ÔN TẬP 4 - HÓA 12 Cho sơ đồ phản ứng: Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là: A. C2H5OH, CH3CHO. B. C2H5OH, HCHO. C. CH3OH, HCHO. D. CH3OH, HCOOH. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất: A. K2HPO4, KH2PO4. B. K3PO4, KOH. C. H3PO4, KH2PO4. D. K3PO4, K2HPO4. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)2 C. HNO3. D. Cu(NO3)2. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO4 và Fe2(SO4)3. B. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. C. MgSO4 và FeSO4. D. MgSO4. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 0,6 lít. D. 1,2 lít. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. Zn. B. Al. C. giấy quỳ tím. D. BaCO3. Câu 13: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). C. Dung dịch NaOH (đun nóng). D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Câu 14:Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 8,3 và 7,2. B. 11,3 và 7,8. C. 13,3 và 3,9. D. 8,2 và 7,8 Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 1,11 gam hỗn hợp 2 este đồng phân của nhau, đều tạo bởi axit no đơn chúc và rượu no đơn chức. Sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2, thấy sinh ra 4,5 gam kết tủa. Hai este đó là: A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5 D. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3 Câu 16: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? A. Glucozơ và fructozơ. B. Saccarozơ và xenlulozơ. C. 2-metylpropan-1-ol và butan-2-ol. D. Ancol etylic và đimetyl ete. Câu 17: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là A. 7,5. B. 6,75. C. 13,5. D. 10,8. Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là A. Gly-Ala-Val-Val-Phe. B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. C. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. Câu 20: 200 ml gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính giá trị của V(lít) để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất: A. 1,25 lít và 1,475 lít B. 1,25 lít và 14,75 lít C.12,5 lít và 14,75 lít D. 12,5 lít và 1,475 lít Câu 21: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là: A. Zn, Ag+. B. Ag, Cu2+. C. Ag, Fe3+. D. Zn, Cu2+. Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là A. 0,4M. B. 0,6M. C. 0,1M. D. 0,2M. Câu 23: Khi điện phân với điện cực trơ (có màng ngăn) một dung dịch có chứa các cation Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+ cho tới khi khí bắt đầu thoát ra tại cả hai điện cực, thì thứ tự các ion bị khử ở catot lần lượt là A. Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. Câu 24: Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 250 ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 21,6 B. 27 C. 31,67 D. 18,25 Câu 25: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là A. Ba. B. Be. C. Mg. D. Ca.
Tài liệu đính kèm: