Bài ôn Tập lớp 7 môn Ngữ văn - Kiểm tra văn tên chủ đề: Nghị luận dân gian Việt Nam, nghị luận hiện đại Việt Nam

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn Tập lớp 7 môn Ngữ văn - Kiểm tra văn tên chủ đề: Nghị luận dân gian Việt Nam, nghị luận hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn Tập lớp 7 môn Ngữ văn - Kiểm tra văn tên chủ đề: Nghị luận dân gian Việt Nam, nghị luận hiện đại Việt Nam
KIỂM TRA VĂN 
Tên chủ đề: NGHỊ LUẬN DÂN GIAN VIỆT NAM, 
 NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 
	I. Mô tả chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh 
	1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ 
	a) Kiến thức 
	- Nghị luận dân gian Việt Nam: Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật một số bài tục ngữ: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật dùng các biện pháp tu từ, đối lập vần. 
	- Nghị luận hiện đại Việt Nam: hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nôi dung một số tác phẩm hoặc đoạn trích bàn luận về những vấn đề xã hội (tinh thần yêu nước của nhân dân, đức tính giản dị của Bác Hồ, sự giàu đẹp của tiếng Việt, ý nghĩa văn chương). 
	b) Kĩ năng 
	Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ 
	c) Thái độ 
	- Trân trọng, tự hào những bài học kinh nghiệm của ông cha. 
	- Tự hào về truyền thống yêu nước, đức tính tốt đẹp, giàu đẹp của tiếng Việt. 
	2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho học sinh 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
Khái niệm, giới thiệu, kể tên 
Tìm và giải thích nghĩa, nêu quan điểm 
Khái quát
Phân tích
	II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực 
	1. Câu hỏi nhận biết (4 – 5 câu) 
	a) Tục ngữ là gì? 
	Đáp án: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: quy luật của thiên nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con người và xã hội. 
	b) Giới thiệu vài nét chính về Phạm Văn Đồng 
	Đáp án: (1906 - 2000) ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 
	- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn. 
	- Tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 
	- Từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. 
	c) Chép nguyên văn bốn trong tám câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? 
	Đáp án: - Tấc đất tấc vàng; Nhất thì, nhì theo 
	 - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt 
 	d) Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm nghị luận đã học? 
	Đáp án: - Tinh thần yêu nước, của nhân dân ta của Hồ Chí Minh
	 	 - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai 
	 - Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng 
	 - Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh 
	2. Câu hỏi thông hiểu (4 – 5 câu) 
	a. Trình bày nội dung văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” 
	Đáp án: Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẻ của Tiếng Việt trên nhiều phương tiện: ngữ câu, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. 
	b) Tìm ra bốn câu tục ngữ về con người và xã hội trong các câu tục ngữ sau 	
	Đói cho sạch, rách cho thơm 
	Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
	Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
	Không thầy đố mày làm nên 
 	Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 
	Nhất thì, nhì thục 
	Học ăn, học nói, học gói, học mở
	Đáp án: Đói cho sạch, rách cho thơm 
	 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
	 Không thầy đố mày làm nên 
	 Học ăn, học nói, học gói, học mở
	c) Tìm 1 câu tục ngữ về thiên nhiên, 1 câu tục ngữ về lao động sản xuất và cho biết nghĩa của chúng. 
 	Đáp án: Ráng mỡ gà có nhà: Trời ráng sắc vàng màu mở gà thì sắp có bão. 
	- Tấc đất, tấc vàng: Đất coi như vàng quý như vàng 
	d) Theo Hoài Thanh nguồn gốc tất yếu của văn chương là gì? Hãy thử nêu quan điểm khác về nguồn gốc của văn chương? 
 	Đáp án: - Là lòng thương người, nói rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài, tình cảm. 
	- Bắt nguồn từ nguồn gốc lao động của con người.
	3. Câu hỏi vận dụng thấp (2 – 3 câu) 
	a) So sánh hai câu tục ngữ sau 
 	- Không thầy đố mày làm nên 
	- Học thầy không tày học bạn 
	Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ mâu thuẫn hay bổ sung nhau? Vì sao? 
	Đáp án: - Không . nên: khẳng định vai trò, công ơn của thầy 
	 - Học ..bạn: đề cao ý nghĩa, vai trò việc học bạn. 
