Ma trận và đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thanh Thủy (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 18/10/2023 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thanh Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thanh Thủy (Có đáp án)
UBND HUYỆN THANH HÀ
Đề chính thức
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Vật lí 9. Thời gian: 45 phút
Ma trận gồm 2 trang.
Chủ đề
Các cấp độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Máy phát điện xoay chiều - Máy biến thế.
1. Nêu được sự biến đổi năng lượng trong máy phát điện.
2. Nêu được tác dụng của dòng điện gây ra sự hao phí điện năng. 
3. Nêu được mối liên hệ giữa công suất hao phí và hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây.
4. Vận dụng được mối liên hệ giữa chiều dài dây dẫn, đường kính tiết diện và công suất hao phí.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
3
1,5
 15%
1
0,5
 5%
4
 2,0
 20%
2. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Thấu kính
5. Nêu được khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
6. Nhận biết được thấu kính phân kì. 
7. Nêu được đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ khi vật đặt trong khoảng tiêu cự. 
8. Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
9. Nêu được loại thấu kính dựa vào đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính đó.
10. Vẽ và nêu được cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính.
11. Vận dụng kiến thức hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
3
1,5
 15%
3
2,0
 20%
1
2,0
20%
1
0,5
 5%
8
 6,0
 60%
3. Các tật của mắt - Kính lúp.
12. Nêu được kính lúp là gì.
13. Nêu được mắt nhìn rõ một vật ở đâu mà mắt không phải điều tiết.
14. Nêu được biện pháp khắc phục tật cận thị.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
1,0
 10%
2
1,0
 10%
4
 2,0
 20%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
8 
4,0
 40%
5
 3,0
 30%
1
2,0
20%
2
1,0
 10%
16
 10
 100%
UBND HUYỆN THANH HÀ
Đề 1
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Vật lí 9. Thời gian: 45 phút
Đề kiểm tra gồm 2 trang.
Phần I: Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu đáp án em cho là đúng.
Câu 1. Khi máy phát điện hoạt động năng lượng được biến đổi như thế nào?
A. Từ cơ năng thành điện năng.	B. Từ điện năng thành cơ năng.
C. Từ quang năng thành điện năng.	D. Từ điện năng thành quang năng.
Câu 2. Khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có một phần điện năng hao phí do tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng từ. 	 B. Tác dụng quang.
C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng hóa học.
Câu 3. Từ công thức tính công suất hao phí , hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
B. Công suất hao phí tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
C. Công suất hao phí tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế.
D. Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế.
Câu 4. Trên một đường dây tải điện truyền tải một công suất điện không đổi, nếu giảm đường kính tiết diện dây dẫn đi một nửa, đồng thời cũng giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn khi truyền tải đi một nửa thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ như thế nào?
A. Tăng 8 lần. B. Tăng 16 lần.
C. Giảm 8 lần. D. Giảm 16 lần
Câu 5. Một tia sáng truyền từ không khí vào nước, số đo góc khúc xạ như nào so với góc tới?
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. 	B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bằng góc tới.	D. Cả ba trường hợp A, B, C đều không xảy ra.
Câu 6. Thấu kính phân kì có đặc điểm như thế nào?
A. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. 	
B. Phần rìa dày hơn phần giữa.
C. Phần rìa bằng hơn phần giữa. 	
D. Phần rìa có thể mỏng hoặc dày hơn phần giữa. 
Câu 7. Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ. Ảnh A’B’ tạo bởi thấu kính hội tụ đó có tính chất gì?
A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. 
C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. 
Câu 8. Một vật sáng ở rất xa một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Ảnh của vật sáng đó tạo bởi thấu kính cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?
A. 12cm	 B. 18cm	 C. 24cm	 D. ở rất xa thấu kính.
Câu 9. Đặt một vật vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, cách thấu kính 36cm. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ đó có tính chất nào sau đây?
A. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 
B. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 
C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 
Câu 10. Mắt một người mắc tật cận thị phải đeo kính phân kì có tiêu cự 50cm là thích hợp. Hỏi khi không đeo kính người này có thể nhìn rõ được vật ở xa mắt nhất là bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
A. 25cm.	 B. 50cm.	 C. 100cm.	 D. Ở rất xa mắt.
Câu 11. Mắt một người chỉ có thể nhìn rõ được vật ở xa mắt nhất là 80cm. Hỏi mắt người đó mắc tật gì, cần đeo kính gì, có tiêu cự bao nhiêu là thích hợp?
A. Mắc tật cận thị, đeo kính phân kì có tiêu cự 80cm.
B. Mắc tật cận thị, đeo kính hội tụ có tiêu cự 80cm.
C. Mắc tật mắt lão, đeo kính phân kì có tiêu cự 80cm.
D. Mắc tật mắt lão, đeo kính hội tụ có tiêu cự 80cm.
Câu 12. Kính lúp là một
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.	B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự dài.	D. Thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Câu 13. Người mắt tốt nhìn vật ở đâu thì khi mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ vật?
A. Vật ở điểm cực viễn của mắt.	
B. Vật ở điểm cực cận của mắt.
C. Vật nằm trong khoảng cực cận của mắt.
D. Vật nằm trong khoảng cực viễn của mắt. 
Câu 14. Vật sáng AB có độ cao h = 1cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 4cm, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 3cm. Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm.
A. h’= 4 cm, d’= 12cm. B. h’= 3 cm, d’= 9 cm.
C. h’= 2 cm, d’= 6 cm. D. h’= 1 cm, d’= 3 cm
Phần II: Tự luận (3,0 điểm)
Câu 15. Đặt vật sáng AB dạng đoạn thẳng trước một thấu kính, người ta thu được ảnh A/B/ ngược chiều với AB.
a) Thấu kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?
b) Vẽ và nêu rõ cách vẽ ảnh của AB tạo bởi thấu kính trên. Biết AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 15cm; thấu kính có tiêu cự 5cm.
--- Hết ---
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
Đề 1
HD CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Vật lí 9. Thời gian: 45 phút
Hướng dẫn chấm gồm 1 trang.
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm (7,0 điểm)
1 - 14
7,0 điểm
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
A
C
D
B
B
B
D
A
A
B
A
B
A
A
7,0
Phần II: Tự luận (3,0 điểm)
15
3,0 điểm
a) A/B/ là ảnh thật. Vì A/B/ ngược chiều với AB.
Thấu kính đó là thấu kính hội tụ. Vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh thật.
b) Vẽ được ảnh A’B’ đúng bản chất, tỉ lệ.
o
A’
B’
A
B
I
F’
F
Nêu đúng cách vẽ:
- Từ B kẻ tia tới song song với trục chính cắt thấu kính tại I, từ I kẻ tia ló qua tiêu điểm F/. 
- Từ B kẻ tia tới đến quang tâm O, vẽ tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới. 
- Hai tia ló cắt nhau tại B’. B’ là ảnh của B qua thấu kính hội tụ.
- Từ B’ kẻ B’A’ vuông góc với trục chính tại A’. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ. 
0,5
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
UBND HUYỆN THANH HÀ
Đề 2
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Vật lí 9. Thời gian: 45 phút
Đề kiểm tra gồm 2 trang.
Phần I: Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu đáp án em cho là đúng.
Câu 1. Khi máy phát điện hoạt động năng lượng được biến đổi như thế nào?
A. Từ cơ năng thành điện năng.	B. Từ điện năng thành cơ năng.
C. Từ quang năng thành cơ năng.	D. Từ điện năng thành quang năng.
Câu 2. Khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có một phần điện năng hao phí do tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng từ. 	 B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng hóa học.
Câu 3. Từ công thức tính công suất hao phí , hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với điện trở.
B. Công suất hao phí tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
C. Công suất hao phí tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế.
D. Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế.
Câu 4. Trên một đường dây tải điện truyền tải một công suất điện không đổi, nếu giảm đường kính tiết diện dây dẫn đi một nửa, đồng thời cũng giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn khi truyền tải đi một nửa thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ như thế nào?
A. Tăng 8 lần. B. Tăng 16 lần.
C. Giảm 8 lần. D. Giảm 16 lần
Câu 5. Một tia sáng truyền từ nước vào không khí, góc khúc xạ như nào so với góc tới?
A. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. 	B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bằng góc tới.	D. Cả ba trường hợp A, B, C đều không xảy ra.
Câu 6. Thấu kính hội tụ có đặc điểm như thế nào?
A. Phần rìa dày hơn phần giữa. 
B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. 
C. Phần rìa bằng hơn phần giữa. 	
D. Phần rìa có thể mỏng hoặc dày hơn phần giữa. 
Câu 7. Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ tạo bởi thấu kính hội tụ đó có tính chất gì?
A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. 
C. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn. 	 D. vật Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. 
Câu 8. Một vật sáng ở rất xa một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6 cm. Ảnh của vật sáng đó tạo bởi thấu kính cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?
A. 6cm	 B. 18cm	 C. 24cm	 D. ở rất xa thấu kính.
Câu 9. Đặt một vật vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, cách thấu kính 36cm. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ đó có tính chất nào sau đây?
A. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 
B. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 
C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 
Câu 10. Mắt một người mắc tật cận thị phải đeo kính phân kì có tiêu cự 100cm là thích hợp. Hỏi khi không đeo kính người này có thể nhìn rõ được vật ở xa mắt nhất là bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
A. 25cm.	 B. 100cm.	 C. 50cm.	 D. Ở rất xa mắt.
Câu 11. Mắt một người chỉ có thể nhìn rõ được vật ở xa mắt nhất là 60cm. Hỏi mắt người đó mắc tật gì, cần đeo kính gì, có tiêu cự bao nhiêu là thích hợp?
A. Mắc tật cận thị, đeo kính phân kì có tiêu cự 60cm.
B. Mắc tật cận thị, đeo kính hội tụ có tiêu cự 60cm.
C. Mắc tật mắt lão, đeo kính phân kì có tiêu cự 60cm.
D. Mắc tật mắt lão, đeo kính hội tụ có tiêu cự 60cm.
Câu 12. Kính lúp là một
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.	B. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. thấu kính phân kì có tiêu cự dài.	D. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Câu 13. Người mắt tốt nhìn vật ở đâu thì khi mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ vật?
A. Vật ở điểm cực viễn của mắt.	C. Vật nằm trong khoảng cực cận của mắt.
B. Vật ở điểm cực cận của mắt.	D. Vật nằm trong khoảng cực viễn của mắt. 
Câu 14. Vật sáng AB có độ cao h = 1cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 4cm, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 3cm. Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm.
A. h’= 4 cm, d’= 12cm. B. h’= 3 cm, d’= 9 cm.
C. h’= 2 cm, d’= 6 cm. D. h’= 1 cm, d’= 3 cm
Phần II: Tự luận (3,0 điểm)
Câu 15. Đặt vật sáng AB dạng đoạn thẳng trước một thấu kính, người ta thu được ảnh A/B/ cùng chiều với AB và nhỏ hơn AB.
a) Thấu kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?
b) Vẽ và nêu rõ cách vẽ ảnh của AB tạo bởi thấu kính trên. Biết AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20cm; thấu kính có tiêu cự 15cm.
-------- Hết ---------
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
Đề 2
HD CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Vật lí 9. Thời gian: 45 phút
Hướng dẫn chấm gồm 1 trang.
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm (7,0 điểm)
1 - 14
7,0 điểm
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
C
D
A
B
B
A
D
A
A
C
A
B
B
C
7,0
Phần II: Tự luận (3,0 điểm)
15
3,0 điểm
a) A/B/ là ảnh ảo. Vì A/B/ cùng chiều với AB.
Thấu kính đó là thấu kính phân kì. Vì cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
b) Vẽ được ảnh A’B’ đúng bản chất, tỉ lệ.
I
F
B’
A’
F’
O
A
B
Nêu đúng cách vẽ:
- Từ B kẻ tia tới song song với trục chính cắt thấu kính tại I, từ I kẻ tia ló có đường kéo dài qua tiêu điểm F. 
- Từ B kẻ tia tới đến quang tâm O, vẽ tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới. 
- Hai tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại B’. B’ là ảnh của B qua thấu kính phân kì.
- Từ B’ kẻ B’A’ vuông góc với trục chính tại A’. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính phân kì. 
0,5
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_20.doc