Ôn tập Hóa 8 – phần thi học sinh giỏi

docx 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1560Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa 8 – phần thi học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Hóa 8 – phần thi học sinh giỏi
ÔN TẬP HÓA 8 – PHẦN THI HỌC SINH GIỎI
MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO
ĐỀ 1
Bài 1 :
Hoàn thành các phương trình hóa học sau 
CxHyOzNt + O2 CO2 + H2O + N2
KOH + Cl2 	KCl + KClO3 + H2O
Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O
FeCl2 + Br2 FeCl3 + FeBr3
Ag2O + H2O2 Ag + O2	+ H2O
H2SO4 (đặc) + H2S S + H2O
Bài 2 :
Trong tự nhiên, một số loại quặng, phèn chua là các muối kép (hỗn hợp của nhiều muối với nhau). Ví dụ như quặng xivinit (KCl.NaCl có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử K và 2 nguyên tử Cl). Dựa vào thành phần nguyên tố của các loại quặng, phèn cho dưới đây, hãy đề nghị công thức của quặng dưới dạng các muối ngậm nước. 
Đolomit : gồm 1 Ca, 1 Mg, 2 C và 6 O
Cacnalit : gồm 1 K, 1 Mg, 3 Cl, 12 H và 6 O. 
Criolit : gồm 3 Na, 1 Al và 6 F. 
Phèn chua : gồm 2 K, 2 Al, 4 S, 40 O và 48 H. 
Bài 3 : 
Điện phân 0,18 lít nước bằng bình điện phân với 2 cực : cực dương (anod) và cực âm (catod). Biết rằng phân tử nước được hình thành do lực có bản chất của lực tĩnh điện : nguyên tử hidro mang điện tích dương và nguyên tử oxi mang điện tích âm. 
Hỏi sẽ thu được khí nào ở catot, khí nào ở anot khi điện phân nước ? 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khí oxi thu được thường có lẫn khí hidro và hơi nước. Cần phải làm như thế nào để loại bỏ hidro và hơi nước để có oxi tinh khiết ? 
Tính thể tích khí oxi tạo thành khi điện phân lượng nước trêm, biết lượng nước có chứa 10% tạp chất và hiệu suất phản ứng đạt 80%. 
Bài 4 : 
Cho biết ý nghĩa của nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch. 
Lập công thức biểu thị mối quan hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm. 
Áp dụng : Xác định nồng độ mol của 100 ml dung dịch HCl 18,25% (d = 1,12 g/ml). 
Cho 8,5 gam hỗn hợp các kim loại Mg, Al, Zn, Fe tác dụng với lượng HCl trên. Biết rằng lượng axit dùng là dư, phản ứng tạo thành 0,6 gam khí hidro. Xác định khối lượng dung dịch sau phản ứng. 
Bài 5 : 
Khi đun nóng muối kali clorat mà không có xúc tác MnO2 thì bị phân hủy theo hai phản ứng như sau : 2 KClO3 2 KCl + 3 O2	4 KClO3 3 KClO4 + KCl
Đun nóng 73,5 gam kali clorat, sau khi phản ứng kết thúc thu được 33,5 gam kali clorua. 
Xác định phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo từng phản ứng. 
ĐỀ 2 
Bài 1 : 
Hoàn thành các phương trình hóa học sau :
MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O 
KClO3 + HCl KCl + Cl2 + H2O
K2Cr2O7 + HCl KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O 
Trả lời các câu hỏi sau (có giải thích bằng phép toán)
Với cùng một lượng các chất như trên, chọn chất nào cho tác dụng với dung dịch axit clohidric sẽ thu được lượng khí clo lớn nhất ?
Với cùng số mol các chất như trên, chọn chất nào cho tác dụng với dung dịch axit clohidric 
sẽ thu được lượng khí clo lớn nhất ?
Nếu muốn điều chế một lượng khí clo nhất định, chọn chất nào cho tác dụng với axit sẽ tiết kiệm axit clohidric nhất ? 
Bài 2 : 
Cho , , , . Hãy sử dụng các định nghĩa sau đây để trả lời câu hỏi 
Kí hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học X được biểu diễn dưới dạng , trong đó A là số khối (bằng tổng của số proton và neutron), Z là số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton). 
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử giống nhau về số đơn vị điện tích hạt nhân (Z), khác nhau về số neutron (N) nên số khối (A) cũng khác nhau. 
