Một số ngành động vật và cấu tạo tế bào

doc 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số ngành động vật và cấu tạo tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ngành động vật và cấu tạo tế bào
 NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
 *Đặc diểm chung của ĐVNS: chỉ có một tế bào nhưng khác đa bào ở chỗ: chúng là một cơ thể độc lập , thực hiện đầy đủ các chức phận sống như di chuyễn dinh dưỡng và sinh sản. ĐVNScó các bào quan khác nhau (như không bào tiêu hóa , không bào co bóp điểm mắt ) để thực hiện một chức phận sống cụ thể như tiêu hóa bài tiết định hướng . ĐVNS có kích thước hiển vi và dinh dưỡng chủ yếu là dị dưỡng, đa số sống ở nước số nhỏ sống ở nơi đất ẩm và kí sinh 
 ĐVNS chia ra làm 4 lớp ;
+Trùng roi 
+Trùng chân giả 
+ Trùng cỏ 
+Trùng bào tử
 *Vai trò của ĐVNS:
 Có lợi; làm sạch môi trường như trùng biến hình, trùng giày, trùng roi , trùng chuông,
 Làm thức ăn cho động vật khác, ở nước như trùng biến hình trùng nhảy ,
 Đối với con người :
 Xác định tuổi địa tần tìm mỏ dầu và nguyên liệu chế biến giấy giáp.
 Tác hại; gây bệnh cho động vật như trùng cầu ,trùng bào tử
 Gây bệnh cho người như trùng roi máu, trùng kiết lị trùng sốt rét.
 NGÀNH RUỘT KHOANG
 *ĐẶC ĐIỂM CHUNG: Có cấu tạo đối xứng tỏa tròn, cơ thể có 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa. Cở thể chỉ có một khoang tiêu hóa duy nhất là khoang vị thong với môi trường ngoài qua lỗ miệng . Ở một số ruột khoang có khung xương đá vôi như san hô , hệ thần kinh thuộc kiểu màng lưới nguyên thủy . chúng sống trong nước, hầu hết sống ở biển , chỉ có một số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức.Cách tự vệ và tấn công bằng tế bào gai và ruột ở dạng túi thong với khoang miệng. 
 *VAI TRÒ: 
 Chỉ thị về độ sach cho môi trường nước và hạn chế bọ gậy của muỗi như thủy tức
Khai thác làm thực phẩm như sứa
Căn cứ vào sự di chuyễn của sứa người ta còn có thể dự báo được bão biển
Tạo vẻ đẹp cho thiên nhiên và có ý nghĩa sinh thái đối với biển
Làm đồ trang trí trang sức. Hóa thach san hô cò góp phần nghiên cứu địa chất.
 TÁC HẠI; gây ngứa bổng độc cho nạn nhân
 Tạo đá ngầm ảnh hưởng giao thông đường biển.
 Nghành thân lỗ
 Động vật thân lỗ (Porifera) hay bọt biển, hải miên là một ngành động vật đa bào nguyên thuỷ, có cấu trúc tế bào tách biệt và phần lớn là sinh sống ở biển. Cơ thể động vật thân lỗ có hình cốc gồm các tế động vật đa bào sớm nhất, phát triển từ các tập đoàn tế bào. Đây là ngành động vật đơn giản và nguyên thủy nhất, có những mô khác nhau nhưng không có cơ, hệ thần kinh, cơ quan bên trong, hay khả năng vận động. Chúng đã từng được xem là đã tách ra từ các động vật khác trước đây. Chúng thiếu tổ hợp phức tạp được tìm thấy trong hầu hết các ngành khác. Các tế bào của chúng khác biệt nhưng trong hầu hết các trường hợp không được tổn chức thành các mô riêng biệt. Động vật thân lỗ thường ăn bằng cách hút nước qua các lỗ chân lông. Chúng có các tế bào không chuyên các tế bào có thể chuyển đổi thành các loại khác và thường di chuyển giữa các lớp tế bào chính và mesohyl trong quá trình này. Động vật thân lỗ không có hệthần kinh, tiêu hóa và tuần hoàn. Thay vào đó, hầu hết số này dựa vào việc duy trì một dòng chảy liên tục qua cơ thể để lấy thức ăn, ôxy cũng như loại bỏ chất thải.
 TÀI LIỆU SINH HỌC
PHÂN LOẠI SINH HỌC : ( từ nhỏ đến lớn )
-Loài 
-Chi 
-Họ 
-Bộ 
-Lớp
-Nghành 
-Giới
-Vực 
-Sự sống
 GIỚI ĐỘNG VẬT & THỰC VẬT
 -Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất , bao gồm các nghành sinh vật có đặc điểm chung nhất định.
 *Giới nấm ( Fungi ) : gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành phần của tế bào chứa kitin, không có lục lập long và roi, sống cố định.
 -Đặc điểm dinh dưỡng : dị dưỡng hoại sinh kí sinh hoặc cộng sinh.
 *Giới khởi sinh ( Monera ) :là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi . Đặc điểm của nhóm này là :
 -Kích thước hiển vi
 -Sinh trưởng nhanh
 -Phân bố rộng thích ứng cao với đời sống môi trường
 .Có tế bào nhân sơ , đơn bào tự dưỡng và dị dưỡng .
 Đại diện là vi khuẩn , virus,
 Chú ý :2 giới trên không thuộc nhóm thực vật.
 *Giới thực vật ( Plantae) : gồm các sinh vật đa bào phức tạp , tế bào nhân chuẩn, tự dưỡng quang hợp (dịp lục ), phản ứng chậm và có thành xenlulozơ .
 - Sự tổng hợp xenlulozo diễn ra ở màng sinh chất sau đó xenlulozo lắn đọng bên ngoài màng dưới dạng vô số sợi con dệt thành một mạng lưới như cốt thép , còn phê tong đổ vào lưới đó là pectin và glucoprotein.
 *Gới động vật ( Animalia): gồm các sinh vật đa bào nhân thực và phức tạp , có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao .Có tế bào nhân chuẩn dinh dưỡng là dị dưỡng và sống chuyển động, phản ứng nhanh.
 *Giới nguyên sinh (Protitsta) :động vật đơn bào, tảo . Gồm các sinh vật nhân thực , cơ thể đơn bào hay đa bào . Phương thức dinh dưỡng đa dạng như dị dưỡng và tự dưỡng, quang hợp ( tự dưỡng) và dị dưỡng hoại sinh.
 ĐỘNG VẬT DA GAI
 Có tính đối xứng tâm và là các động vật ở biển. 
 Chia ra làm 5 lớp 
 +Lớp huệ biển
 +lớp sao biển
 +Lớp cầu gai
 +Lớp đuôi rắn
 + lớp hải sâm
 NGHÀNH TAY CUỘN
 Một trong số các nghành động vật quan trọng xuất hiện sớm trên Trái Đất . Ở giai đoạn hóa thạch nghành tay cuộn có số lượng loài lớn nhưng hiện nay chỉ còn số ít ở các đại dương.
 Nghành tay cuộn cũng có 2 lớp vỏ như nghành than mền nhưng về mặc cấu tạo thì khác nhau :
 Tay cuộn : vỏ ở bụng lớn và vỏ ở lưng nhỏ
 Thân mền : 2 mảnh vỏ bằng nhau
 Tay cuộn sống cố định trên đá, cát. Sự cố định cơ thể được thực hiện bởi một chiến cuống nhỏ trồi ra từ van chính.
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của đa số sinh vật (trừ những dạng sống tiền tế bào chẳng hạn như virus). Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào. Các sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào; ví dụ con người gồm khoảng 1014 tế bào.
Học thuyết tế bào xây dựng từ thế kỷ 19 đã phát biểu rằng:
mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào
các tế bào chỉ được tạo ra từ những tế bào trước đó
mọi chức năng sống của sinh vật được diễn ra trong tế bào
các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển các chức năng của mình
có thể truyền vật liệu di truyền này cho các thế hệ tế bào tiếp theo
Các đặc tính của tế bào
Các tế bào chuột mọc trên đĩa nuôi cấy. Những tế bào này phát triển thành các đám lớn, mỗi tế bào riêng lẻ có đường kính khoảng 10 micromét.
