Ôn tập học kì II – Vật lí 10

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1454Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II – Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập học kì II – Vật lí 10
ÔN TẬP HỌC KÌ II – VẬT LÍ 10 CB
I LÝ THUYẾT
1. Viết công thức tính động lượng và nêu đơn vị đo động lượng.
2. Phát biểu và viết hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật:
3. Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính công
4. Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính động năng. Nêu đơn vị đo động năng.
5. Phát biểu định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết công thức tính thế năng này. Nêu đơn vị đo thế năng. Viết công thức tính thế năng đàn hồi.
6. Phát biểu định nghĩa cơ năng và viết biểu thức của cơ năng. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng và viết hệ thức của định luật này.
7. Phát biểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt; Sác-lơ.
8. Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng ? 
II BÀI TẬP
Các định luật bảo toàn
Bài 1: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, vật 1 có khối lượng 4kg, vận tốc 3m/s và vật 2 có khối lượng 8kg, vận tốc 2m/s, chuyển động ngược chiều nhau. Sau va chạm hai vật dính vào nhau, xác định vật tốc của hai vật sau va chạm.
ĐS: Sau va chạm 2 vật cùng chuyển động với vận tốc 0,33 m/s theo chiều chuyển động ban đầu của vật 2
Bài 2: Người ta kéo một cái thùng nặng trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực do sợi dây tác dụng lên vật là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m? Công của trọng lực?
 ĐS: 1591 J
Bài 3: Một xe tải khối lượng 2,5T ban đầu đang đứng yên, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều nhờ có lực kéo hướng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực kéo trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2.
ĐS: AP = AN = 0;A K = 3,24.105 J;Ams = 1,44.105J; p = 0,135.105 W
Bài 4: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát giữa ôtô và mặt đường. 
ĐS: 800 N
Bài 5:Một gàu nươc có khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 s . Tính công suất trung bình của lực kéo . Lấy g = 10 m/s2 
ĐS: 5 W
Bài 6: .Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s.
a/ Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc hãm là 10 m /s?
b/ Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60m.
a) - 261800 J. b) 4363,3 N
Bài 7: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh (động cơ không sinh lực kéo). Tính quãng đường ô tô đi được cho đến khi dừng lại. Cho lực hãm ô tô có độ lớn Fh = 104N.
ĐS: 40 m
Bài 8: Cho một lò xo nằm ngang, có độ cứng k = 150N/m. Kéo lò xo theo phương ngang đến khi nó nén được 2 cm. Chọn mức 0 của thế năng khi lò xo không biến dạng.Tính thế năng đàn hồi của lò xo.
ĐS: 0,03 J
Bài 9: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.
a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.
b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên
ĐS: a. 300J; -500J
 b. 800J; 0 J
Bài 10: Một vật khối lượng 200g được thả không vận tốc đầu từ một vị trí có độ cao 40m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. 
Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất
Tính vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 20m
Tính độ cao của vật so với mặt đất khi nó có vận tốc 10m/s
ĐS: a. m/s. b.20m/s. c. 35m
Bài 11: Một vật có khối lượng m = 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính: 
a. Tính cơ năng của vật ngay trước khi chạm đất.
b. Độ cao h.
c. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
d. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.
ĐS: a. 450 J	b. 25 m	c.45 m	d. m/s.
2. Chất khí
Bài 1: Một quả bóng có dung tích không đổi, V = 2lít chứa không khí ở áp suất 1atm. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1atm và bóng. Mỗi lần bơm được 50cm3 không khí. Sau 60 lần bơm, áp suất không khí trong quả bóng là bao nhiêu ? Cho rằng trong quá trình bơm nhiệt độ không đổi. (ĐS: 2,5atm)
Bài 2: Nếu áp suất một lượng khí biến đổi 2.105N/m2 thì thể tích biến đổi 3lít. Nếu áp suất biến đổi 5.105N/m2 thì thể tích biến đổi 5lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, cho rằng nhiệt độ không đổi. (9 lít, 4.105N/m2).
Bài 3: Mỗi lần bơm người ta đưa được v0=80cm3 không khí vào xăm xe. Sau khi bơm áp suất của không khí trong xăm xe là 2.105pa. Thể tích xăm xe sau khi bơm là 2000cm3, áp suất khí quyển là 105pa. Xem rằng thể tích của xăm không đổi, nhiệt độ khí trong quá trình bơm là không đổi, ban đầu trong xăm xe chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển. Tìm số lần bơm. (ĐS: 25 lần)
Bài 4: Một ruột xe có thể chịu được áp suất 2,35.105pa. Ở nhiệt độ 270C áp suất khí trong ruột xe là 2.105 pa.
a. Hỏi khi nhiệt độ 400C thì ruột xe có bị nổ hay không? Vì sao?	(ĐS:Không, vì áp suất p2=2,09.105pa<pgh)
b. Ở nhiệt độ nào thì ruột xe bị nổ. Xem rằng thể tích của ruột xe không thay đổi .(ĐS:)
Bài 5: Một lượng khí có áp suất 750mmHg ở nhiệt độ 270C và thể thích là 76cm3. Tìm thể tích của khối khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 760mmHg)	(ĐS: 68,25cm3)
Bài 6: Một khối khí xác định, khi ở nhiệt độ 1000C và áp suất 105pa. Thực hiện nén khí đẳng nhiệt đến áp suất tăng lên gấp rưỡi, rồi sau đó làm lạnh đẳng tích. Hỏi phải làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ bao nhiêu để khối khí trở về áp suất ban đầu? (ĐS: -24,330C)
Bài 7: Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít, ở nhiệt độ 270C, áp suất 1atm biến đổi theo hai quá trình. Ban đầu nung đẳng tích đến áp suất tăng gấp đôi. Sau đó nung nóng đẳng áp đến khi thể tích khối khí là 15 lít.
a. Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí (ĐS:6270C)
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khối khí trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).
Bài 8: Một khối khí lí tưởng có thể tích 4 lít, ở nhiệt độ 1270C, áp suất 2.105pa, biến đổi qua hai giai đoạn: Ban đầu biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng lên gấp đôi, sau đó thực hiện đẳng áp đến khi thể tích quay về giá trị ban đầu.
a. Xác định các thông số trạng thái và tìm nhiệt độ , áp suất nhỏ nhất trong quá trình biến đổi.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ki_vat_li_10_nam_hoc_20152016.docx