MÔN: CÔNG NGHỆ- LỚP 7 I. Ma trận đề kiểm tra cuối học kì I TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (Phút) Số CH Thời gian (Phút) Số CH Thời gian (Phút) Số CH Thời gian (Phút) TN TL 1. TRỒNG TRỌT Giới thiệu về trồng trọt 1 1,5 1 2,5 1 15 2 1 19 3đ Làm đất trồng cây 1 2,5 1 2,5 0,5đ Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 1 1,5 1 1,5 0,5đ Thu hoạch sản phẩm trồng trọt 1 1,5 1 1,5 0,5đ Nhân giống vô tính cây trồng 1 15 1 15 2đ Dự án trồng rau an toàn 2 LÂM NGHIỆP Giới thiệu về rừng 1 1,5 1 15 1 1 16,5 2,5đ Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng 1 1,5 1 2,5 2 4 1 Tổng 5 7,5 3 7,5 3 45 8 3 60 100 Tỉ lệ (%) 25% 15% 60% 40% 60% 100% 100% Tỉ lệ chung (%) 40% 60% 100% 100% Bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì I-NH:2022-2023 Môn: Công nghệ -Lớp :7 TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 TRỒNG TRỌT Giới thiệu về trồng trọt Nhận biết: Trình bày được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và nền kinh tế 1 Thông hiểu Nêu được ưu, nhược điểm của một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta. 1 Vận dụng cao: Trình bày được vai trò của trồng trọt trong đời sống XH. 1 Làm đất trồng cây Nhận biết: Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt. 1 Thông hiểu: Hiểu được các công việc làm đất trồng cây, các cách bón phân lót. 1 Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng Nhận biết: Kể tên được một số biện pháp chính phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Trình bày được nguyên tắc của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 1 Nêu được mục đích của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Thông hiểu: Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt Nhận biết: Biết được yêu cầu của thu hoạch 1 Thông hiểu: Nhân giống vô tính câytrồng Nhận biết: Nêu được các bước trong quy trình giâm cành. 1 Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng kiến thức về giâm cành vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương. 1 Thông hiểu: Hiểu được các bước trong quy trình trồng rừng. 1 Vận dụng: Vận dụng kiến thức bảo vệ rừng vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương. 1 Tổng: 5 3 1 2 PGD&ĐT DẦU TIẾNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2022 – 2023 TR. THCS MINH TÂN MÔN: CÔNG NGHỆ -LỚP:7 Họ và tên: Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề) LỚP:7 Ng KT: /12/2022 A.TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chọn đáp án đúng: Câu 1: Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt? A. Cung cấp rau xanh cho con người. B. Cung cấp gạo cho xuất khẩu. C. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. D. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến sữa. Câu 2: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây? A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn. B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn. D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. Câu 3: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? Cày đất , bừa hoặc đập nhỏ đất,lên luống. Cày đất, lên luống, bừa hoặc đập nhỏ đất. Bừa hoặc đập nhỏ đất, cày đất, lên luống. Lên luống, cày đất, bừa hoặc đập nhỏ đất.. Câu 4: Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công? A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại. B. Vệ sinh đồng ruộng. C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại. D.. Bắt sâu bằng tay, dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Câu 5: Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây? A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng. B. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng. C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng. D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh. Câu 6:Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt? A. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm. B. Nhanh gọn, cẩn thận. C. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. Câu 7:Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành, thứ tự đúng của các bước là: A. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm→ Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm. B. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm. C. Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm. D. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm. Câu 8: Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm các bước theo thứ tự nào sau đây? A. Tạo lỗ trong hố đất — Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc → Lấp đất kín gốc cây. B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây. C. Tạo lỗ trong hố đất — Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc. D. Tạo lỗ trong hố đất — Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất →Vun gốc → Lấp đất kín gốc cây. II/ Phần tự luận: (6điểm) Câu 1: Em hãy cho biết, vai trò của trồng trọt là gì? (1đ) Câu 2 : Ông của An đang cắt một đoạn thân gần phần ngọn của cây hoa hồng để giâm cành tạo ra một cây mới. Em hãy cho biết ông của An đã làm đúng hay chưa? Giải thích? (1,5đ) Câu 3: Tại sao phải bảo vệ rừng và môi trường sinh thái? Liên hệ với thực tiễn bản thân. (3,5đ) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRẮC NGHIỆM: (4 điểm): Mỗi câu 0,25 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A D A A C TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1đ) Câu 2 (1,5đ) Câu 3 (3,5đ) - Cung cấp cho con người sản phẩm thiết yếu:Lương thưc,thực phẩm. - Hỗ trợ sự phát triển một số ngành nghề khác (chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu). Ông của An đã làm sai Giải thích: Ông của An dùng đoạn thân gần phần ngọn chứ không phải đoạn thân bánh tẻ ( không già, không non) nên đoạn thân đó không có khả năng sinh sản sinh dưỡng để hình thành tế bào mới. * Phải bảo vệ rừng và môi trường sinh thái để: - Hạn chế những hành vi phá hoại rừng. - Đẩy mạnh công tác tuần tra và các biện pháp bảo vệ rừng. - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội. * Liên hệ thực tiễn với bản thân: Bản thân em đã thực hiện các biện pháp và hoạt động bảo vệ rừng sau: - Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa. - Vận động những người trong gia đình và người xung quanh tham gia phòng chống bảo vệ rừng. - Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0.5đ 0,5đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: