Ôn tập đoạn văn nghị luận khối 7

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập đoạn văn nghị luận khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập đoạn văn nghị luận khối 7
ÔN TẬP ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN KHỐI 7
Chủ đề: Cảm nghĩ về Ca Huế Trên Sông Hương
Đoạn 1:
 Cố Đô Huế không chỉ có những danh lam thắng cảnh là đẹp, mà sản phẩm tinh thần như Ca Huế cũng rất đẹp và đáng trân trọng. Những làn điệu dân ca nổi tiếng được Ca Huế truyền đạt bằng những tiếng đàn, tiếng hát giữa dòng sông mênh mông. Mà xung quanh chỉ toàn một màu đen về buổi tối hòa cùng những vì sao và ánh trăng tạo nên một vẻ đẹp tâm hồn mà chẳng có bút nào tả hết được. Trên con thuyền trôi bồng bềnh trên mặt nước, tiếng hát , tiếng đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt...vang vang hòa với nhau tạo cho người nghe có một cảm giác rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Ca Huế trên sông Hương la một di sản văn hóa cua đất nước Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng. Nó cần được giữ gìn và phát triển hơn nữa để Ca Huế luôn được tồn tại trên mảnh đất Việt Nam này.
Đoạn 2:
 Qua văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” em cảm thấy Huế là một nơi tuyệt vời, nó không chỉ nổi tiếng về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà cỏn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca, âm nhạc cung đình. Còn có các điệu hò, hò lơ, hò ô, hò nện...những điệu ca êm đềm nhẹ nhàng, mà sâu lắng. Nó còn la một thú vui tao nhã bởi nó khác hẳn so với các loại nhạc khác, khi nghe và thưởng thức ta được ở trên một chiếc thuyền rồng, vào ban đêm thật yên tĩnh, thành phố lên đèn như sao sa. Ta được ngồi gần các nhạc công tạo nên nét gần gũi, cùng nhau thưởng thức, thấu hiểu được hết lời ca. Ôi! Thích làm sao! Chỉ cần nghĩ đến là đã rộn ràng. Nhất định sau này, em sẽ đến Huế để tham quan, thưởng thức những điệu ca, những điều thật tuyệt vời ở nơi xứ Huế và được coi là nơi sắc hồn của loại nhã nhạc Cung Đình.
Đoạn 3:
 Xứ Huế nổi tiến với các điệu hò: hò khi đánh cá, hó lúc cấy cày, gặt hái, chăm tằm, dệt vải,... Tất cả những làn điệu ấy đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng của xứ Huế. Mỗi điệu hò dù ngắn hay dài cũng diễn tả một ý tình trọn vẹn. Ca Huế trên sông Hương là một trong những cách giúp cho tâm hồn con người trở nên nhẹ nhõm. Chính vì vậy mà từ lâu đời, nó đã trở thành tâm hồn của xứ Huế và con người nơi đây. Để có một đêm ca Huế thật trọn vẹn, hài hòa thì nhạc cụ là vật không thể thiếu. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát triển. Nếu có dịp, em sẽ đến đây một lần để thưởng thức những danh lam thắng cảnh và đặc biệt không thể bỏ lỡ những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.
Đoạn 4:
 Sau khi học bài “ Ca Huế trên sông Hương” em cảm nhận được Huế- gắn liền với những điệu hò lảnh lót như mát cả tai. Hò ơi!...câu hò quen thuộc đã ăn sâu vào mỗi con người nơi đây. Tiếng hò nghe thật da diết, thắm đậm lòng người. Hò lúc cấy cày, hò khi gặt hái, hò khi trồng cây,..Câu hò như người bạn vốn dĩ đã thân từ lâu. Sự đa dạng bởi những câu hát nơi đây là tiếng đàn. Nghe buồn rười rượi là chiếc đàn tranh, pha nên một bản nhạc xao động là đàn nhị, đàn tì bà,...Người ta nói con gái Huế có một vẻ đẹp tìm ẩn trong mỗi con người. Ngơ ngẩn là vẻ đẹp của các ca công nữ với chiếc áo dài duyên dáng; nam thì đầu đội khăn xếp, mặc những chiếc áo dài the. Một nét đẹp của Ca Huế mà ít ai nhận ra được là sự gần gũi của các ca công và khán giả. Làm cho ta cảm nhận được cái cảm giác thanh bình , sự thân thiện, gần gũi với mọi người. Quên đi cái cảm giác ồn ào, náo nhiệt, đường xe nhộn nhịp của nơi Sài Gòn nữa! Huế là nơi ta biết được bởi các điệu hò dân gian, các loại âm nhạc cung đình. Nơi đây đã đánh dấu sự phong phú của âm nhạc Việt Nam. Cảm ơn Huế, cảm ơn những con người nơi đây, cảm ơn những bản nhạc độc đáo và xin cảm ơn tác giả Hà Ánh Minh đã để lại cho đời bài văn vô cùng có ý nghĩa.
Đoạn 5:
 Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa được nhiều người yêu thích. Không chì làm xao động lòng người Việt Nam, ca Huế còn làm dao động du khách bốn phương. Nét đặc trưng của ca Huế là được ngồi trên thuyền rồng, vừa được ngắm cảnh sông Hương, vừa được nghe ca Huế. Ca Huế đưa con người đến gần nhau hơn. Ca Huế như là một giọt nước ấm chảy vào tim mỗi con người Việt Nam. Ca Huế là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bào tồn và phát triển.
Chủ đề: Lòng yêu nước
Đoạn 1.
 Từ xưa đến nay dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Ngọn lửa ấy vẫn luôn cháy trong tim của mỗi con người Việt Nam. Trong lịch sử, biết bao nhiêu anh hùng đã hi sinh đánh đổi lại là độc lập, tự do cho thế hệ mai sau. Bản thân em và thế hệ trẻ cũng noi theo các anh qua những hành động tuy nhỏ mà ý nghĩa lớn. Hằng ngày, chúng em đến trường học hành chăm chỉ, vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô, cố gắng trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi buổi sáng chào cờ, chúng em đứng trong nghiêm tưởng nhớ đến các vị anh hùng đã hi sinh. Chúng em còn tham gia bảo vệ môi trường, vận động mọi người tham gia ngày " Chủ nhật xanh". Phải xây dựng một đức nước giàu đẹp để sánh vai với các cường quốc. Bản thân em cần phải cố gắng hơn để làm những điều tốt đẹp cho mọi người và đất nước để không phụ lòng những anh chiến sĩ đã hi sinh.
Đoạn 2.
 Qua văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" em đã cảm nhận được một tinh thần yêu nước sâu đậm, mãnh liệt của từng công dân nước Việt Nam thể hiện qua những việc làm theo sức của họ. Đàn ông thì ra trận chiến đấu để tỏ lòng yêu nước của mình. Còn đàn bà phụ nữ thì phục vụ, lo lắng cho những người chiến sĩ. Em cũng vậy, cũng là một công dân Việt Nam và cũng có một lòng yêu nước thật nồng nàn, cao cả. Hằng ngày em thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những cử chỉ, hành động nhỏ như thấy rác thì lượm bỏ vào thùng rác, mỗi sáng thứ 2 chào cờ, em phải nghiêm túc và hường thẳng vào cờ nước đang bay phấp phới. Chiếc khăn quàng đỏ thắm được thắt gọn gàng trên chiếc vai nhỏ của em. Không đùa giỡn với chiếc khăn quàng ấy mà phải trân trọng, nâng niu nó. Và đó tuy là những việc làm không lớn lao gì mấy nhưng nếu ai ở lứa tuổi học sinh này cũng làm được những việc như thế thì đất nước này sẽ trở nên nề nếp hơn và có nhiều người thể hiện lòng yêu nước hơn nữa
Đoạn 3.
 Tiếng súng, đạn là một nỗi ám ảnh của dân tộc trong những năm kháng chiến. Để vượt qua nổi ám ảnh đó những người Việt Nam đã quyết tâm kháng chiến không ngại hi sinh. Lòng yêu nước là một đức tính đẹp và vô cùng cao quý. Nó được thể hiện qua những hành động hằng ngày từ việc học đến những lúc đi chơi. Khi chúng ta cố gắng rèn luyện tốt, học tập tốt và hoàn thành các nhiệm vụ được giao đó là đã thể hiện được lòng yêu nước. Chúng ta không xã rác bừa bãi, không giết những động vật hoang dã. Khi ăn xong vật gì đó thì thói quen là vứt bừa bãi. Hãy bỏ những thói quen không tốt đó. Thay vào đó là những công việc có ý nghĩa như nhặt rác nhé. Để tỏ lòng biết ơn thì ta cần đến thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng tặng những món quà nho nhỏ và đến thăm mộ các anh. Chắc hẳn, từ những việc làm nho nhỏ ấy sẽ làm lay động bao trái tim. Đừng ngần ngại gì thề hiện tình yêu với đất nước, hãy là lá cờ đầu xung phong đứng trên gian khổ 
Chủ đề : Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Đoạn 1.
 Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” của tác giả Phạm Văn Đồng, em cảm nhận được Bác Hồ là một người vô cùng giản dị. Vậy giản dị là gì? Đó là mội đức tính tốt,là không cầu kì, hoa mĩ. Giản dị chúng ta có thể thể hiện nó ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Ăn uống, Trang phục, nói năng,... Khi ăn thì chúng ta lấy cơm vừa đủ, đừng để rơi vãi hạt nào. Còn nhà cửa phòng học thì lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho, quần áo sạch vỡ gọn gàng để khi người khác nhìn vào họ sẽ thấy thất thoãi mái và vô cùng dễ chịu. Nói năng thì lễ phép nhẹ nhàng nói thật dễ hiểu, không dùng những lời nói thô tục, cầu kì. Làm như vậy sẽ giúp người đối diện có cảm giác vui vẻ và trong mặt họ bạn sẽ là một người thật dễ gần, dễ tiếp xúc và đặc biệt là rất thân mật. Đối với những bộ quần áo thì phải phù hợp với thời tiết, phù hợp với công việc, chứ không phải chạy theo “ mốt này mốt nọ”. Những bạn học sinh đi đến trường thì khoác cho mình những chiếc áo sang trọng, đắt tiền, những chiếc quần sặc sỡ giá tiền lên đến khủng khiếp. Đổi với các bạn đó “ thời trang” đó là “thời thượng”. Nhưng khi người khác nhìn vào chẳng xem ra gì cả. Tính giản dị giúp chúng ta gần gũi với mọi người hơn. Hãy noi gương theo Bác, vì Bác là ánh đèn sáng cho ta noi theo. Vì thế hãy làm những gì để chúng ta được mọi người yêu mến, giúp đỡ nhé!
Đoạn 2
. Bác Hồ là một nhà lãnh đạo tài ba, một danh nhân văn hóa, một vị cha già kính yêu cuả dân tộc. Bác sống rất giản dị, mộc mạc trong đời sống đến quan hệ với mọi người. Bản thân em cũng học được nhiều từ Bác. Hằng ngày đến trường, em mặc quần áo ngay ngắn chỉnh tề. Không nhuộm tóc, không trang điểm mặc đúng quy định của nhà trường. Không đua đòi theo bè bạn, không tham gia vào tệ nạn xã hội. Lúc ăn cơm em không bỏ phần ăn của mình, dù là một hạt cơm em cũng rất đáng quý. Hòa đồng với tất cả mọi người không phân biệt đẹp xấu giàu nghèo. Dù là những việc nhỏ nhoi, nhưng ta đã làm cho mọi người xung quanh cảm thấy yêu mến mình hơn. Nhờ có Bác, em đã nhận ra những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Bác mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo
Đoạn 3
