Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Hóa học

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1422Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Hóa học
đề thi học sinh giỏi lớp 8
(Thời gian làm bài : 90 phút)
Câu 1: (5,5 đ) Cho các chất sau: Fe3O4 ; FexOy
 a) Tính hoá trị của Fe trong các hợp chất trên
 b) Cho các chất trên tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp để phản ứng xảy ra. Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? Nêu định nghĩa và chỉ rõ quá trình xảy ra trên phương trình phản ứng?
Câu 2: (4,5đ) Có 3 gói bột màu trắng bị mất nhãn, biết rằng mỗi gói đựng một trong ba chất là: P2O5, NaCl , KClO3. Chỉ dùng quì tím và một hoá chất nữa, hãy nhận biết các gói bột trên bằng phương pháp hoá học.
Câu 3: (5đ) Đốt cháy một hỗn hợp gồm H2 và cacbon oxit có khối lượng là 13,6 gam 
 cần dùng hết 17,92 lít khí O2 (đkc). Biết rằng sản phẩm gồm CO2 và hơi nước.
 a) Viết phương trình hoá học
 b) Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đầu
 c) Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp đầu.
Câu 4: (5đ) Tìm công thức của một hợp chất gồm 2 nguyên tố, biết rằng % khối lượng của mỗi nguyên tố đó trong hợp chất phải tìm là 50 %. 
đề thi học sinh giỏi lớp 8 
(vòng 1) Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1 (4đ). Có 4 chất rắn ở trạng thái bột là: Al , Cu , Al2O3 , CuO.
Hãy nhận biết từng chất với một thuốc thử duy nhất. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có). 
Câu 2 (3đ). Cho 1,5 gam một oxit sắt tác dụng với khí hiđrô ( nhiệt độ cao ) thu được 1,05 gam sắt.
 - Viết phương trình dạng tổng quát.
 - Tìm công thức hoá học của oxit sắt và gọi tên.
Câu 3 (5đ) . Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại A và B cùng có hoá trị II và có tỉ lệ mol là 1 : 1 bằng dung dịch axit clohđric thu được 2,24 lít hiđrô (đktc).
Hỏi A, B là các kim loại nào trong số các kim loại sau:
 Mg =24 , Ca =40 , Ba = 137 , Zn = 65 , Fe = 56 , Ni = 58.
Câu 4 (8đ). Có V lít hỗn hợp khí gồm CO và Hiđrô , Chia V lít hỗn hợp thành hai phần bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng oxi, sau đó dẫn sản phẩm cháy đi qua nước vôi trong (dư), thu được 20 gam chất kết tủa trắng.
Dẫn phần thứ hai đi qua bột oxit đồng nóng (dư), phản ứng xong thu được 19,2 gam kim loại đồng.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích của V lít hỗn hợp khí (ở đktc) ban đầu.
c) Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo thể tích và theo khối lượng.
đề thi học sinh giỏi lớp 8
(vòng2) Thời gian làm bài : 120 phút
Câu 1 (3đ). Có một hỗn hợp rắn gồm muối ăn, lưu huỳnh, bột sắt. Hãy nêu cách tách hỗn hợp và thu mỗi chất ở trạng thái riêng biệt (dụng cụ hoá chất coi như có đủ).
Câu 2 (3đ). Cho các chất sau: Nước, quặng sắt pirit FeS2. Hãy nêu phương pháp điều chế các chất sau:
 a) Fe2(SO4)3 b) FeSO4 c) Fe
 Mọi dụng cụ hoá chất coi như có đủ.
Câu 3 (4đ).Viết phương trình biểu diễn dãy biến hoá sau, cho biết các chữ cái (A), (B), (C), (D) là một chất riêng biệt:
 a) H2O (A) Cu (B) ( C ) C u
 b) KMnO4 (A) (B) (C) (D) CO2
 c) KClO3 (B) (C) (D) (E) Al2(SO4)3
 d) FeS2 (A) (B) Cu (C ) (D) Cu
Câu 4 (5đ). Có 11,15 gam chì oxit được nung nóng dưới dòng khí hiđrô. Sau khi ngừng nung nóng, sản phẩm rắn A thu được có khối lượng 10,83 gam. Tìm thành phần khối lượng của A.
Câu 5 (5đ). Dùng khí CO để khử oxit sắt từ và khí hiđrô để khử sắt (III) oxit, khối lượng sắt thu được là 266 gam. Khí sinh ra từ các phản ứng nói trên được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thấy xuất hiện 200 gam kết tủa trắng.
a) Tính thể tích các khí hiđrô và khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng mỗi oxit đã tham gia phản ứng.