Mỗi tế bào là một hệ thống mở, tự duy trì và tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này thành năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào chứa một bản mật mã riêng hướng dẫn các hoạt động trên.
Mọi tế bào đều có một số khả năng sau:
Sinh sản thông qua phân bào.
Trao đổi chất tế bào bao gồm thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào, sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình, tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong các phân tử hữu cơ. Năng lượng này được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
Tổng hợp các protein, đây là những phân tử đảm nhiệm những chức năng cơ bản của tế bào, ví dụ như enzyme. Một tế bào động vật thông thường chứa khoảng 10.000 loại protein khác nhau.
Đáp ứng với các kích thích, hoặc thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pHhoặc nguồn dinh dưỡng.
Di chuyển các túi tiết.
Các dạng tế bào[sửa | sửa mã nguồn]
Các tế bào sinh vật nhân chuẩn (Eukaryote)và sinh vật nhân sơ (Prokaryote). - Hình trên đây mô tả một tế bào ngườiđiển hình (sinh vật nhân chuẩn) và tế bào vi khuẩn (sinh vật nhân sơ). Tế bào sinh vật nhân chuẩn (bên trái) có các cấu trúc nội bào phức tạp như nhân (xanh nhạt), hạch nhân (xanh lơ), ty thể (da cam), và ribosome (xanh sẫm). Trong khi tế bào vi khuẩn (bên phải) đơn giản hơn với ADN được lưu giữ trongvùng nhân (xanh nhạt) cùng với các cấu trúc đơn giản nhưmàng tế bào (đen), thành tế bào (xanh da trời), vỏ ngoài (da cam), ribosome (xanh đậm) và một tiên mao (cũng màu đen).
Người ta có thể phân loại tế bào dựa vào khả năng có thể tồn tại độc lập hay là không. Các sinh vật có thể bao gồm chỉ một tế bào (gọi là sinh vật đơn bào) thường có khả năng sống độc lập mặc dù có thể hình thành các khuẩn lạc. Ngoài ra, sinh vật cũng có thể bao gồm nhiều tế bào (sinh vật đa bào) thì mỗi tế bào được biệt hóa và thường không thể sống sót khi bị tách rời. Trong cơ thể con người có đến 220 loại tế bào và mô khác nhau.
Nếu xét về cấu trúc nội bào, các tế bào có thể chỉ làm 2 dạng chính.
Tế bào sinh vật nhân sơ thường có cấu trúc đơn giản, chỉ thấy ở sinh vật đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào. Trong hệ thống phân loại 3 giới, các sinh vật nhân sơ là thuộc giới Vi khuẩn cổ và Eubacteria.
Tế bào sinh vật nhân chuẩn thường chứa các bào quancó màng riêng. Sinh vật đơn bào nhân chuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là sinh vật đa bào. Tế bào eukyryote bào gồm các sinh vật là động vật, thực vật và nấm.
Mô hình một tế bào động vật điển hình. Các bào quan gồm: (1)hạch nhân (2) nhân (3) ribosome (4) túi tiết,(5) mạng lưới nội chất (ER) hạt, (6) bộ máy Golgi, (7) khung xương tế bào, (8)ER trơn, (9) ty thể, (10) không bào, (11) tế bào chất, (12)lysosome, (13) trung thể.
Mô hình một tế bào thực vật điển hình (xem thêm bảng 2 về phép so sánh giữa tế bào thực vật và tế bào động vật)
Mọi tế bào (bất kể sinh vật nhân chuẩn hay nhân sơ) đều cómàng tế bào hay màng sinh chất, dùng để bao bọc tế bào, cách biệt thành phần nội bào với môi trường xung quanh, điều khiển nghiêm ngặt sự vận chuyển vào và ra của các chất, duy trì điện thế màng và nồng độ các chất bên trong và bên ngoài màng. Bên trong màng là một khối tế bào chất đặc (dạng vật chất chiếm toàn bộ thể tích tế bào). Mọi tế bào đều có các phân tử ADN, vật liệu di truyền quan trọng và các phân tử ARNtham gia trực tiếp quá trình tổng hợp nên các loại protein khác nhau, trong đó có các enzyme. Bên trong tế bào, vào mỗi thời điểm nhất định tế bào tổng hợp nhiều loại phân tử sinh họckhác nhau. Phần dưới đây sẽ miêu tả ngắn ngọn các thành phần cơ bản của tế bào cũng như chức năng của chúng.