	 - Hai câu nói hai vấn đề khác nhau, nhưng chúng bổ sung nghĩa cho nhau. 
	b) Hãy kháiquát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
	Đáp án: giá trị nội dung: Đức tính nổi bật ở Bác là giản dị: trong đời sống, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết; sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 
	Giá trị nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, sức thuyết phục; lập luận theo trình tự hợp lý. 
	4. Câu hỏi vận dụng cao (2 – 3 câu) 
	a) Phân tích phần nêu vấn đề trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
	Đáp án: tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân, là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. 
	- Câu 1, 2 → nêu vấn đề nghị luận → yêu nước sôi nổi, mãnh liệt, chân thành 
- Từ xưa đến nay  cướp nước → khẳng định sức mạnh to lớn của tình yêu nước. 
Þ Ngắn, hấp dẫn, sinh động trực tiếp. 
b) Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 – 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “Từ .. đến” 
Đáp án: - Nội dung tự chọn. 
	 - Có ít nhất 1 câu có mô hình liên kết 
	 - Có nội dung rõ ràng 	
III. Xây dựng đề kiểm tra (Theo định hướng phát triển năng lực) 
Ma trận đề 
Mức độ 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
Tục ngữ 
Trình bày khái niệm 
Tìm và nêu ý nghĩa
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ % 
 1 câu
1 điểm
10%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
3 điểm
30%
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Viết đoạn văn
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Trình bày nội dung nghệ thuật 
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 
Giới thiệu tác giả, nội dung 
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
Ý nghĩa văn chương 
Giới thiệu nguồn gốc, quan điểm 
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
3 điểm
30%
2 câu
3 điểm
30%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
4 câu
10 điểm
100%
2. Đề bài 
Câu 1: (3đ) 
a)Tục ngữ là gì? 
	b) Giới thiệu vài nét chính về Phạm Văn Đồng 
 	c) Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm nghị luận đã học? 
Câu 2: (3đ) 
	a. Trình bày nội dung văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” 
	b) Tìm 1 câu tục ngữ về thiên nhiên, 1 câu tục ngữ về lao động sản xuất và cho biết nghĩa của chúng. 
 	c) Theo Hoài Thanh nguồn gốc tất yếu của văn chương là gì? Hãy thử nêu quan điểm khác về nguồn gốc của văn chương? 
Câu 3: (2đ) Hãy khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Câu 4: (2đ) Phân tích phần nêu vấn đề trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
3. Đáp án: 
Câu 1: (3đ)
a) Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: quy luật của thiên nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con người và xã hội. 
	b) (1906 - 2000) ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 
	- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn. 
	- Tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 
	- Từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. 
	c) - Tinh thần yêu nước, của nhân dân ta của Hồ Chí Minh
	 - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai 
	 - Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng 
	 - Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh 
	Câu 2: (3đ)
	a) Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẻ của Tiếng Việt trên nhiều phương tiện: ngữ câu, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. 
	b) Ráng mỡ gà có nhà: Trời ráng sắc vàng màu mở gà thì sắp có bão. 
	 Tấc đất, tấc vàng: Đất coi như vàng quý như vàng 
	c) - Là lòng thương người, nói rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài, tình cảm. 
	 - Bắt nguồn từ nguồn gốc lao động của con người.
	Câu 3: (2đ) 
Giá trị nội dung: Đức tính nổi bật ở Bác là giản dị: trong đời sống, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết; sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 
	Giá trị nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, sức thuyết phục; lập luận theo trình tự hợp lý. 
	Câu 4: (2đ) Đáp án: tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân, là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. 
	- Câu 1, 2 → nêu vấn đề nghị luận → yêu nước sôi nổi, mãnh liệt, chân thành 
- Từ xưa đến nay  cướp nước → khẳng định sức mạnh to lớn của tình yêu nước. 
Þ Ngắn, hấp dẫn, sinh động trực tiếp. 
Tuần: 
Tiết: 
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN: NGỮ VĂN 
KHỐI 7 
Tên chủ đề: VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT – TẬP LÀM VĂN
	I. Mô tả chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh 
	1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ 
	* Văn bản 
	a) Kiến thức 
	- Nghị luận dân gian Việt Nam: Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật một số bài tục ngữ: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật dùng các biện pháp tu từ, đối lập vần. 
	- Nghị luận hiện đại Việt Nam: hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nôi dung một số tác phẩm hoặc đoạn trích bàn luận về những vấn đề xã hội (tinh thần yêu nước của nhân dân, đức tính giản dị của Bác Hồ, sự giàu đẹp của tiếng Việt, ý nghĩa văn chương). 
	b) Kĩ năng 
	Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ 
	c) Thái độ 
	- Trân trọng, tự hào những bài học kinh nghiệm của ông cha. 
	- Tự hào về truyền thống yêu nước, đức tính tốt đẹp, giàu đẹp của tiếng Việt. 
	* Tiếng Việt
a) Kiến thức 
- Các loại câu:
	+ Hiểu thế nào là rút gọn câu, câu đặc biệt.
	+ Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị việc dùng câu rút gọn và câu đặc biệt trong văn bản. 
	- Biến đổi câu 
	+ Hiểu thế nào là trạng ngữ 
	b) Kĩ năng 
	- Các loại câu: Biết cách sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt trong nói, viết. 
	- Biến đổi câu: Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng. 
	c) Thái độ: 
	Dùng đúng, phù hợp trong hoàn cảnh nói, viết cụ thể 
	* Tập làm văn 
	a. Kiến thức: Văn nghị luận, giải thích, chứng minh 
	b. Kĩ năng: Cách làm bài văn nghị luận 
	c. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản nghị luận 
	2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho học sinh 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
 Giới thiệu tác giả, trình bày đặc điểm trạng ngữ, cách làm văn nghị luận, giải thích chứng minh. 
 Trình bày nội dung văn bản, tìm tục ngữ giải thích ý nghĩa, nêu ví dụ xác định thành phần rút gọn.
Xác định nêu tác dụng của câu đặc biệt. 
Viết đoạn văn 
Tạo lập văn bản nghị luận. 
	II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực 
	1. Câu hỏi nhận biết (4 – 5 câu) 
	a) Tục ngữ là gì? 
	Đáp án: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: quy luật của thiên nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con người và xã hội. 
	b) Giới thiệu vài nét chính về Phạm Văn Đồng 
	Đáp án: (1906 - 2000) ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 
	- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn. 
	- Tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 
	- Từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. 	
c) Thế nào là câu đặc biệt ? 
	Đáp án: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ 
	d) Nêu đặc điểm của trạng ngữ? 
	Đáp án: 
	- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 
 	- Về hình thức: 
	+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. 
	+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có 1 quãng nghỉ. Khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 
g) Các câu tục ngữ sau thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì? 
	Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
	Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng 
	Đáp án: 
	- Rút gọn chủ ngữ 
	- Làm cho câu gọn hơn, ý nói chung cho mọi người 
	2. Câu hỏi thông hiểu (4 – 5 câu) 
	a) Tìm ra bốn câu tục ngữ về con người và xã hội trong các câu tục ngữ sau 	
	Đói cho sạch, rách cho thơm 
	Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
	Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
	Không thầy đố mày làm nên 
 	Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 
	Nhất thì, nhì thục 
	Học ăn, học nói, học gói, học mở
	Đáp án: Đói cho sạch, rách cho thơm 
	 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
	 Không thầy đố mày làm nên 
	 Học ăn, học nói, học gói, học mở
	b) Tìm 1 câu tục ngữ về thiên nhiên, 1 câu tục ngữ về lao động sản xuất và cho biết nghĩa của chúng. 
 	Đáp án: Ráng mỡ gà có nhà: Trời ráng sắc vàng màu mở gà thì sắp có bão. 
	- Tấc đất, tấc vàng: Đất coi như vàng quý như vàng 
	c) Theo Hoài Thanh nguồn gốc tất yếu của văn chương là gì? Hãy thử nêu quan điểm khác về nguồn gốc của văn chương? 
 	Đáp án: - Là lòng thương người, nói rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài, tình cảm. 
	- Bắt nguồn từ nguồn gốc lao động của con người.
	c) Cho ví dụ: Có câu rút gọn, khôi phục thành phần rút gọn? 
	Đáp án: - Bạn học bài chưa? 
	 - Học rồi 
	 - Khôi phục: Tôi học rồi 
	d) Tìm và phân loại trạng ngữ ở các câu sau 
 	 	Ngày mai, lớp 6A vệ sinh sân trường 
	Dưới gốc phượng, các bạn đang trò chuyện sôi nổi 
Đáp án: Ngày mai: trạng ngữ chỉ thời gian 
	 Dưới gốc phượng: trạng ngữ chỉ nơi chốn 
3. Câu hỏi vận dụng thấp (2 – 3 câu) 
a) So sánh hai câu tục ngữ sau 
 	- Không thầy đố mày làm nên 
	- Học thầy không tày học bạn 
	Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ mâu thuẫn hay bổ sung nhau? Vì sao? 