Tính số hạt mỗi loại (proton, neutron, electron) có trong mỗi nguyên tử D, Y, X, Z. 
Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau ? Vì sao ? 
Bài 3 : 
Khử hoàn toàn m (gam) oxit sắt chưa rõ công thức FexOy bằng khí hidro nóng, dư. Hơi nước sinh ra được hấp thụ vào 150 gam dung dịch H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm còn 89,146%. Chất rắn sau phản ứng khử oxit được hòa tan trong dung dịch HCl (dư) thì có 13,44 lít khí thoát ra (đktc). 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Xác định công thức oxit sắt và giá trị m.
Bài 4 : 
Độ tan của một chất trong nước là gì ? 
Khi đưa 528 gam dung dịch KNO3 bão hòa từ 210C lên 800C thì cần phải thêm vào bao nhiêu gam KNO3 để giữ cho dung dịch tiếp tục bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở 210C là 32 gam và ở 800C là 170 gam. 
Bài 5 : 
Nung 100 gam đá vôi có chứa 20% tạp chất, sau một thời gian thu được 33,6 gam chất rắn X và khí Y. 
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. 
13,44 lít khí Y được hấp thụ vào 1,8 lít dung dịch NaOH 0,5M. Xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng, biết các phản ứng xảy ra như sau :
CO2 + NaOH NaHCO3 	CO2 + NaOH Na2CO3 + H2O
ĐỀ 3 
Bài 1 : 
Chọn phương pháp tách thích hợp đã cho để tách riêng từng chất có trong hỗn hợp sau 
STT
Hỗn hợp cần tách
Phương pháp thực hiện
1
Cát và nước
Chưng cất phân đoạn
2
Rượu và nước
Hóa lỏng rồi chưng cất phân đoạn
3
Muối ăn và nước
Lọc 
4
Bột gạo và nước
Lắng gạn 
5
Xăng và nước
Kết tinh
6
Bột đồng và bột sắt
Chiết
7
Khí oxi và khí nitơ
Từ tính
Những hợp chất nào sau đây khi nhiệt phân thì giải phóng khí O2 ? Viết phương trình hóa học minh họa ? 	 KClO3, H2SO4, KMnO4, CuO, HgO, SiO2, H2O, CuCO3, H2O2
Bài 2 : 
Cho kim loại (A) vào nước đến khi tan hết thu được dung dịch (B) và khí (C). Đốt cháy cacbon trong khí oxi dư thu được khí (D). Dẫn khí (D) vào dung dịch (B) thấy xuất hiện kết tủa trắng. Nhỏ tiếp dung dịch HCl vào thì kết tủa tan ra, đồng thời khí (D) lại xuất hiện. Dẫn khí (C) qua bột đồng (II) oxit thu được hỗn hợp rắn (E), sau đó hòa tan chất rắn (E) vào dung dịch HCl thì (E) tan tạo dung dịch màu xanh lam và còn chất rắn (F) không tan. Biết (B) được sử dụng để làm phấn viết bảng. 
Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định các chất A, B, C, D, E, F.
Bài 3 : 
Cho 12,5 gam tinh thể đồng (II) sunfat ngậm nước (CuSO4.xH2O) đun nóng để khử nước. Kết quả cho thấy muối mất nước nhẹ hơn khối lượng ban đầu là 4,5 gam. 
Xác định công thức muối ngậm nước. 
Hòa tan 12,5 gam tinh thể trên vào nước dư thu được dung dịch X có nồng độ 5%. Xác định khối 
lượng dung môi có trong dung dịch trên. 
Bài 4 : 
Đốt cháy 2,500 gam uranium (U) trong không khí thu được 2,949 gam một oxit của uranium. Hãy xác định công thức hóa học của oxit này, biết U = 238. 
Phân bón A chứa 60% canxi nitrat Ca(NO3)2, phân bón B chứa 55% amoni nitrat NH4NO3, phân bón C chứa 65% amoni sunfat (NH4)2SO4. Nếu cần 50kg đạm (nitơ) thì mua A hay B sẽ đỡ tốn công vận chuyển hơn ?
Bài 5 : 
13,44 lít hỗn hợp khí X gồm CO và H2 có tỉ khối đối với hidro bằng 7,5. 
Tính thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X. 
Tính khối lượng Fe3O4 cần vừa đủ để tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp khí trên. Cho biết trong phản ứng trên đâu là chất oxi hóa, đâu là chất khử. 
