau trao cho người nhận hỏi lúc đó ở Niu oóc mấy giờ ? ngày nào ?
b.Điện trả lời được đánh từ Niu oóc hồi 1 giờ ngày 2/7/2013, một giờ sau trao cho người nhận lúc đó ở Hà Nội mấy giờ ? ngày nào ?
Câu 6 : a.Khoảng cách từ Hà nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là 1.260 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 65 cm. Vậy bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu
Một tầu thủy chạy từ cảng Hải Phòng lúc 5 giờ ngày 01/03/2012 đến cảng Mác -Xây. Sau 20 giờ chạy thì tầu cập cản

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_dia_6_day_them_bdhsg.doc