Ôn tập 3 - Hóa 12

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập 3 - Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập 3 - Hóa 12
ÔN TẬP 3 - HÓA 12
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. O=CH-CH2-CH2OH.	B. HOOC-CHO.
C. CH3COOCH3.	D. HCOOC2H5. 
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. thủy phân.	B. tráng gương.	C. trùng ngưng.	D. hoà tan Cu(OH)2.
Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột.	 B. mantozơ. C. xenlulozơ.	 D. saccarozơ.
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3. B. 1.	 C. 2.	D. 4. 
Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. metyl aminoaxetat.	B. axit b-aminopropionic.
C. axit α-aminopropionic.	D. amoni acrylat. 
Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.	B. C6H5CH=CH2.
C. CH3COOCH=CH2.	D. CH2 =CHCOOCH3. 
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ axetat.	B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.	 D. Tơ visco và tơ nilon-6,6. 
Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. K.	 B. Na.	 C. Fe.	 D. Ba. 
	Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al.	 B. Zn.	 C. Fe.	 D. Ag. 
Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, , Cl-, . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. HCl.	 B. H2SO4.	C. Na2CO3.	D. NaHCO3.
Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04. 
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là 
A. 0,35. B. 0,45. C. 0,25. D. 0,05. 
Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3(dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là 
A. 2,52.	B. 2,22.	C. 2,32.	D. 2,62.
Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,12 mol FeSO4.	B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.	D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit đỏ.	 B. xiđerit.	 
C. hematit nâu.	 D. Manhetit
Câu 16: Công thức của triolein là 
A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5. B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5. 
C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. 
Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch sacarozơ 17,1% trong môi trường axit(vừa đủ), thu được dung dịch X(hiệu suất phản ứng đạt 100%). Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3( dư), đun nóng thu được 6,75 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là
A. 100%.	B. 75%.	C. 50%.	D. 90%.
Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là 
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. 
C. C3H6 và C4H8. D. C2H4 và C3H6.
C©u 19. Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là:
A. 178 và 1000 	B. 187 và 100 	C. 278 và 1000 	D. 178 và 2000
Câu 20: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là 
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 0,56 lít. D. 1,12 lít. 
Câu 21: Cho 16,2 gam Al phản ứng với 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm HCl 2,25M và FeCl3 1,5M, đến khi phản ứng kết thúc thu được số gam chất rắn là:
A. 16,8 B. 20,85 C. 9,45 D. 24,325
Câu 22: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là 
A. 0,015. B. 0,020. C. 0,010. D. 0,030.
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá: 
Triolein . 
Tên của Z là 
A. axit stearic. B. axit panmitic. 
C. axit oleic. D. axit linoleic. 
Câu 24. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. N2, NO2, CO2, CH4, H2.	B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, Cl2, O2, CO2, H2.	 D. NH3, O2, N2, CH4, H2.
Câu 25	Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom.	 B. CaO.
C. dung dịch Ba(OH)2.	 D. dung dịch NaOH.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_on_tap_3_lop_12.doc