Ôn tập học kì 1 Sinh học 8

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì 1 Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập học kì 1 Sinh học 8
SINH HỌC
1.Các loại mô chính:
•Mô biểu bì: 
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng. 
+ Chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết các chất.
•Mô liên kết: 
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. 
 + Có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan. Nó gồm những tế bào liên kết nằm rải rác trong chất mềm.
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim. Có chức năng co dãn.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động). 
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người. 
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người. 
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường. 
2.Tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.
-Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở sang hai bên cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn.
- Bàn chân hình tròn, xương gót phát triển.
-Chi trên có khớp linh hoạt ngón cái đối diện với 4 ngón kia.
3.Sự đông máu.Các nguyên tắc khi truyền máu.
*Sự đông máu
- Quá trình biến đổi máu loãn thành cục bịt kín vết thương gọi là sự đông máu.
-Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu.
-Đông máu có liên quan tới hoạt đông của tiểu cầu là chủ yếu.
- Sơ đồ cơ chế đông máu:
*Các nguyên tắc khi truyền máu: Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu cho phù hợp tránh tai biến và tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
4.Các cơ quan trong hệ hô hấp:
Hệ hô hấp gồm: Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và Hai lá phổi
-Các cơ quan trong đường dẫn khí có chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ầm,ấn không khí đi vào và bảo vệ phổi.
-Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
5.Sự biến đổi thức ăn diễn ra trong khoang miệng:
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
– Tiết nước bọt
– Nhai
– Đảo trộn thức ăn
– Tạo viên thức ăn
– Các tuyến nước bọt
– Răng
– Răng, lưỡi, các cơ môi và má
– Răng, lưỡi, các cơ môi và má
– Làm ướt và mềm thức ăn
– Làm mềm và nhuyễn thức ăn
– Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt
– Tạo viên thức ăn và nuốt
Biến đổi hoá học
– Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
– Enzim amilaza
– Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ.
6.Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non:
*Biến đổi lí học:
- Thức ăn được hòa loãng và trộn đều dịch tiêu hóa.
-Các khối lipit bị tách thành các giọt nhỏ biệt lập.
*Thức ăn được tiêu hóa về hóa học là chủ yếu, tạo thành các chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được(đường đơn, axitamin, axit béo và glixêrin, muối khoáng,...)
Tinh bột
enzim
Đường đôi
enzim
Đường đơn
Prôtêin
enzim
peptit
enzim
axitamin
Dịch mật
enzim
lipit
Các giọt lipit nhỏ
Axit béo và glixêrin
Axit nuclêic
enzim
Nuclêôtit
enzim
Các thành phần cấu tạo của nuclêôtit
7.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế: Thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy tế bào nhiễm bệnh.
8.Thành phần hóa học của tế bào:
-Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ:
+Chất hữu cơ gồm: prôte6in, glucit, lipit, axit niclêit.
+Chất vô cơ gồm các loại muối khoáng.
9.Sự biến đổi thức ăn diễn ra trong dạ dày:
*Biến đổi lí học ở dạ dày 
- Thức ăn chạm lưỡi, chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3 giờ tiết ra 1 lít dịch vị) để hòa loãng thức ăn
- Sự phối hợp hoạt động của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
*Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn 
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza ( đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozo ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm đều dịch vị
- Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_mon_sinh_HKI_lop_8.doc