Đề cương Sinh học 8 (học kỳ II)

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1074Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sinh học 8 (học kỳ II)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Sinh học 8 (học kỳ II)
Đề cương Sinh học (học kỳ II)
A.Trắc nghiệm
 I. Chọn các từ, cụm từ sau để diền vào chỗ trống: nguồn âm, ngoại dich, vành tai, nội dịch, ống tai, màng nhĩ, xương tai, cooc-ti, cửa tròn, ốc tai màng.
Sóng âm từ (1)nguồn âm phát ra được (2)vành tai hứng lấy, truyền qua (3)ống tai vào làm rung (4)màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi (5)xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động (6)ngoại dịch rồi (7)nội dịch trong (8)ốc tai màng, tác động lên cơ quan (9)Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của (10)"cửa tròn".
 II. Đánh dấu X vào ô trống
Các tuyến
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
1.Tuyến nước bọt
X
2. Tuyến tụy
X
X
3. Tuyến gan
X
4. Tuyến ruột
5. Tuyến mồ hôi
X
6. Tuyến yên 
X
7. Tuyến giáp
X
8. Tuyến cận giáp
X
9. Tuyến trên thận
X
10. Tuyến sinh dục
X
B. Tự luận
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
Trả lời
* Cấu tạo:
 - Nơ ron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
 - Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. 
 - Sợi trục thường có bao miêlin. 
 - Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. 
 - Có 3 loại nơron:
 + Nơron hướng tâm (nơron cảm giác)
 + Nơron trung gian ( nơron liên lạc)
 + Nơron li tâm ( nơron vận động)
* Chức năng: Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 2: Mô tả cấu tạo của cầu mắt. Ở người thường mắc các bệnh, các tật nào về mắt?
Trả lời
* Cấu tạo của cầu mắt: Gồm:
 - Màng bọc:
 + Màng cứng: phía trước là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
 + Màng mạch: có nhiều mạch máu để nuôi cầu mắt, có các TB sắc tố đen tạo thành phòng tối trong cầu mắt.
 + Màng lưới: có nhiều các TB, gồm các TB que và TB nón.
 - Môi trường trong suốt: thể dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
* Ở người thường mắc:
 - Các bệnh về mắt: bệnh đau mắt hột, đau mắt đỏ, viêm kết mạc, quáng gà, khô mắt... 
 - Các tật về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thi,...
Câu 3: Để bảo vệ và giữ gìn cho hệ thần kinh ta cần phải làm gì? Liên hệ bản thân em đã làm gì để bảo vệ hệ thần kinh chưa?
Trả lời
* Để bảo vệ và giữ gìn cho hệ thần kinh ta cần phải:
 - Xây dung chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
 - Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau 1 ngày làm việc căng thẳng.
 - Giữ cho tâm hồn luôn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
 - Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế hệ thần kinh.
* Để bảo vệ hệ TK, em đã thực hiện các biện pháp trên.
Câu 4: Nêu vai trò của một số hoocmôn? Từ đó xác định rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung?
Trả lời
* Vai trò của một số hoocmon: 
 - Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
 - Điều hòa các quá trình sinh lý diến ra bình thường.
* Tầm quan trọng của hệ nội tiết: Đảm bảo hoạt động các cơ quan diễn ra bình thường nếu mất cân bằng hoạt động của các tuyến sẽ gây ra tình trạng bệnh lí.
Câu 5: Nêu các bộ phận của hệ TK và thành phần cấu tạo của chúng dưới dạng sơ đồ.
Trả lời
Câu 6: Nêu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách phòng bệnh đau mắt hột.
Trả lời
* Nguyên nhân: do một loại virut có trong dử mắt gây nên.
* Triệu chứng: Mặt trong mi mắt có nhiều hạt nổi cộm lên, lông mi quặp vào trong.
* Hậu quả: Khi hột vỡ ra, làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù loà.
* Cách phòng bệnh: Giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 7: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ. Làm thế nào để có một giấc ngủ tốt?
Trả lời
* Ý nghĩa của giấc ngủ: Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh.
* Để có một giấc ngủ tốt cần: Phải bảo đảm giấc ngủ hàng ngày đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh.
Câu 8: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết? Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào?
Trả lời
• Giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết
• Khác nhau:
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Không có ống dẫn
Có ống dẫn
Chất tiết ngấm trực tiếp vào máu đến các cơ quan đích
Chất tiết không ngấm vào máu mà theo ống dẫn tới các cơ quan
Có tác dụng điều hòa các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa
Có tác dụng trong các quá trình dinh dưỡng ( tuyến tiêu hóa)Thải bã (tuyến mồ hôi) Sát trùng
Câu 9: Trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy?
Trả lời
* Chức năng các hoocmôn tuyến tụy: Tuyến tụy là một tuyến phụ, vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.
Câu 10: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh Bướu cổ do thiếu I-ốt. Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối I-ốt”.
Trả lời
* Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh Bướu cổ do thiếu I-ốt:
Bệnh Bazơđô
Bệnh Bướu cổ
- Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tang cường trao đổi chất, tăng cường tiêu dùng ôxi, nhịp tim tang, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
- Tirôxin không tiết ra, tuyến yên tiết ra hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến(bướu cổ) 
* Ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối I-ốt”: Thiếu I ốt Tirôxin tiết ra làm giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến bệnh bướu cổ . Trẻ em mắc bệnh bướu cổ chậm lớn, trí não kém phát triển, ở người lớn hoạt động thần kinh giảm sút. Vì vậy Đảng và nhà nước đã phát động cuộc vận động “Toàn dân dùng muối I ốt” để phòng chống bệnh bướu cổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_hoc_ky_2_Sinh_hoc_8.docx