 Qua bài văn "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em thấy Bác Hồ là một người vô cùng giản dị và khiêm tốn, Bác giàn dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói hoặc bài viết kể cả trong trang phục. Khi Bác đi thăm các đồng bào vùng sâu vùng xa thì Bác chỉ mặc một chiếc áo dài và khi đi thăm những vị khách sang trọng thì Bác mặc một bộ kaki với một dép râu thật giản dị. Bác là một người là một người lãnh đạo đất nước phải ăn bận đẹp đẽ, cầu kì, nhà to và có nhiều người giúp việc nhưng không Bác thì khác, Bác chỉ mặc một bộ đồ kaki thôi. Nhà chỉ có vài ba phòng và có rất ít người giúp việc. Bác là một người tài ba, giản dị mà chúng ta cần phải noi theo. bản thân em học tập được Bác là không nên sa hoa cầu kì mà cần phải giản dị. Chúng ta cần phải sống giản dị như trong bữa ăn không cần phải quá nhiều món ăn và khi ăn không để bỏ phần cơm nào. Không sơn môi đánh phấn sơn móng tay vì nó không hợp với lứa tuổi của chúng ta trong lời nói thì phải thật giản dị và dễ hiểu. Chúng ta cần phải noi gương theo Bác, học theo Bác những đức tính giản dị và để cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
Chủ đề tự chọn có sử dụng Câu Đặc Biệt
Đoạn 1: 
 Mùa xuân! Nhắc đến mùa xuân là tôi lại tưởng tượng ra một khung cảnh thật ấm áp. Vào lúc trời mờ sáng, trời se se lạnh đây là lúc mọi người cảm nhận được mùa xuân lại đến. Những giọt sương đêm còn đọng trên lá, long lanh như nhận được cái tinh túy của trời. Những chú chim én bay lượn khắp bầu trời báo hiệu mùa xuân lại đến. Khoảng bảy tám giờ, trời bỗng ấm dần, sưởi ấm cho muôn ngàn hoa lá. Vào lúc này, trên vài con đường nhỏ , có những bạn học sinh lớp Một, lớp Hai đang vui đùa tung tăng đến trường. Mọi người, mọi sự vật như đang góp phần tạo nên một bức tranh mùa xuân thật ấm áp, chan hòa và hạnh phúc. Ai nhìn vào không khỏi thốt lên: Ôi! Thật đẹp!.
Đoạn 2:
 Mỗi dân tộc trên thế giới đều có thứ tiến riêng của mình. Việt Nam ta cũng thế, người Việt Nam nói tiếng Việt Nam. Tiếng Việt! Một thứ tiếng mang đậm sắc dân tộc, một thứ tiếng đẹp về tâm hồn lẫn cách thể hiện. Nó đã đi cùng dân tộc ta trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, nó đã được dựng xây từ chính những cuộc kháng chiến anh dũng. Ở hiện tại, nó đang dần hoàn thiện bởi những con người yêu nước. Và chắc chắn , trong tương lai, Tiếng Việt sẽ được sánh vai cùng bao thứ tiếng khác trên thế giới. Nhưng dù có tạp pha bởi tiếng nước ngoài thì Tiếng Việt sẽ giữ mãi trong mình sự trong sạch, phong phú vốn có từ bao đời nay. Ôi! Đẹp lắm Tiếng Việt!
Đoạn 3: 
 Quê hương! Hai tiếng thiêng liêng mà ai cũng gọi. Bà ơi! Quê hương là gì hỡi? Đó là nơi con sinh ra, con lớn lên,chập chững bước đi đầu tiên. Thuở nằm nôi, quê hương che chở cho con. Cho con được vui chơi, cảm thấy an toàn. Quê hương là nơi con được ăn những bữa cơm ấm áp từ tay mẹ nấu là nơi có bếp lửa hồng bà nấu bánh chưng. Ngày mai, con lớn lên, con phải đi học, vậy con còn nghe được tiếng hát “ Ầu ơ ví dầu” khi mẹ ru con ngủ. Con còn nghe được tiếng cười của bà không? Con có cảm thấy an toàn khi không được quê hương che chở. Ấy thế , nhưng con không thể quên những năm tháng được đón Tết bên gia đình, được ăn thứ gạo mà chỉ có mẹ làm nên. Bây giờ con đã biết, quê hương là những thứ mà con không thể nào quên được.
Đây là các đoạn văn sưu tầm lại từ các bài làm của lớp 7/1
Các em đọc tham khảo nhé!

Tài liệu đính kèm:

  • docxCac_doan_van_tham_khao_khoi_7.docx