Màng tế bào - Tấm áo ngoài
Bài chính: Màng tế bào
Vỏ bọc bên ngoài của một tế bào sinh vật nhân chuẩn gọi làmàng sinh chất. Màng này cũng có ở các tế bào sinh vật nhân sơ nhưng được gọi là màng tế bào. Màng có chức năng bao bọc và phân tách tế bào với môi trường xung quanh. Màng được cấu thành bởi một lớp lipid kép và các protein. Các phân tử protein hoạt động như các kênh vận chuyển và bơm được nằm khảm vào lớp lipid một cách linh động (có thể di chuyển tương đối).
Bộ khung tế bào - Hệ vận động[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chính: Bộ khung tế bào
Bộ khung tế bào là một thành phần quan trọng, phức tạp và linh động của tế bào.nó là hệ thống mạng sợi và ống protein(vi ống, vi sợi, sợi trung gian đan chéo nhau. Nó cấu thành và duy trì hình dáng tế bào; là các điểm bám cho các bào quan; hỗ trợ quá trình thực bào (tế bào thu nhận các chất bên ngoài); và cử động các phần tế bào trong quá trình sinh trưởng và vận động. các protein tham gia cấu thành bộ khung tế bào gồm nhiều loại và có chức năng đa dạng như định hướng, neo bám, phát sinh các tấm màng.
Tế bào chất - Không gian thực hiện chức năng tế bào[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chính: Tế bào chất
Bên trong các tế bào là một không gian chứa đầy dịch thể gọi là tế bào chất (cytoplasm). Nó bao hàm cả hỗn hợp các ion, chất dịch bên trong tế bào và cả các bào quan. Các bào quan bên trong tế bào chất đều có hệ thống màng sinh học để phân tách với khối dung dịch này. Chất nguyên sinh (cytosol) là để chỉ riêng phân dịch thể, chứ không có các bào quan.
Đối với các sinh vật nhân sơ, tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất trong tế bào sinh vật nhân chuẩn thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiên tượng dòng chất nguyên sinh. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào.
Vật liệu di truyền - Yếu tố duy trì thông tin giữa các thế hệ[sửa | sửa mã nguồn]
Vật liệu di truyền là các phân tử nucleic acid (ADN và rARN). Hầu hết các sinh vật sử dụng ADN để lưu trữ dài hạn thông tin di truyền trong khi chỉ một vài virus dùng ARN cho mục đích này. Thông tin di truyền của sinh vật chính là mã di truyền quy định tất cả protein cần thiết cho mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy có thể một số ARN cũng được sử dụng như là một bản lưu đối với một số gene đề phòng sai hỏng.
Ở các sinh vật nhân sơ, vật liệu di truyền là một phân tử ADN dạng vòng đơn giản. Phân tử này nằm ở một vùng tế bào chất chuyên biệt gọi là vùng nhân. Tuy nhiên, đối với các sinh vật nhân chuẩn, phân tử ADN được bao bọc bởi các phân tử protein tạo thành cấu trúc nhiễm sắc thể, được lưu giữ trong nhân tế bào (với màng nhân bao bên ngoài). Mỗi tế bào thường chứa nhiều nhiễm sắc thể (số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là đặc trung cho loài). Ngoài ra, các bào quan như ty thể và lục lạp đều có vật liệu di truyền riêng của mình (xem thêm thuyết nội cộng sinh).
Ví dụ, một tế bào người gồm hai bộ gene riêng biệt là bộ gen của nhân và bộ gen của ty thể. Bộ gen nhân (là thể lưỡng bội) bao gồm 46 phân tử ADN mạch thẳng tạo thành các nhiễm sắc thể riêng biệt. Bộ gen ty thể là phân tử ADN mạch vòng, khá nhỏ và chỉ mã hóa cho một vài protein quan trọng.