Hòa tan chất rắn thu được sau phản ứng khử Fe3O4 vào 200gam dung dịch H2SO4 29,4%. Xác định nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng. 
Bài 6 : 
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các kim loại Mg, Cu, Zn, Fe thu được 10 gam hỗn hợp 3 oxit của sắt và các oxit của các kim loại tương ứng. Để hòa tan hết hỗn hợp oxit cần dùng 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định giá trị m.
ĐỀ 4 
Bài 1 : 
Tính số nguyên tử, phân tử có trong 32 gam amoni nitrat NH4NO3.
Nguyên tử nguyên tố sắt có tổng số hạt các loại là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 30 hạt. 
Xác định số hạt mỗi loại của nguyên tử nguyên tố sắt. 
Tính khối lượng nguyên tử nguyên tố sắt nếu biết me = 0,911.10-27 g, mp = 0,167.10-23 g ; mn = 0,167.10-23 g. 
Bài 2 : 
Hoàn thành các phương trình hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng 
CuFe2S2 	+ 	O2 	 	 
Al 	+ 	Fe3O4 	 
Zn 	+ 	H2SO4 đặc	 ZnSO4	+ 	SO2	+ 	H2O
Ca(OH)2	+ 	CO2 	 	 
 AgNO3	 Ag 	+ 	NO2	+ 	O2
Ca(OH)2 	+ 	NO2	 Ca(NO3)2	 + 	Ca(NO2)2	+ H2O
Nhận biết các oxit sau bằng phương pháp hóa học : K2O, SO3, MgO.
Bài 3 : 
Cho biết các muối sau đây tan hay không tan : Na2CO3, Ca(NO3)2, (CH3COO)2Cu, BaSO4, CuS, AgCl, BaBr2, FeCl3, Al2(SO4)3, (NH4)3PO4. 
Cho 7,65 gam BaO vào 100 gam dung dịch H2SO4 3,92%. Lọc bỏ kết tủa BaSO4 còn lại thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của chất tan trong A.
Bài 4 : 
Kim loại X tạo ra 2 muối là XBr2 và XSO4. Nếu số mol XSO4 gấp 3 lần số mol XBr2 thì = 44,55 gam và = 104,85 gam. Xác định X là nguyên tố nào. 
Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một hợp chất X, sản phẩm tạo thành là 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. 
Hợp chất X được tạo thành từ các nguyên tố nào ? Lập công thức đơn giản nhất của X.
Ở điều kiện bình thường, 0,1 mol X có thể tích 5,75 ml và khối lượng riêng 0,8 g/ml. Xác định công thức phân tử của X. 
CuO
PbO
Al2O3
Fe2O3
MgO
1
2
3
4
5
H2
Bài 5 : 
Cho luồng khí hidro (dư) qua các ống nghiệm đựng các chất như sau và được nung nóng. Biết ống 1 đựng 0,05 mol CuO, ống 2 đựng 0,02 mol PbO, ống 3 đựng 0,01 mol Al2O3, ống 4 đựng 0,04 gam Fe2O3, ống 5 đựng 0,1 mol MgO. 
Tính khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng. 
Hòa tan các sản phẩm vào dung dịch HCl dư. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. 
Bài 6 : 
Hỗn hợp X gồm oxi và ozon có tỉ khối đối với H2 bằng 20,8. Thêm V lít khí oxi vào 5 lít hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y đối với H2 bằng 19. Các thể tích khí đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Xác định giá trị V. 
ĐỀ 6
Câu 1 : 
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, trong đó số hạt mang điện tích dương gấp đôi số hạt mang điện tích âm. Xác định tên nguyên tố và nguyên tử khối của X. 
Biết rằng nguyên tử nguyên tố X có khối lượng riêng là 1,55 g/cm3.Trong một khối canxi, các nguyên tử có dạng hình cầu xếp chồng lên nhau trong một khối hình lập phương và các nguyên tử canxi chỉ chiếm 74% thể tích toàn bộ khối lập phương, còn lại là khe trống. Tính bán kính nguyên tử canxi.
Câu 2 : 
Viết phương trình hóa học theo các yêu cầu sau
Cho lượng dư kim loại bari vào dung dịch axit sunfuric. 
Đốt cháy butađien C4H6. 
Magie tác dụng với nitơ ở nhiệt độ cao sinh ra magie nitrua (N có hóa trị III), magie nitrua tan trong nước tạo thành magie hidroxit và khí amoniac. 