	Đáp án: - Không . nên: khẳng định vai trò, công ơn của thầy 
	 - Học ..bạn: đề cao ý nghĩa, vai trò việc học bạn. 
	 - Hai câu nói hai vấn đề khác nhau, nhưng chúng bổ sung nghĩa cho nhau. 
	b) Hãy kháiquát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
	Đáp án: giá trị nội dung: Đức tính nổi bật ở Bác là giản dị: trong đời sống, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết; sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 
	Giá trị nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, sức thuyết phục; lập luận theo trình tự hợp lý. 
c) Đặt câu có trạng ngữ (xác định trạng ngữ) 
- Một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn 
- Một câu có trạng ngữ chỉ mục đích 
Đáp án: - Ngoài sân, các bạn đang tập thể dục 
	 - Để lớp học được sạch đẹp, các em phải thực hiện vệ sinh đều đặn.
d) Hãy phân biệt: câu đặc biệt với câu rút gọn. Cho ví dụ minh họa 
Đáp án:
- Khác nhau: 
+ Câu rút gọn có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại các thành phần. 
+ Câu đặc biệt thì không 
Ví dụ: + Câu rút gọn 
	 Bạn học bài chưa? 
	 Học rồi (khôi phục: Tôi học rồi) 
+ Câu đặc biệt: 
	Ái chà ! Sao bạn đạp chân mình ? 
	(khôi phục: không thực hiện được) 
4. Câu hỏi vận dụng cao (2 – 3 câu) 
a) Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn?”
Đáp án: 
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích 
- Thân bài: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa 
	- Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ, liên hệ bản thân 
	b) Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta 
	Đáp án: 
	- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh 
	- Thân bài: Vai trò của rừng, thực trạng rừng đang bị tàn phá hiện nay, biện pháp bảo vệ rừng. 
	- Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của rừng đối với con người, liên hệ thực tiễn. 
III. Xây dựng đề kiểm tra (Theo định hướng phát triển năng lực) 
Ma trận đề 
Mức độ 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
Văn bản 
Giới thiệu tác giả 
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ % 
 1 câu
2điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
Tiếng Việt 
Nêu đặc điểm của trạng ngữ 
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
2điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
Tập làm văn 
Chứng minh 
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
6điểm
60%
1 câu
6 điểm
60%
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
6 điểm
60%
3 câu
10 điểm
100%
2. Đề bài 
Câu 1: (2đ) 
 a) Giới thiệu vài nét chính về Phạm Văn Đồng?
 b) Tìm 1 câu tục ngữ về thiên nhiên, 1 câu tục ngữ về lao động sản xuất và cho biết nghĩa của chúng. 	 
Câu 2: (2đ)
 a) Nêu đặc điểm của trạng ngữ ? 
 b) Hãy phân biệt: câu đặc biệt với câu rút gọn. Cho ví dụ minh họa 
Câu 3: Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta? (6đ) 
 3. Đáp án
Câu 1:
Đáp án: a) (1906 - 2000) ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 
	- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn. 
	- Tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 
	- Từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm
 b) Ráng mỡ gà có nhà: Trời ráng sắc vàng màu mở gà thì sắp có bão. 
	- Tấc đất, tấc vàng: Đất coi như vàng quý như vàng
Câu 2: (2đ)
 a) - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 
 	- Về hình thức: 
	+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. 
	+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có 1 quãng nghỉ. Khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 
b) 
- Khác nhau: 
+ Câu rút gọn có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại các thành phần. 
+ Câu đặc biệt thì không 
Ví dụ: + Câu rút gọn 
	 Bạn học bài chưa? 
	 Học rồi (khôi phục: Tôi học rồi) 
+ Câu đặc biệt: 
	Ái chà ! Sao bạn đạp chân mình ? 
	(khôi phục: không thực hiện được) 
Câu 3: (6đ)
Đáp án: 
	- Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu vấn đề cần chứng minh 
	- Thân bài: (4,5đ) Vai trò của rừng, thực trạng rừng đang bị tàn phá hiện nay, biện pháp bảo vệ rừng. 
	- Kết bài: (0,5đ) Khẳng định lại tầm quan trọng của rừng đối với con người, liên hệ thực tiễn
 Hình thức: (0,5đ)
Lỗi chính tả, dùng từ, bố cục (sai 5 lỗi chính tả trở lên – 0,25đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docNGAN_HANG_DE_VAN_7_HKII.doc