Các bào quan[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chính: Bào quan
Cơ thể con người cấu tạo từ nhiều cơ quan như tim, phổi, thận.., mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức riêng. Các tế bào thường chứa những cơ quan nhỏ gọi là bào quan, được thích nghi và chuyên hóa cho một hoặc một vài chức năng sống nhất định. Các bào quan thường chỉ có ở các tế bào sinh vật nhân chuẩn và thường có màng bao bọc.
Nhân tế bào - trung tâm tế bào: Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN. Nhân tế bào có dạng hình cầu và được bao bọc bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ ADN của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của ADN. Trong quá trình hoạt động, phân tử ADN được phiên mã để tổng hợp các phân tử ARN chuyên biệt, gọi là ARN thông tin (mRNA). Các ARN thông tin được vận chuyển ra ngoài nhân, để trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp các protein đặc thù. Ở các loàisinh vật nhân sơ, các hoạt động của ADN tiến hành ngay tại tế bào chất (chính xác hơn là tại vùng nhân).
Ribosome - bộ máy sản xuất protein: Ribosome có cả trong tế bào sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ. Ribosome được cấu tạo từ các phân tử protein và ARN ribosome (rRNA). Đây là nơi thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein từ các phân tử ARN thông tin. Quá trình này còn được gọi là dịch mã vì thông tin di truyền mã hóa trong trình tự phân tử ADN truyền qua trình tự ARN để quyết định trình tự axít amin của phân tử protein. Quá trình này cực kỳ quan trọng đối với tất cả mọi tế bào, do đó một tế bào thường chứa rất nhiều phân tử ribosome—thường hàng trăm thậm chí hàng nghìn phân tử.
Ty thể và lục lạp - các trung tâm năng lượng: Ty thể là bào quan trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có hình dạng, kích thước và số lượng đa dạng và có khả năng tự nhân đôi. Ty thể có bộ gen riêng, độc lập với bộ gen trong nhân tế bào. Ty thể có vai trò cung cấp năng lượng cho mọi quá trình trao đổi chất của tế bào. Lục lạp cũng tương tự như ty thể nhưng kích thước lớn hơn, chúng tham gia chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các chất hữu cơ (trong quá trìnhquang hợp). Lục lạp chỉ có ở các tế bào thực vật.
Mạng lưới nội chất và bộ máy Golgi - nhà phân phối và xử lý các đại phân tử:: Mạng lưới nội chất (ER) là hệ thống mạng vận chuyển các phân tử nhất định đến các địa chỉ cần thiết để cải biến hoặc thực hiện chức năng, trong khi các phân tử khác thì trôi nổi tự do trong tế bào chất. ER được chia làm 2 loại: ER hạt (rám) và ER trơn (nhẵn). ER hạt là do các ribosome bám lên bề mặt ngoài của nó, trong khi ER trơn thì không có ribosome. Quá trình dịch mã trên các ribosome của ER hạt thường để tổng hợp các protein tiết (protein xuất khẩu). Các protein tiết thường được vận chuyển đến phức hệ Golgi để thực hiện một số cải biến, đóng gói và vận chuyển đến các vị trí khác nhau trong tế bào. ER trơn là nơi tổng hợp lipid, giải độc và bể chứa calcium.
Lysosome và peroxisome - hệ tiêu hóa của tế bào: Lysosome và peroxisome thường được ví như hệ thống xử lý rác thải của tế bào. Hai bào quan này đều dạng cầu, màng đơn và chứa nhiều enzyme tiêu hóa. Ví dụ, lysosome có thể chứa vài chục enzyme phân huỷ protein, nucleic acid và polysacharide mà không gây hại cho các quá trình khác của tế bào khi được bao bọc bởi lớp màng tế bào.
 NGÀNH CHÂN KHỚP
 *Đặc điểm chung: cơ thể đối xứng 2 bên và có phân đốt, các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu ngực và bụng.
 Mỗi đốt cơ thể mang một chi phân đốt, các đốt khóp động với nhau.