Nung hỗn hợp gồm canxi photphat, silic đioxit và cacbon ở 12000C để điều chế photpho, ngoài ra còn thu được khí cacbon oxit và canxi silicat. 
Với các dụng cụ thông dụng như giấy quỳ tím, ống hút và ống nghiệm đựng các dung dịch ; hãy nhận biết các chất rắn đã bị đánh mất nhãn : MgO, N2O5, CaO và Na2O. 
Câu 3 : 
Nung m (gam) hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 có mặt xúc tác MnO2 thu được chất rắn B và khí oxi. Biết rằng trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng B, khí oxi thu được đốt cháy hoàn toàn 2,304 gam Mg. 
Tính khối lượng m. 
Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 
Câu 4 : 
Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 7,08 gam chất tan. Biết rằng KOH tác dụng với HCl theo phản ứng : KOH + HCl → KCl + H2O.
Chất nào còn dư sau phản ứng ? Bao nhiêu gam ?
Xác định nồng độ mol của các chất sau phản ứng.
Câu 5 : 
Nêu định nghĩa nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch. 
Ở 1000C, độ tan của NaNO3 là 180g, ở 200C là 88g. Hỏi có bao nhiêu gam NaNO3 tách ra khi làm nguội 560g dung dịch NaNO3 bão hòa từ 1000C xuống 200C.
Cần phải hòa tan bao nhiêu gam SO3 vào dung dịch H2SO4 50% để điều chế 100 gam dung dịch H2SO4 79% ? 
ĐỀ 5
Câu 1 : 
Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau 
FexOy + HCl 	→ muối sắt clorua + H2O
Al2(SO4)3 + Na2S + H2O → Al(OH)3 + CO2 + Na2SO4 
Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3+ H2O 
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3+ H2O 
FeCl3 + HI → FeCl2 + I2 + HCl 
CnH2n + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + MnO2 + KOH 
Câu 2 : 
Từ các nguyên tố O, Na, S, Fe ; hãy lập các công thức hóa học từ 4 nguyên tố trên và gọi tên các chất vừa tạo thành. 
Một nguyên tử có tổng số hạt các loại là 40, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35% tổng số hạt. 
Định tên và nguyên tử khối của A. 
Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A. 
Viết phương trình phản ứng của A với Cl2, với dung dịch H2SO4, với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3. Cho biết loại phản ứng của các phản ứng hóa học vừa viết. 
Câu 3 : 
Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Tính khối lượng kim loại tối đa có thể điều chế được từ 14,16 gam hỗn hợp muối X. 
Độ dinh dưỡng của phân bón được đánh giá bằng % về khối lượng của một số chất có liên quan đến phân bón : phân kali qua K2O, phân lân qua P2O5 và phân đạm qua N. Hãy đánh giá độ dinh dưỡng của các mẫu phân với thành phần như sau 
Phân đạm urê chứa 67,5% CO(NH2)2.
Phân nitrophotka (NPK) có chứa 13,8% KNO3 và 55,6% (NH4)2HPO4.
Phân supephotphat chứa 35% Ca(H2PO4)2.
Câu 4 : 
Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Khí thoát ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa trắng. Mặt khác, nếu lấy lượng kim loại tạo thành hòa tan trong dung dịch HCl dư thì tạo thành 1,176 lít khí (đktc).
Xác định khối lượng kim loại tạo thành. 
Tìm công thức của oxit kim loại. 
Câu 5 : 
Tính tỉ khối của hỗn hợp Y đối với hỗn hợp X, biết rằng :
X là hỗn hợp đồng khối lượng của C2H2 và C4H4.
Y là hỗn hợp đồng thể tích của C4H10 và H2.
Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lít CO2 (27,30C và 1,1 atm). Hãy xác định công thức phân tử của A. 
Câu 6 : 
Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH, biết rằng : 
30 ml dd H2SO4 được trung hòa hết bởi 20 ml dd NaOH và 10 ml dd KOH 2M.
30 ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20 ml dd H2SO4 và 5 ml dd HCl 1M. 
LUYỆN TẬP CHUNG 
Bài 1 :
a. Cho các chất: KMnO4, SO3, Zn, CuO, KClO3, Fe2O3, P2O5, CaO, CaCO3. Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào. 
- Nhiệt phân thu được O2 ?
- Tác dụng được với H2O, với H2?
Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm trên (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
b. Hãy nêu phương pháp phân biệt các dung dịch: Dung dịch axit sunfuric, dung dịch kali hiđroxit, nước cất và muối ăn. 
c. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn? (các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Bài 2 : 17,92 lít hỗn hợp gồm hidro và axetilen C2H2 (đktc) có tỉ khối đối với nitơ là 0,5. Đốt hỗn hợp trên với 51,2 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết thu được khí Y. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Xác định thành phần về thể tích các khí trong Y. 
Tính tỉ khối của hỗn hợp Y đối với không khí. 
Bài 3 : Nhiệt phân hoàn toàn 158 gam KMnO4, thu được 145,2 gam chất rắn. 
Xác định thể tích oxi tạo thành.
Tính hiệu suất của phản ứng trên. 
Cho lượng oxi trên tác dụng với 11,2 gam đồng kim loại. Xác đinh thể tích khí hidro cần dùng để đưa sản phẩm trở thành về kim loại. 
Bài 4 : Cho 3,6 gam magie vào bình chứa 196 gam dung dịch H2SO4 12,5%.
Sau phản ứng, cho mẩu quỳ tím vào bình. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học. 
Tính thể tích khí hidro tạo thành 
Xác định nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. 
Bài 5 : Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp gồm kali và kali oxit vào 600 gam nước thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. 
Bài 6 : Hòa tan 7,2 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl (dư), cô cạn dung 
dịch sau phản ứng thu được 28,5 gam muối khan. Xác định tên kim loại. 
Bài 7 : Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm C2H2, C2H4, CH4, C3H4 và C2H6 thu được 17,92 lít khí CO2 và 18 gam H2O. 
Viết các phương trình phản ứng cháy 
Tính thể tích khí oxi cần dùng và tổng khối lượng hỗn hợp A. 
Bài 8 : Hòa tan hỗn hợp 5 gam Al, Cu, Mg trong dung dịch HCl (dư) làm thoát ra V lít khi hidro. Lấy sản phẩm còn lại đem đi cô cạn và cho bay hơi hết HCl dư thu được 17,425 gam chất rắn M, trong đó đơn chất kim loại chiếm 7,1736% về khối lượng. 
Viết phương trình hóa học. 
Tính thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu. 
Tính thể tích khí hidro thoát ra (đktc). 
Bài 9 : Cho 5,6 gam canxi vào 200 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được, biết độ tan của canxi hidroxit ở điều kiện thí nghiệm là 2g. 
Bài 10 : Cho 97,5 gam kali vào 100g dung dịch HCl 73%. Tính khối lượng kali clorua tạo thành và thể tích khí hidro thoát ra. 
Bài 11 : 
Oxit kim loại hóa trị II tác dụng với dd H2SO4 20% thu được dung dịch muối có nồng độ 22,462%. Xác định tên kim loại. 
Oxit kim loại hóa trị III tác dụng với dd H2SO4 12% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,33%. Xác định tên kim loại.
Hòa tan 7 gam kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định tên kim loại R. 
Bài 12 : Dùng khí CO để khử hoàn toàn 80g hỗn hợp CuO và Fe2O3, thu được hỗn hợp 2 kim loại và 57,2 gam khí cacbonic. 
Tính thể tích khí CO cần dùng và khối luộng của hỗn hợp 2 kim loại sau pứ. 
Tính thành phần khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu. 
Bài 13 : Thêm 3g MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Xác định thành phần khối lượng của từng chất trong hỗn hợp đầu. 
Bài 14 : Để hòa tan vừa đủ 4 gam oxit FexOy cần vừa đủ 47,6 ml dd HCl 10% (d = 1,15 g/ml). Cho CO dư qua ống đựng 4 gam oxit này nung nóng sẽ thu được Fe. 
Viết phương trình phản ứng. 
Xác định công thức oxit sắt và tính khối lượng Fe tạo thành. 
Bài 15 : Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp 2 kim loại magie và nhôm bằng 500ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch A và 8,736 lít khí hidro. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. 
Bài 16 : Đốt cháy hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp sắt, đồng, nhôm, kẽm thu được 16,2 gam hỗn hợp các oxit. Tính thể tích không khí cần dùng, biết oxi chiếm 21% thể tích khí quyển. 
Bài 17 : Một nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. 
Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử R
 Cho biết số electron trong mỗi lớp của nguyên tử R
Tính nguyên tử khối của R, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC
Tính khối lượng bằng gam của R, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là 1,9926.1023 gam và C= 12 đvC

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn_thi_Hoc_sinh_gioi_Hoa_8.docx