Một số nội dung ôn tập thi học kì II – Vật lý 7 năm học: 2015 - 2016

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1008Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số nội dung ôn tập thi học kì II – Vật lý 7 năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nội dung ôn tập thi học kì II – Vật lý 7 năm học: 2015 - 2016
MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP THI HKII – VẬT LÝ 7
Năm học: 2015 - 2016
A. Lý thuyết.
1. Có thể làm 1 vật nhiễm điện bằng cách nào? Có mấy loại điện tích? Vật nhiễm điện âm khi nào? Vật nhiễm điện dương khi nào? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử?
2. Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Phân biệt được chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại là gì? Nêu chiều dịch chuyển có hướng của chúng.
3. Dòng điện có chiều như thế nào? Kí hiệu mốt số bộ phận mạch điện. Kí hiệu, đơn vị của cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
4. Kể tên các tác dụng của dòng điện? Cho VD.
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc NỐI TIẾP.
- Cđdđ tại mọi vị trí như nhau. I = I1 = I2 = I3
Hình 2
- HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn. U13 = U12 + U23
6. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc SONG SONG.
- HĐT tại mọi vị trí đều bằng nhau và bằng với HĐT nguồn. U = U1 = U2 = U3
- Cđdđ trên toàn mạch bằng với cđdđ qua mỗi thiết bị. I13 = I12 + I23
B. Bài tập.
Câu 1: 
a. Đổi đơn vị cho các giá trị sau: 
A. 250mA =A B. 45mV =.V 
C. 16kV =..V 	D. 100 A =..mA
E. 6,4 V = .. mV	F. 56 V = ................. Kv
G. 1260mA= ......A H. 0,482= ...... mA
b. Đưa một thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa lại gần một vật nhiễm điện, thấy chúng hút nhau. Hỏi vật đó nhiễm điện gì? Tại sao?
Câu 2: Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (+) và chúng đẩy nhau như hình vẽ 2. 
a. Quả cầu B có nhiễm điện không ? Nếu có thì nhiễm điện loại gì ? Vì sao ?
b. Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo ? 
Câu 3: 
Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện 2 pin; khoá K đóng; 2 đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp nhau.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện? Vẽ chiều dòng điện?
b. Cho cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1 = 1,5A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là I2 và I toàn mạch là bao nhiêu ?
c. Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U2= 3V, hiệu điện thế toàn mạch Utm=10V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là bao nhiêu?
d. Nếu tháo một trong hai đèn thì đèn còn lại có sáng bình thường không? Tại sao?
Câu 4. Trong các sơ đồ mạch diện dưới đây (hình 1), vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ
V
A
B
C
D
V
V
+
-
-
+
+
+
-
V
+
-
-
+
+
-
-
-
+
Câu 5: Hãy cho biết sơ đồ nào sau đây, các bóng đèn được mắc nối tiếp.
 a)
 b)
 c)
 d)
Câu 6: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 ampe kế, 1 công tắc đóng, 1 nguồn điện 3 pin và các dây dẫn. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch. Đánh dấu (+), (-) vào các chốt của ampe kế.
Câu 7: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1vôn kế, 1 công tắc đóng, 1 nguồn điện 3 pin và các dây dẫn. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch. Đánh dấu (+), (-) vào các chốt của ampe kế.
Câu 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 ampe kế, 1 vôn kế 1 công tắc đóng, 1 nguồn điện 3 pin và các dây dẫn. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch. Đánh dấu (+), (-) vào các chốt của ampe kế.
Câu 9: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 đang sáng .
Biết I1= 0,6 A . Tìm I2 ?
Đ1
Đ2
1
2
3
Biết U toàn mạch bằng 18V; U2 =6V; Tìm U1? 
Câu 10 : Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ (hình 4).
a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.
b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.
c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.
Câu 11: Người ta ghi số vôn lên nguồn điện để làm gì? 
LỒNG GHÉP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
* Sự nhiễm điện do cọ xát 
- Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển,
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2,)
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
* Dòng điện có tác dụng từ.
- Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi.
- Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_Ly_7_hk2.docx