 Cơ thể được bao bộc bởi lớp vỏ kitin cứng và vững chắc làm chỗ bám cho hệ cơ . Nhưng ở giữa các đốt , vỏ kitin mỏng hơn thuận tiện cho việc cử động các đốt khóp
 Hệ tuần hoàn hở , tim phát triển. Sự phát triễn và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
 Thần kinh chuỗi hạch bụng và hạch não phát triển
 Chân khóp phân tính một số con còn kèm theo hiện tượng dị hình chủng tính ( đực và cái sai khác nhau)
 Chân khóp rất đa dạng về loài và là ngành có số lượng loài lớn nhất của giới động vật. 
 Lớp Giá Xác 
 Đa số giáp xác sống ở nước như ao hồ biển sông, vv thậm chí chố nước nông như ruộng vũng nước mưa tạm thời => hầu hết giáp xác có cơ quan hô hấp là mangvaf số ít hô hấp qua lớp vỏ mỏng bên ngoài cơ thể. Cơ thể chia ra làm 2 phần đầu-ngực và phần bụng.Trên đầu có 2 đôi rau là cơ quan khứu giác và xúc giác, chân miệng có chức năng bắt mồi. Ở một số giáp xác có đủ các chi phân đốt trên phần ngực và phần bụng. Nhưng ở một số giáp xác khác , chi phần bụng tiêu giảm, thường có phần cuối chia ra làm 2 nhánh có ý nghĩa như cơ quan di chuyển. Chân khóp còn làm thức ăn cho người như các loài cua ,tôm,và làm thức ăn cho cá .phát triển qua biến thái, lột xác nhiều lần để trưởng thành
 Lớp Hình Nhện
 Các đại diện như nhện, bọ cạp, ve bét,,hầu hết sống ở cạng nhưng chỉ số ít sống ở nước ( hiện tượng thứ sinh).cơ thể nhện chia ra làm 3 phần đầu -ngực (dính liền, không thể phân biệt ranh giới) và phần bụng. Râu vốn là đặc trung của đa số chân khóp nhưng ở nhện lại không có ( nhện là đại diện lớp hình nhện ) , gần miệng có 2 cơ quan là đôi kiềm ( có tuyến độc có chức năng bắc mồi và tự vệ )và chân súc giác( cảm nhận khứu giác và súc giác ). Phần đầu ngực có 4 đôi chân bò theo kiểu không phân nhánh, chi ở phần bụng hoàn toàn tiêu giảm và ở cuối phần bụng đa số nhện có núng tuyền tơ có chức năng tiết ra tơ nhện ( chất tiêt ra từ núng tuyến tơ gặp không khí đông cứng lại tạo thành tơ). Cơ thể nhện khác với giáp xác.Miệng –thực quản-dạ dày.Ruột tịt chứa thức ăn lỏng.Hô hấp bằng ống khí hay phổi ( hoặc cả 2), hình nhện đẻ trứng , sự phát triển của con non không qua biến thái.
 Lớp Sâu Bọ
Sâu bọ có số lượng rất lớn trên hành tinh của chúng ta, hơn phân nữa các loài động vật trên thế giới.
 Cấu tạo:
 Bên ngoài:cơ thể chia làm 3 phần đầu ngực và bụng
Phần đầu 1 đôi râu (cơ quan súc giác và khứu giác) , mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng (bắt mồi , giữ và tiêu hóa mồi)
 Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.còn đôt thứ hai và thứ ba ở đa số sâu bọ mang hai đôi cánh . Phần bụng có số đốt thay đổi tùy loài và các đốt thiếu phần phụ 
 Bên trong: 
+Hệ tiêu hóa:ở dạ dày có nhiều ruột tịt tiết ra từ dịch tiêu hóa 
+Hệ bài tết là nhiều ống nhỏ đổ vào ruột sau . Chất bài tiết cùng nước thừa được thành ống lọc đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài 
+ Hệ tuần hoàn : hở như các chân khóp khác , tim hình ống nằm ở mặt lưng , có nhiều ngăn thong với nhau và thong với ngoài qua các van một chiều 
+ Hệ hô hấp : bắt đầu từ các lỗ thở tiếp theo là hệ thống phân nhánh ống khi nhiều lần, chằn chịt đêm ôxi đế tận các tế bào.