đề thi học sinh giỏi lớp 8
(Thời gian làm bài : 90 phút)
Câu 1: Hãy cho biết công thức hoá học của các chất ứng với các chữ cái sau: A, B, U, D, Q, T , V, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
 A B + U D Q + T + U
 V Z + U C2H2 + U CO2 + V
Câu 2: a) Trình bày phương pháp làm sạch muối ăn có lẫn SiO2, CaCO3, mạt sắt.
 b) Trình bày phương pháp nhận biết 3 khí: Oxi, hiđrô, cacbon đioxit đựng trong 3 ống nghiệm riêng biệt mất nhãn.
Câu 3: a) Viết công thức hoá học và gọi tên các chất có chứa nguyên tố cacbon mà em đã được học ở chương trình lớp 8.
 b) Trong các chất đó chất nào gây ô nhiễm không khí? nêu biện pháp chống ô nhiễm đó.
Câu 4: Xác định công thức oxit của một nguyên tố biết rằng trong oxit đó có oxi chiếm 50% về khối lượng. Gọi tên và viết phương trình phản ứng điều chế oxit đó.
đề thi học sinh giỏi lớp 8 (vòng 1) 
(Thời gian làm bài : 120 phút)
Câu 1 (3đ). Hoàn thành các phương trình hoá học sau , ghi thêm điều kiện phản ứng nếu có :
a) KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
b) FexOy + CO FeO + CO2.
c) KClO3 KCl + O2.
d) Al(OH)3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O.
e) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
f) Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2.
Câu 2 (2đ). Nhận biết các khí đựng trong các lọ riêng biệt bằng phương pháp hoá học: O2, H2, CO2, CO. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 3 (5đ). Chọn những chất nào trong các chất sau đây : H2O, NaCl, C, Cu, P, KMnO4, H2SO4 loãng, Fe2O3, CaCO3, Al2O3, K2SO4, S, Zn, Ca(OH)2 để điều chế các chất: O2, H2, CuSO4, H3PO4, CaO, Fe. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4 (5đ). Có một hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3, chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau:
 a) Ngâm phần 1 trong dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 4,48 lít khí hiđrô (đktc).
 b) Cho một luồng khí H2 dư đi qua phần 2 nung nóng thu được 33,6 g sắt.
 Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có tron g hỗn hợp.
Câu 5 (5đ). Đốt cháy 42 g hỗn hợp gồm C và S.
a) Tính thể tích hỗn hợp khí thu được biết rằng C chiếm 42,85 % hỗn hợp.
b ) Tính thể tích O2 cần dùng (ở đktc) để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
đề thi học sinh giỏi lớp 8 (vòng2)
(Thời gian làm bài : 90 phút)
Câu 1: (4đ) Cho những chất: P2O5, Ag, KClO3, Cu, CO2, Zn, Na2O, S, Fe2O3, CaCO3, HCl và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Hãy chọn dùng trong số những chất trên để điều chế các chất dưới đây bằng cách viết các PTHH và ghi điều kiện của phản ứng (nếu có): NaOH, Ca(OH)2, H2SO3, H2CO3, Fe, H2, O2.
Câu 2: (3đ) Có 5 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: HCl , NaOH , Ca(OH)2 , CuSO4 , NaCl. Hãy phân biệt từng chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học và viết các PTHH xảy ra.
Câu 3 :(4đ) Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít khí hiđrô ở đktc. Toàn bộ lượng kim loại cho tác dụng với dung dịch HCl dư cho 1,008 lít khí hiđrô ở đktc. Tìm kim loại M và oxít của nó.
Câu 4 :(3đ) Ngâm một lá kẽm nhỏ trong dung dịch HCl, phản ứng xong người ta lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô, nhận thấy khối lượng lá kẽm giảm 6,5 g so với trước phản ứng.
a) Viết PTHH.
b) Tính thể tích khí hiđrô (ở đktc) được sinh ra.
c) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng.
Câu 5 :(6đ) Khử hoàn toàn 16g bột một loại oxit sắt nguyên chất bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 4,8 gam.
a) Hãy cho biết công thức hoá học của oxit sắt đã dùng.
b) Chất khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch NaOH dư. Khối lượng của bình tăng hay giảm bao nhiêu gam?
c) Hãy cho biết thể tích khí CO (đo ở đktc) cần dùng cho phản ứng trên là bao nhiêu? Biết rằng người ta đã dùng khí CO dư 10 % so với lý thuyết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_hoa_8.doc