Ôn tập kiểm tra tập trung 1 tiết tiếng Việt 7 – Học kì 2

docx 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra tập trung 1 tiết tiếng Việt 7 – Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra tập trung 1 tiết tiếng Việt 7 – Học kì 2
PHẦN 1 : TRẮC NGHIỆM
I. Trắc nghiệm: - Đề A 
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.	
Câu 1: Câu rút gọn là câu:
A. Chỉ có thể vắng CN. B. Chỉ có thể vắng VN.
C. Có thể vắng cả CN và VN. D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2: Câu đặc biệt là:
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 3: Trong các dòng sau, dòng không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt:
A. Bộc lộ cảm xúc. C. Gọi đáp.
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn. D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Câu 4: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta lược bỏ thành phần:
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ.
C. Trạng ngữ.	 D. Cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 5. Trong các câu sau, câu đặc biệt là: 
A. Trên cao, bầu trời trong xanh, không một gợn mây.
B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Hoa sim! 
D. Mưa rất to.
Câu 6: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, mở ruộng, khai hoang.” (Thép Mới) 
 Câu văn trên có trạng ngữ chỉ:
A. Nguyên nhân và mục đích. 	 C. Cách thức và nơi chốn.
B. Thời gian và nơi chốn. 	 D. Nơi chốn và phương tiện.
Câu 7: Câu rút gọn: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” đã lược bỏ thành phần:
A. Chủ ngữ.	 	 B.Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ.	 	 D. Trạng ngữ.
Câu 8: “Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.” (Nguyên Hồng)
 Đoạn văn trên có câu đặt biệt: “Một đêm mùa xuân.” được dùng để:
A. Gọi đáp. 	 C. Xác định thơi gian.	 
B. Bộc lộ cảm xúc.	 D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích:
A. Với quyết tâm cao độ, Lan đã vượt qua kì thi.
B. Qua ánh mắt nhìn, tôi biết nó không thích tôi.
C. Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy quật ngã ba tên côn đồ.
D. Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Câu 10: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” (Thép Mới)
 Trạng ngữ trong câu văn trên là:
A. Cối xay tre	 B. từ nghìn đời nay 	 C. xay nắm thóc	 D. nặng nề quay
Câu 11: Trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn:
A. Tránh lặp lại từ ngữ đứng trước. C. Lời nói là của chung mọi người.	
B. Thông báo nhanh. D. Làm cho câu nói cộc lốc, khiếm nhã.	
Câu 12: Tách trạng ngữ ra thành câu riêng để:
A. Góp phần làm cho nghĩa của câu đầy đủ, chính xác. 
B. Kết nối các câu, các đoạn với nhau. 
C. Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định. 
D. Tránh lặp lại từ ngữ ban đầu. 
I. Trắc nghiệm: - Đề B 
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.	
Câu 1: Câu rút gọn là câu:
A. Chỉ có thể vắng CN. C. Chỉ có thể vắng VN.
B. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. D. Có thể vắng cả CN và VN.
Câu 2: Câu đặc biệt là:
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Là câu chỉ có chủ ngữ.
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 3: Trong các dòng sau, dòng không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt:
A. Bộc lộ cảm xúc. C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 
B. Làm cho lời nói được ngắn gọn. D. Gọi đáp.
Câu 4: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta lược bỏ thành phần:
A. Vị ngữ. C. Chủ ngữ. 
B. Trạng ngữ.	 D. Cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 5. Trong các câu sau, câu không phải câu đặc biệt: 
A. Mùa xuân. B. Nam ơi! C. Trời mưa tầm tã. D. Một hồi còi.
Câu 6: “Trên trời, mây trắng như bông 
	 Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây...” 
 Bài ca dao trên, có trạng ngữ chỉ:
A. Nơi chốn. 	 C. Cách thức và nơi chốn.
B. Phương tiện. D. Thời gian và nơi chốn. 
Câu 7: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn:
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.	C. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
B. Người ta là hoa đất.	D. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 8: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” (Nam Cao)
 Đoạn văn trên có hai câu đặt biệt: “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” được dùng để:
A. Gọi đáp. 	 C. Nêu nơi chốn.	 
B. Bộc lộ cảm xúc.	 D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích:
A. Với quyết tâm cao độ, Lan đã vượt qua kì thi.
B. Qua ánh mắt nhìn, tôi biết nó không thích tôi.
C. Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.
D. Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy quật ngã ba tên côn đồ.
Câu 10: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” (Thép Mới)
 Trạng ngữ trong câu văn trên là:
A. Cối xay tre 	 B. xay nắm thóc	C. nặng nề quay D. từ nghìn đời nay
Câu 11: Trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn:
A. Tránh lặp lại từ ngữ đứng trước. C. Lời nói là của chung mọi người.	
B. Thông báo nhanh. D. Làm cho câu nói cộc lốc, khiếm nhã.	
Câu 12: Tách trạng ngữ ra thành câu riêng để:
A. Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định. 
B. Góp phần làm cho nghĩa của câu đầy đủ, chính xác. 
C. Kết nối các câu, các đoạn với nhau. 
D. Tránh lặp lại từ ngữ ban đầu. 
I. Trắc nghiệm: - Đề C
Câu 1: Câu nào chưá câu rút gọn:
A. Mèn lặng lẽ ra khỏi hang. Mèn không có ý gì rõ rệt.
B.Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có ý gì rõ rệt.
C. Dế mèn đã lặng lẽ ra khỏi hang. Dế mèn không có ý gì rõ rệt
D. Cả 3 câu trên.
Câu 2: Câu nào là câu đặc biệt:
A. Lớp ồn ào một hồi lâu.
B. Lớp vẫn ồn ào.
C. Ồn ào!
D. Cả 3 câu trên.
Câu 3: Câu đặc biệt là:
A. Câu lược bỏ chủ ngữ .
B. Câu lược bỏ vị ngữ.
C. Câu không thể có kết cấu chủ ngữ - vị ngữ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4: Những câu sau đây câu nào có chứa trạng ngữ:
A. Ai cũng chuộng mùa xuân.	B. Tôi cũng chuộng mùa xuân.
C. Đôi khi, tôi cũng chuộng mùa xuân. 	D. Cả 3 ý trên.
Câu 5: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân 
B. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
C. Người ta là hoa đất
 D. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 6: Câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được rút gọn thành phần nào?
A. Chủ ngữ 
B. Vị ngữ
C. Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7 : Cho biết tác dụng của câu đặc biệt dưới đây :
“Một đêm mùa xuân, Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi”.
a. bộc lộ cảm xúc.
 b. Gọi đáp 
c. Xác định thời gian, nơi chốn.
Câu 8: : Trong các câu dưới đây câu nào là câu đặc biệt ?
a. Ôi trời đất ơi ! 
b. Đi đâu đó 
c. Tôi vẫn khỏe.
PHẦN 2: MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Bài 1 : Hãy xác định câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt đó trong đoạn thơ sau: 
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
Chó Nga ®i bé ®éi 
Sao l©u qu¸ lµ l©u !
Nhí chó , Nga thÇm nh¾c : 
-Chó b©y giê ë ®©u ?
Chó ë ®©u ë ®©u ? 
Tr­êng S¬n dµi d»ng dÆc ? 
Tr­êng Sa ®¶o næi ,ch×m ?
Hay Kon Tum , §¾c L¾c ?
MÑ ®á hoe ®«i m¾t 
Ba ng­íc lªn bµn thê : 
§Êt n­íc kh«ng cßn giÆc . 
Chó ë bªn B¸c Hå .
 D­¬ng Huy
-Câu đặc biệt: 
-Tác dụng: .
Bài 2: Cho đoạn văn sau:
“TẾT LÀNG
	Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội.
	Từ đầu đến cuối làng, tiếng gọi nhau í ới. Lợn kêu eng éc. Ai cũng vội. Hình như Tết đang đuổi phía sau lưng.
	Điều lạ là cả làng không có tiếng vịt kêu. Mọi người kiêng ăn thịt vịt , sợ rông.
	Không khí mùa xuân thật náo nức. Trường đã nghỉ học. Sẽ có tắm tất niên bằng nồi nước lá mùi già thơm ngào ngạt. Mấy nhà đông con đã đánh gộc tre để đun bánh chưng.
	Đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Có người xách va li, có người đeo ba lô. Nhiều người còn mang về cả cành đào, cành hoa bằng giấy trang kim để làm hoa thờ.
	Tết. Sao mà vui thế!
 Theo Băng Sơn
Xác định câu đặc biệt và tác dụng của nó trong đoạn văn
Câu đặc biệt: .........................................................................................................................
Tác dụng:...............................................................................................................................
PHẦN 3: MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
BÀI 1: Ông Trạng thả diều
 Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
 Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú học hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
 Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe thầy giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mãnh gạch vỡ.; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy. 
 Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Đọc đoạn văn trên và cho biết :
Câu “ Sau vì nhà nghèo quá , chú phải bỏ học” có loại trạng ngữ gì? 
Trạng ngữ:
Đặt ít nhất một câu tương tự cùng sử dụng loại trạng ngữ như trên.
Đặt câu: 
BÀI 2: 
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.	
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
2. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
3. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
(Theo Truyện đọc 1 – 1995)
Xác định ít nhất 4 trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết đó là loại trạng ngữ gì? ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	PHẦN 4: MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
ĐOẠN VĂN CẢM NGHĨ VỀ NGÀY TẾT 
1-Khi bài hát đón xuân vang lên là thời khắc giao thừa đã đến. Tâm hồn của em được dâng lên một cảm xúc thật sâu sắc. Mọi người trong họ hàng của em háo hức đợi xuân đến, tết về như thế nào? Em hồi hộp chờ đợi để được nhận tiền mừng tuổi đầu năm. Tết năm nay thời tiết nóng ẩm, se se lạnh nên rất tuyệt vời. Em có thể diện những bộ quần áo mới. Sang một tuổi mới em càng hiểu thêm về mùa xuân và lịch sử Việt Nam. Đặc biệt năm nay, bố mẹ cho chị em em đi chơi ở rất nhiều nơi. Em ước mùa xuân nào cũng giống mùa xuân năm nay
 2-Vậy là một mùa xuân đã đến cùng với những ngày Tết vui vẻ. Mọi vật như được thay màu áo mới. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Những chú chim én bay lượn trên trời báo hiệu mùa xuân đến. Những chú chim hót líu lo, chuyền nhau từ cành này sang cành khác. Mùa xuân ấm áp, đôi lúc có những cơn mưa phùn lất phất xuất hiện làm cho không khí mát mẻ hơn. Rồi những vạt nắng ló mặt ra sau cơn mưa tạo nên bầu không khí trong lành và cảm giác dễ chịu. Còn mọi người thì tất bật chuẩn bị đón Tết. Ai ai cũng mua một cây đào, mai hoặc nhiều loại cây cảnh về trang trí nhà mình. Bà và mẹ ở trong bếp đang gói bánh chưng và chuẩn bị mâm ngũ quả. Còn chúng em được nghỉ Tết, về quê thăm ông bà, được đi chơi Tết và nhận lì xì. Tết đến thật vui. Và mùa xuân năm nay của chúng ta đã gõ cửa cùng với những ngày Tết đoàn viên của mọi gia đình.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.
Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh Câu đối : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng của người Việt xưa.
Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt.
Giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi trời đất giao hòa. Từng gia đình quây quần sum họp đón năm mới. Mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn.
Trên bàn thờ gia tiên bày biện bánh chưng, bánh tét, trái cây, hoa tươi, nhang, đèn Gia chủ thắp nhang khấn vái trời đất, tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trong phòng khách mỗi nhà đều có một cành đào hoặc cành mai, chậu cúc để trưng trong ba ngày Tết cho thêm phần vui tươi.
Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm.
Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò râm ran, tíu tít. Tình cảm con người làm cho buổi sáng mồng một Tết rực rỡ, sáng sủa hơn mọi ngày. Dân gian có câu : Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người mang theo những điều tốt lành suốt trong năm mới. Mọi điều không hay trong năm cũ đều được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội trong năm mới tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó là tục du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền lễ chùa trong dịp Tết. Dân tộc Việt xưa nay phần lớn theo nghề nông, quanh năm vất vả, sống phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên. Trong những ngày Tết, nhân dịp nông nhàn mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước để tâm hồn lâng lâng thanh thản và được tiếp thêm sinh khí của mùa xuân. Các lễ hội gắn với những đền chùa nổi tiếng linh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên trong năm mới.
Người Việt Nam xưa ăn Tết vui xuân bằng các hội đánh vật, ném còn, chơi đu, bơi thuyền, chọi trâu, đua ngựa Các trò chơi dân gian sinh động đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, truyền thống đoàn kết, gắn bó của cộng đồng và cũng từ các lễ hội đó, ca dao hò vè, văn học dân gian được sáng tác truyền miệng lưu truyền đến ngày nay. Văn hóa làng xã được vun đắp, giữ gìn từ đời này qua đời khác.
Theo quy luật của Tạo hóa, mỗi lần Tết đến xuân về, đất trời lại đem đến cho con người và vạn vật luồng sinh khí mới. Không khí thiêng liêng của Tết Nguyên Đán, của mùa xuân khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai.
Tết Nguyên Đán đối với người phương Đông chúng ta rất thiêng liêng. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta.
THAM KHẢO NHỮNG VĂN BẢN TRÊN VÀ DỰA TRÊN THỰC TẾ CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM HÃY TỰ VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN VỀ CHỦ ĐỀ “NGÀY TẾT” 
LƯU Ý CÓ SỬ DỤNG “YẾU TỐ TIẾNG VIỆT : CÂU ĐẶC BIỆT VÀ TRẠNG NGỮ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxON_TAP_KIEM_TRA_TIENG_VIET_45_PHUT_HK2.docx