+ Hệ sinh dục: hầu hết sâu bọ phân tính , một số sâu bọ có trứng nở ra con non giống với con trưởng thành nhưng kích thước còn nhỏ ( phát triển không qua biến thái).Sự phát triển ở sâu bọ thường trải qua gia đoạn biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn 
 Bền thái hoàn toàn ( như châu chấu , gián,) ấu trùng từ trứng nở ra có cấu tạo giống con trưởng thành nhưng có kích thước nhỏ hơn và mới chỉ có mầm cánh. Ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành ( do có vỏ kitin) 
 Biến thái không hoàn toàn (như ông bướm,) ấu trùng khác hẳn với con trưởng thành về cấu tạo và lối sống ( như ấu trùng của bướm là sâu bướm trong khi con trưởng thành có canhs và biết bay).Cuối cùng ấu trùng phải trải qua một giai đạn bất động (nhộng) mới trở thành con trưởng thành được 
 NGÀNH THÂN MỀM
*Đặc điểm chung: cơ thể mềm không phân đót có lớp da phủ hay còn gọi là lớp áo, giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp (mang ) phát triển. Có vỏ đá vôi bao bộc , chăn rìu nằm ở mặt bụng , có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển. than mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở . Hệ thần kinh than mềm gồm một số đôi hạch có dây thần kinh nối với nhau như các đôi hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch chân,thuộc kiểu hạch phân tán về các phần cơ thể. Thân mềm phân tính chỉ 1 số lưỡng tính như ốc sên.Đa số sống ở nước , hầu hết là biển, chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng .
 Lớp Chân Bụng ( ốc sên )
Chúng sống ở nước và cạng , cơ thể chỉ gồm đầu than và chân có vỏ xoắn ốc chỉ một số loài vỏ tiêu giảm như sên trần. Phần đầu có miệng và tua miệng , cạnh hoặc trên tua miệng có mắt . Dưới chân phẳng và có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể . Phần chân bụng xoắn ốc được dấu trong long vỏ đá vôi , giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo ( đóng vai trò của phổi ) , các loài ốc nược khoang áo xuất hiện mang.
 Lớp Chân Rìu ( trai)
Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề , phía trong vỏ có lớp áo mỏng phủ ngoài cơ thể và nằm trong 2 mảnh vỏ là than trai có cơ chân hình lưỡi rìu có khả năng thò ra làm chân khi di chuyển . Giưa than và áo là khoang áo có mang thở hình tấm . Trai có lớp vỏ cứng và 2 cỏ khép vỏ phát triển có chức năng tự vệ. Trai ăn vun hữu cơ và động vật nguyên sinh
 Lớp Chân Đầu 
Lớp thân mềm chỉ gặp ở biển thường có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dang lưới tầm như mai mực ở phía lưng để nâng đỡ. Cơ thể goomfthaan và đầu.Đầu có miệng quanh miệng có từ 8 đến 10 tua miệng , trên có các giác bám phát triển . Ở 2 bên đầu có đôi mắt to. Lớp áo tạo nên ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thong với ngoài qua phiễu khoang áo . Đây là cơ quan di chuyển tích cực của chân đầu . Mỗi khi khoang áo phồng ra , hút nước vào rồi co bóp lại, phụt nước qua phiễu bụng giúp cơ thể chuyển động theo kiểu phản lực 
 Các Ngành Giun
Khác với RK các ngành giun xuất hiện lá phôi thứ 3 , chính lá phôi này đã hình thành các hệ cơ , mô lien kết và các tuyến nội tiết , thành mạch máu  là những đặc điểm quan trộng của các động vật có tổ chức cơ thể cao 
Cơ vòng , cơ dọc cơ chéo và cơ lưng-bụng  tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển nhất là ở giun dẹp đến giun đốt mới xuất hiện các cơ quan di chuyển chuyên hóa .

Tài liệu đính kèm:

  • doc1_so_nghanh_dong_vat_va_cau_tao_te_bao.doc